Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả sau bão Noru

Nguyệt Anh (T/h) - 10:04, 28/09/2022

Sau cơn bão Noru đổ bổ vào đất liền tối hôm qua, sáng sớm nay, mưa gió đã giảm dần, một vài nơi chỉ còn lất phất mưa. Hàng nghìn người dân ở khu trung tâm lưu trú tránh bão đã được đưa về nhà. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão.


Công an TP Đà Nẵng, CSGT đang dọn cây ngã đổ trên đường Võ Chí Công và Đinh Gia Trinh (quận Cẩm Lệ).
Công an TP Đà Nẵng, CSGT đang dọn cây ngã đổ trên đường Võ Chí Công và Đinh Gia Trinh (quận Cẩm Lệ).

Đà Nẵng tất bật dọn dẹp đường phố ngay khi bão qua

Đến 8 giờ sáng nay, TP. Đà Nẵng đã ngưng gió, còn lất phất mưa. Lực lượng chức năng có mặt tại tất cả các địa điểm có cây ngã đổ để cắt tỉa và thu dọn sau bão.

Nhiều tuyến đường đã lưu thông an toàn sau khi thu dọn cây xanh. Cầu sông Hàn đã lưu thông trở lại.Hiện trên các tuyến phố của Đà Nẵng, lực lượng công an, công nhân cây xanh, chính quyền địa phương... đang bắt tay vào thu dọn cây cối ngã đổ, dọp dẹp đường xá để người dân đi lại. Công nhân điện lực cũng khẩn trương sửa chữa các sự cố điện...

Sáng nay, UBND TP Đà Nẵng cho biết thống kê ban đầu, có 3.177 trạm biến áp bị mất điện chưa khôi phục; 400 cây xanh ngã đổ; 3 nhà dân bị tốc mái, một số trường bị đổ tường, nhà để xe.

Một cây xanh ngã đổ đè lên ô-tô con ở đường 2 Tháng 9, bên hông Bảo tàng Điêu khắc Chăm.
Một cây xanh ngã đổ đè lên ô-tô con ở đường 2 Tháng 9, bên hông Bảo tàng Điêu khắc Chăm (TP. Đà Nẵng)

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn, trong ngày hôm nay (28/9), tại TP. Đà Nẵng có mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 100mm; trên đất liền có gió cấp 8-9.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP. Đà Nẵng đề nghị người dân không được chủ quan, không sửa chữa nhà cửa khi chưa thực sự cần thiết; không được đi lại hoặc đánh bắt trên biển, sông, suối, hồ, đập, vùng trũng thấp, ngập lụt, sạt lở…

Người dân không thực hiện các hoạt động chưa cần thiết khác để tránh các tai nạn, sự cố đáng tiếc xảy ra.

Quảng Nam: Người dân ứng phó với lũ sau bão

 Bão số 4 quét qua tỉnh Quảng Nam, người dân còn chưa kịp dọn dẹp thì nước lũ từ các con sông chảy về gây ngập nhà cửa. Sáng 28/9, tại ngã tư Kỳ Lý, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh, nước lũ chảy cuồn cuộn băng tràn qua đường khiến việc đi lại của người dân khó khăn.

Nước lũ gây ngập nhà người dân xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh - Ảnh: TT
Nước lũ gây ngập nhà người dân xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh - Ảnh: TT

Tại thôn Đàn Long, xã Tam Đàn, nhiều ngôi nhà chìm trong nước lũ từ 0,5 đến 1m.

Một số khu vực đồng ruộng, chợ Chiên Đàn, ngã tư Kỳ Lý cũng bị ngập trong nước lũ. Tại con đường ĐT 615, nhiều người dân đã dắt trâu bò của nhà mình đến nơi cao để cột tránh lũ.

Tại huyện miền núi Tây Giang, do mưa lớn suốt đêm qua nên tới sáng nay nhiều khu dân cư trũng thấp tại huyện Tây Giang bị ngập sâu làm hư hại nhà cửa của bà con.

Tại huyện miền núi Đông Giang, lúc 6 giờ sáng nay mưa đã tạm ngớt, gió lặng nhưng nước sông A Vương đang dâng cao. Một số tuyến đường Hồ Chí Minh tiếp tục xuất hiện sạt lở nhiều điểm. Đặc biệt tại đoạn giáp ranh giữa xã Zà Hung và thị trấn Prao, một lượng đất đá lớn từ taluy dương tràn xuống lòng đường khiến giao thông chia cắt hoàn toàn.

Nội thị Prao có nhiều cây cối ngã đổ, một số cổng chào bị gió hất tung, quật ngã xuống đường. Chính quyền địa phương chưa có thống kê thiệt hại cụ thể trong đợt bão lũ này.

Tuyến ĐT611 đoạn qua đèo Le sạt lở gây ách tắc giao thông. Ảnh: BQN
Tuyến ĐT611 đoạn qua đèo Le sạt lở gây ách tắc giao thông. Ảnh: BQN

Tại huyện Quế Sơn ghi nhận 1 người bị thương khi phòng chống bão. Tuyến ĐT611 qua đèo Le tại xã Quế Long bị sạt lở đất đá với khối lượng khoảng 1.000m3. Một số đoạn kênh thủy lợi bị cuốn trôi. Mưa lớn làm ngập cục bộ một số khu vực thuộc xã Quế Xuân 2, Quế Xuân 1, Quế Phú. Hơn 9ha nếp đắng tại xã Quế Hiệp bị hư hại.

Trường Tiểu học Hương An, Trường THCS Quế Mỹ bị tốc mái. Một số trụ điện tại xã Quế Châu gãy đổ gây mất điện một số xã, thị trấn ở phía tây của huyện. Hiện 1.362 hộ dân với 2.987 nhân khẩu di dời xen ghép và 49 hộ với 109 nhân khẩu di dời tập trung đã trở về nhà.

Cơ quan chức năng và người dân đang tích cực dọn dẹp nhà cửa, phát dọn cây cối trên các tuyến đường dân sinh. Lãnh đạo huyện trực tiếp đi kiểm tra tình hình và chỉ đạo khắc phục hậu quả do bão số 4 gây ra.

Còn tại Hội An, lúc 8h40, bà con các khu vực trũng thấp đang gấp gáp trở về nhà sau một đêm trú bão. Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết, nhờ cảnh giác nên thiệt hại của Hội An là không đáng kể, phố cổ đã tai qua nạn khỏi sau bão lớn. Vệt biển được nhận định là thiệt hại nặng nề nhưng tới sáng nay không quá nghiêm trọng. 

Tại khu vực phố cổ, mưa lớn hai ngày qua khiến nước sông Hoài dâng cao gây ngập lụt một góc phố cổ. Hiện tuyến đường Bạch Đằng ven sông Hoài từ chợ Hội An đến chùa Cầu đã ngập sâu. Nhiều cây xanh trong khu phố cổ Hội An bị ngã, chắn ngang đường. Hàng trăm lồng đèn bằng vải, hệ thống dây điện quảng cáo, biển hiệu cũng bị bão thổi bay nằm la liệt trên mặt đường...

Một trụ điện cao thế đưa điện cấp cho đảo Cù Lao Chàm đã đổ vào nhà dân gây mất điện toàn đảo nhưng rất may không có người dân nào bị thương. Toàn TP Hội An đã cho các lực lượng xuống đường cắt tỉa dọn dẹp cây xanh.

Tại huyện Phước Sơn, thống kê ban đầu có 11 nhà bị tốc mái, không có thiệt hại về người.

Quảng Ngãi: Hàng nghìn người dân đi trú bão được về nhà

Từ khuya 27 đến sáng 28/9, lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Quảng Ngãi tổ chức ra quân thu dọn cây xanh ngã đổ trên các tuyến đường trọng điểm của tỉnh nhằm bảo đảm giao thông thông suốt sau bão số 4.

Cảnh sát giao thông phối hợp Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Quảng Ngãi tổ chức ra quân thu dọn cây xanh ngã đổ trên các tuyến đường
Cảnh sát giao thông phối hợp Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Quảng Ngãi tổ chức ra quân thu dọn cây xanh ngã đổ trên các tuyến đường

Gió bão mạnh khiến cây xanh trên 2 bên các tuyến đường, nhất là tuyến đường quốc lộ 24B từ Sơn Hà đi Sơn Tây và QL24C (tuyến đường Võ Văn Kiệt), nối từ vòng xoay Bình Long đi cảng Dung Quất ngã đổ khá nhiều, gây ách tắc giao thông.

Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ngãi đã huy động 65 cán bộ chiến sĩ phối hợp lực lượng cơ động dùng cưa lốc dọn, giải tỏa cây xanh ngã đổ chắn ngang trên đường xuyên đêm. Đến 8 giờ 30 phút sáng 28/9, hàng loạt cây xanh ngã đổ trên tuyến đường QL24B và QL24C đã được thu dọn, giao thông thông suốt trở lại bình thường.

Lực lượng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 4 trên đường Nguyễn Hoàng, TP Tam Kỳ.
Lực lượng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Quảng Nam khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 4 trên đường Nguyễn Hoàng, TP Tam Kỳ.

Sáng 28/9, hàng nghìn người dân ở các khu trung tâm lưu trú tránh bão các huyện ven biển tỉnh Quảng Ngãi được đưa về nhà.

Huế tập trung khắc phục hậu quả sau bão 

Trên nhiều tuyến đường, như quốc lộ 1A, 49B, đường tránh Huế, tỉnh lộ 18 và một số tuyến đường trên địa bàn thành phố, do ảnh hưởng bão số 4, nhiều cây xanh ngã đổ, gây ách tắc giao thông, nguy hiểm cho người đi đường.

Cảnh sát giao thông toàn tỉnh, Công an các đơn vị địa phương đã huy động lực lượng, phương tiện phối hợp các đơn vị chức năng cưa cây đổ ngã; đồng thời tuần tra tuyên truyền, nhắc nhở người dân không đi vào tuyến đường nguy hiểm.

Kon Tum: Mưa lớn, đường Hồ Chí Minh sạt lở, nguy cơ ách tắc

Theo thông tin từ UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum), hiện tại trên địa bàn huyện đang mưa to, rất to, cường độ lớn kèm theo gió giật mạnh, mực nước sông, suối dâng lên rất nhanh.

Quốc lộ 40b đi xã Tê Xăng, Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông bị nước lũ tràn qua mặt đường - Ảnh: BTT
Quốc lộ 40b đi xã Tê Xăng, Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông bị nước lũ tràn qua mặt đường - Ảnh BTT

Tính đến 6h ngày 28/9, trên địa bàn có nhiều tuyến đường bị sạt lở. Trong đó đường Hồ Chí Minh Km 1442+200, đoạn qua thôn Đăk Poi bị sạt lở, nguy cơ tắc đường.

Cầu tràn Đăk Ác qua Đăk Ôn nước ngập sâu, hiện nay đã cắm biển báo cấm người qua lại. Hiện tại đã có nhiều tuyến đường, điểm trường, số lượng lớn khối lượng đất đá sạt lở. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại huyện chưa thống kê được.

Về hệ thống lưới điện, các xã Đăk Plô, Đăk Nhoong, Đường A Khanh, thôn Đăk Xanh, thôn Đăk Ra, thị trấn; Pêng Sel Pêng, Đăk Đoát-xã Đăk Pek đang mất điện tạm thời.

Công trình thủy điện Đăk Pru-Đăk Nhoong nước về hồ khoảng 68 m3/s;lưu lượng chảy qua tổ máy 0m3/s do mất lưới không phát được điện, xả tràn khoảng 68 m3/s, dự báo nước về hồ vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới..

Chưa có thiệt hại về người và nhà ở.

Còn tại huyện Tu Mơ Rông, trên địa bàn đã có nhiều tuyến đường sạt lở, ách tắc giao thông. Cụ thể, Km164+420 quốc lộ 40B sạt lở taluy dương tràn đường; Km45+50 tỉnh lộ 672 sạt lở taluy; cầu tràn Đăk Psi Km46+915, tỉnh lộ 672 nước tràn qua mặt cầu, hiện lực lượng chức năng đang rào gác cầu Đăk Psi không cho người qua lại nhằm đảm bảo an toàn.

Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 6 phút trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 11 phút trước
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 2 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 2 giờ trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 3 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 7 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 8 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 9 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 10 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 10 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.