Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng đồng bào DTTS và miền núi

PV - 21:57, 13/09/2020

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những giải pháp quan trọng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi...Đó là vấn đề đặt ra tại Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng DTTS và miền núi trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững”, do Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội; Ủy ban Dân tộc; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và tỉnh Sơn La phối hợp tổ chức ngày 13/9, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại Hội thảo
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại Hội thảo

Dự Hội thảo có đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội; Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La; đại diện các tỉnh phía Bắc; các cơ quan của Liên Hợp quốc, các tổ chức quốc tế...

Chính sách dân tộc có nhiều sáng tạo, đột phá

Hội thảo lần này là bước tiếp cận, thể chế hóa Nghị quyết của Ðảng nhằm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Hội thảo đã tập trung phân tích, đánh giá, chia sẻ những thông tin về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng DTTS và miền núi, với bốn chuyên đề, gồm: Tổng quan về chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước đối với vùng DTTS và miền núi; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vùng DTTS và miền núi; hợp tác xã với việc xây dựng nông thôn mới vùng DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi.

Báo cáo chuyên đề về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định, Trung ương Đảng khóa XII, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ khóa XV tiếp tục quan tâm, lãnh đạo công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đạt được kết quả quan trọng, toàn diện, mang dấu ấn lịch sử; đề ra được chủ trương, chính sách có tính đột phá cho giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030. Các quan điểm, phương châm, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc được thể hiện đầy đủ, sâu sắc, có tính sáng tạo, đột phá trong các chính sách giai đoạn 2021 - 2030. Cơ bản khắc phục được hạn chế, tồn tại hiện nay; hướng tới phát triển toàn diện, bền vững vùng DTTS và miền núi; thu hẹp khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển so với các vùng khác. Nội dung mới, đột phá quan trọng nhất là Bộ Chính trị chỉ đạo, Chính phủ xây dựng, Quốc hội xem xét phê duyệt Đề án Tổng thể và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương đã khẩn trương triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới với tinh thần quyết liệt, trách nhiệm, cầu thị và đã thu được kết quả bước đầu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho rằng, các chủ trương chính sách mới mang tầm chiến lược, phù hợp với thực tiễn và khả thi. Quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách này là cơ hội lớn, có một không hai để vùng DTTS và miền núi phát triển toàn diện, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao thu nhập của người dân, giảm nghèo bền vững; thu hẹp khoảng cách về thu nhập và đời sống so với vùng phát triển; đảm bảo quốc phòng, an ninh; góp phần củng cố và tăng cường Khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, thách thức phía trước còn rất lớn. Đề án Tổng thể và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 triển khai thực hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, tác động nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu, phần nào có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chủ trương chính sách dân tộc. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn vốn của Chương trình khá lớn nhưng vốn cho một hạng mục thì nhỏ, đầu tư ở địa bàn đặc biệt khó khăn, giải quyết những vấn đề mang tính đặc thù (nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, ổn định dân cư, tạo sinh kế...) trong khi nhận thức của người thực hiện và đối tượng thụ hưởng chính sách không đồng đều là một trở ngại không nhỏ khi triển khai thực hiện chính sách.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đề nghị cấp ủy, chính quyền các tỉnh vùng DTTS và miền núi tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy tính chủ động, sáng tạo quyết tâm chính trị cao trong khâu tổ chức thực hiện; quan tâm bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là một lĩnh vực có tính đặc thù, đối với chính sách hỗ trợ chưa có định mức cụ thể, chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn, do vậy khi thực hiện rất cần có sự ủng hộ, chia sẻ của các cơ quan hữu quan….

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một giải pháp quan trọng

Hội thảo đã nhất trí cao nhận định: Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương đã rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đây là một trong ba khâu đột phá chiến lược, do đó, trong quá trình đổi mới, với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, những năm qua, nguồn nhân lực các DTTS đã có bước phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo vùng DTTS và miền núi.

Tuy nhiên, hiện nay, lao động DTTS chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo; nhận thức, kỹ năng sống, khả năng thích ứng môi trường mới còn hạn chế; tác phong, kỷ luật lao động của nguồn nhân lực các DTTS còn nhiều bất cập; số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu thực tiễn.

Theo các đại biểu, những hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực các DTTS là do đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở miền núi, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, vùng thường xảy ra thiên tai và tỷ lệ hộ nghèo cao, khả năng tiếp cận với với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo còn hạn chế. Các chính sách trực tiếp và gián tiếp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực các DTTS còn có những bất cập, thiếu đồng bộ, nguồn lực dành cho công tác này ...

Các ý kiến tại Hội thảo cho rằng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một giải pháp quan trọng, bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cùng với nguồn vốn đầu tư công của Chính phủ, thời gian tới cần huy động các nguồn lực khác để tập trung đầu tư hiệu quả; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách dân tộc và bố trí đủ nguồn lực tài chính; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao…

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam thật sự là một trong những nước đầu tiên đạt được Mục tiêu thiên niên kỷ, với thành tựu giảm nghèo rất ấn tượng và chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam cũng đi đầu trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững, và chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành với Việt Nam để có thể phát triển bao trùm, xanh và bền vững, đồng thời hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi số, với những vấn đề bất bình đẳng mới cần giải quyết”.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến của các đại biểu về định hướng phát triển và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực từ nước ngoài để phục vụ phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận, phân định các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển. Cùng với đó, các địa phương, các tỉnh miền núi được thụ hưởng chính sách đặc biệt của Đảng, Nhà nước; quyết tâm chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu, xác định nhu cầu đào tạo, xác định phương thức đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng nhân lực. Đồng thời, các tỉnh có cơ chế, chính sách thu hút học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp được trang bị các kiến thức, kỹ năng tại các trường nghề, các trường đào tạo về nông nghiệp và phát triển nông thôn về công tác tại địa phương; quan tâm việc bố trí, sử dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài cho các địa phương.

Trước khi diễn ra Hội thảo chính thức, các đại biểu đã dành một ngày tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu tại hai huyện Vân Hồ và Mộc Châu, tỉnh Sơn La…

Tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã tặng 240 triệu đồng hỗ trợ 150 người hoạt động không chuyên trách xã, phường, thị trấn của tỉnh Sơn La tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong 1 năm; tặng 1 nhà lớp học cho điểm trường Pói Lanh, huyện Sốp Cộp. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao tặng 6 tỷ đồng từ nguồn quyên góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ và ủng hộ của một số tổ chức, cá nhân để xóa 100 nhà tạm tại huyện Sốp Cộp...


Tin cùng chuyên mục
Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê làm việc tại Gia Lai về điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS

Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê làm việc tại Gia Lai về điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS

Ngày 3/7, Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê do ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại hai huyện Đức Cơ và Mang Yang (tỉnh Gia Lai) nhằm chỉ đạo, giám sát thực hiện nội dung của Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Sáng 3/7, tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết) và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối.
Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê làm việc tại Gia Lai về điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS

Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê làm việc tại Gia Lai về điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 23:10, 03/07/2024
Ngày 3/7, Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê do ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại hai huyện Đức Cơ và Mang Yang (tỉnh Gia Lai) nhằm chỉ đạo, giám sát thực hiện nội dung của Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.
Đình Lập (Lạng Sơn): Ra mắt câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian

Đình Lập (Lạng Sơn): Ra mắt câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 23:05, 03/07/2024
Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với huyện Đình Lập vừa tổ chức Lễ ra mắt mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng, Dao trên địa bàn xã Kiên Mộc. Câu lạc bộ được thành lập và ra mắt theo kế hoạch thực hiện Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình MQTG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mưa lớn gây ngập úng nghiêm trọng ở Lạng Sơn

Mưa lớn gây ngập úng nghiêm trọng ở Lạng Sơn

Tin tức - Thúy Hồng - 23:03, 03/07/2024
Từ đêm 2 đến trưa 3/7, ở khu vực các huyện Bình Gia, Bắc Sơn của tỉnh Lạng Sơn, mưa lớn kéo dài khiến nước sông, suối, khe lạch lên cao. Lũ từ trên núi, đồi đổ xuống khiến mực nước dâng nhanh gây ngập nhiều nơi trên địa bàn các xã ở huyện miền núi Bắc Sơn, khiến nhiều nhà dân bị nước lũ cô lập.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung

Thời sự - PV - 18:55, 03/07/2024
Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 18:15, 03/07/2024
Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là hơn 38 triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2023, huyện đã giảm được 517 hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm thêm 6%, đến năm 2025 còn 25% hộ nghèo. Để có được thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của người dân và địa phương, thì các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Quảng Nam đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc thoát nghèo.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, gắn kết

Hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, gắn kết

Thời sự - PV - 17:55, 03/07/2024
Tại buổi tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ vào chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng Nhật Bản triển khai thực chất, hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được nâng cấp, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của Nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15:55, 03/07/2024
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Thủ tướng gửi thông điệp quan trọng trong phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia của Hàn Quốc

Thủ tướng gửi thông điệp quan trọng trong phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia của Hàn Quốc

Thời sự - PV - 15:20, 03/07/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thời sự - PV - 14:15, 03/07/2024
Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 14:15, 03/07/2024
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.