Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Nhiều hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở

Công Hải - Mạnh Cường - 21:06, 09/11/2020

Từ năm 2013 - 2019, toàn tỉnh Cao Bằng có hơn 400 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất, lũ quét đã được hỗ trợ kinh phí đến nơi ở mới. Năm 2020, qua khảo sát sơ bộ, vẫn còn 177 hộ nằm trong vùng không an toàn, cần phải di dời nhà ở. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng đã trình xin UBND tỉnh cấp kinh phí cho các huyện để hỗ trợ sớm cho người dân.

Cao Bằng: Nhiều hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở
Khu vực đất sạt lở tại khu đồi phía sau khu tập thể Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng, TP. Cao Bằng (Ảnh: TL)

Nỗi lo của người dân vùng sạt lở

19 giờ ngày 7/9/2020, chỉ sau một trận mưa lớn, hàng chục hộ dân ở các xóm Cốc Phja, Pàn Kèn, Đông Sằng, Khuổi Khoang, xã Quang Trung (huyện Hòa An) bị đất đá sạt trượt từ các đỉnh đồi tràn xuống nhà. Chỗ sạt nhỏ vài khối, chỗ sạt lớn đến hàng trăm khối, gây hoang mang, lo sợ cho các hộ dân.

Ông Lý Văn Hữu, xóm Khuổi Khoang cho biết: “Mưa lớn làm hàng trăm khối đất ở đỉnh đồi sau nhà sạt xuống. Tất cả các chân cột nhà tôi đều bị xê dịch đi hơn 1m. Đêm đó, cả gia đình tôi phải chạy, di chuyển đồ đạc, ra ngủ ngoài lán để đảm bảo an toàn. Hiện nay, căn nhà sàn đã bị hư hỏng nặng không thể sửa chữa. Gia đình mong muốn địa phương hỗ trợ để gia đình sớm di dời sang nơi ở mới”.

Cao Bằng: Nhiều hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở 1
Những hộ đang sống ở vùng có nguy cơ sạt lở cao ở Cao Bằng mong muốn được hỗ trợ để di chuyển đến nơi ở an toàn

Trước đó, từ đêm 16/8 đến ngày 18/8/2020, trên địa bàn huyện Bảo Lạc xảy ra mưa to, gió lớn khiến 5 nhà dân bị thiệt hại. Trong đó, 1 nhà ở xã Cô Ba bị đất đá sạt lở xuống nhà làm gãy cột, kèo, đổ vỡ mái ngói, nguy cơ sập đổ hoàn toàn; 1 nhà tại xã Cốc Pàng bị sạt taluy dương khiến đất đá sạt lở xuống nhà làm gãy cột, kèo, xô nghiêng nhà, đổ vỡ mái ngói, nguy cơ sập đổ; tại xã Đình Phùng 1 nhà bị nứt nền nhà ở và 2 nhà bị lở taluy dương. Mưa lớn kéo dài cũng đã gây sạt lở tuyến đường giao thông liên xã và nhiều tuyến đường liên xóm.

Tại huyện Bảo Lâm, tháng 4/2020, sau trận mưa lớn, vài chục khối đất đá sạt trượt xuống đằng sau nhà, vùi lấp nhiều diện tích lúa, ngô, rau màu của gia đình ông Chảo Phụ Nhàn, xóm Nà Ca, thị trấn Pác Mjầu. Mặc dù rất muốn di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, nhưng do điều kiện kinh tế, gia đình ông Nhàn không thể tìm được mặt bằng, không có kinh phí để dựng nhà mới, nên đành tiếp tục chấp nhận ở lại, sống chung với nỗi lo sạt lở đất đá.

“Những trận mưa to về đêm, cả nhà tôi không ai dám ngủ, cứ thấp thỏm vì sợ đất, đá tràn xuống có thể sẽ vùi lấp cả căn nhà”, ông Nhàn cho biết.

Khó di dời dân vì thiếu kinh phí

Theo ông Ban Thanh Tùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bảo Lâm: Từ năm 2015 - 2019, huyện Bảo Lâm đã rà soát, hỗ trợ hơn 100 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, mất an toàn di dời đến nơi ở mới. Đến hết tháng 8/2020, UBND tỉnh Cao Bằng đã cấp kinh phí để huyện hỗ trợ cho 33/40 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở, mỗi hộ 20 triệu đồng để di dời đến nơi ở mới. Tuy nhiên, địa hình huyện đa số là đồi núi dốc, thiếu quỹ đất ở, người dân còn nhiều khó khăn, kinh phí hỗ trợ thấp, nên người dân rất khó để di dời đến nơi ở mới.

Cao Bằng: Nhiều hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở 2
Vụ sạt lở đất ngày 21/5, tại xóm Lũng Sươn xã An Lạc, huyện Hạ Lang, vùi lấp 1 nhà dân, tài sản, hoa màu, ao cá và 50m đường Tỉnh lộ 207

Bà Ma Thị Huyền Linh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng cho biết: Với những diễn biến phức tạp của thời tiết đã được dự báo, các hình thái thời tiết cực đoan như lũ ống, lũ quét, lở đất, lốc xoáy... có thể xảy ra ở bất kỳ địa phương nào trong tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, công tác di dân ra khỏi vùng thiên tai, sạt lở tại các địa phương trong tỉnh Cao Bằng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là thiếu mặt bằng, kinh phí hỗ trợ còn thấp, trong khi các hộ dân đa số là hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh rất khó khăn.

Hiện nay, việc di dân khỏi nơi nguy hiểm tại Cao Bằng đang gặp khó khăn từ hai phía, bao gồm cả nguồn kinh phí hỗ trợ thấp, người dân thường là hộ nghèo, cùng với đó là quỹ đất ở và đất sản xuất cho di dân lại khan hiếm, nên việc di dân đến nơi sống an toàn vẫn phải theo hướng ưu tiên cho những hộ dân trong diện nguy cơ cao.

Theo số liệu của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng, 10 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 17 đợt thiên tai (4 đợt lở đất, đá; 13 đợt lốc, mưa đá, sét, mưa lớn, lũ quét). Thiên tai đã làm chết 3 người, bị thương 3 người; hơn 6.000 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 755 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học bị hư hỏng… Tổng giá trị thiệt hại từ các đợt thiên tai hơn 75 tỷ đồng. Tỉnh đã huy động lực lượng, vật tư, kinh phí trên 13 tỷ đồng, hơn 2.200 ngày công lao động để nhanh chóng khắc phục thiệt hại, di dời nhà ở, giúp nhân dân sửa chữa nhà ở, ổn định sản xuất, đời sống.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 9 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng