Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cây dược liệu giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Phạm Nguyên - 09:39, 03/01/2023

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển các loại cây dược liệu, những năm qua, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã lồng ghép nhiều chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước để hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển các loại cây dược liệu. Nhờ đó, đồng bào DTTS có nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Chị Y Liên chăm sóc vườn sâm Ngọc Linh của gia đình
Chị Y Liên chăm sóc vườn sâm Ngọc Linh của gia đình

Trên cơ sở Nghị quyết số 14 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI về “đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”, huyện Đăk Glei đã xác định và tập trung đầu tư vùng phát triển dược liệu tại các xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp, Đăk Plô - nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm (sâm dây)...

Trong năm 2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Đăk Glei đã thống nhất cho chủ trương xây dựng vườn ươm tại thôn Làng Mới, xã Mường Hoong, với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ đồng. Mục đích nhằm tạo cơ chế khuyến khích Nhân dân đầu tư, phát triển dược liệu thông qua hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ theo hình thức liên kết với doanh nghiệp từ đầu tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn theo chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Xã Ngọc Linh nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển cây dược liệu
Xã Ngọc Linh nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển cây dược liệu

Bên cạnh đó, huyện triển khai hỗ trợ 2.000 cây giống sâm Ngọc Linh cho 3 xã Mường Hoong, Ngọc Linh, Xốp. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc đối với sâm Ngọc Linh của 6 tổ hợp tác trồng sâm Ngọc Linh và các hộ dân trên địa bàn huyện.

Chị Y Liên (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Làng Mới, xã Mường Hoong chia sẻ: Được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy được tiềm năng, lợi ích kinh tế của cây sâm Ngọc Linh. Năm 2014, tôi bắt đầu mua sâm Ngọc Linh từ những người dân tìm từ trong rừng về bán lại để trồng. Năm 2019, tôi vay Ngân hàng Nôgn nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đăk Glei hơn 200 triệu đồng để mua thêm hạt về ươm giống, hiện đã phát triển được hơn 2.000 gốc sâm Ngọc Linh. Kỳ vọng của tôi là sẽ phát triển thêm nữa, cứ một năm là tôi sẽ phát triển thêm 2- 3 sào để phát triển kinh tế nó ổn định hơn.

Người dân xã Mường Hoong trồng thử nghiệm cây đương quy
Người dân xã Mường Hoong trồng thử nghiệm cây đương quy

Với đặc thù hơn 90% là đồng bào dân tộc Xơ Đăng, Gié Triêng sinh sống, huyện Đăk Glei đã lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất để hỗ trợ cây giống dược liệu cho các hộ nghèo và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân mạnh dạn vay vốn để phát triển các loại cây dược liệu. Chị Y Lương (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Làng Mới cho biết: Năm 2020, gia đình trồng được 2 sào sâm dây, giúp kinh tế ổn định hơn. Năm 2021, gia đình đã thoát nghèo. Hiện, gia đình mở rộng diện tích lên gần 5 sào sâm dây. Hy vọng cuộc sống gia đình sẽ khá giả hơn nhờ loại cây dược liệu này.

Xã xác định việc phát triển cây dược liệu là chủ trương lớn và đó cũng là giải pháp để thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Vì vậy, xã tập trung vận động nhân dân chuyển đổi những diện tích cây công nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu. Đến nay, toàn xã có hơn 40 ha quế, hơn 72 ha sâm dây, hơn 2 ha sâm Ngọc Linh… Cũng nhờ nguồn thu nhập từ các loại cây dược liệu mà nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Kết quả rà soát cuối năm 2022, toàn xã còn 336 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ gần 40%, giảm 22% so với năm 2020. Ông Lê Bá Thế - Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei cho hay.

Đồng bào Xơ Đăng xã Đăk Choong trồng xen cây sâm dây trong vườn cà phê
Đồng bào Xơ Đăng xã Đăk Choong trồng xen cây sâm dây trong vườn cà phê

UBND huyện Đăk Glei đã tạo cơ chế khuyến khích Nhân dân đầu tư, phát triển dược liệu thông qua hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ theo hình thức liên kết với doanh nghiệp từ đầu tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn theo chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm sau thu hoạch của các tổ hợp tác, doanh nghiệp, người dân và hỗ trợ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… Đến nay, huyện đã hỗ trợ thành lập 2 hợp tác xã, 15 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực dược liệu và đã có nhiều sản phẩm chủ lực phong phú, đa dạng từ dược liệu, cụ thể như mứt sâm dây, nước sâm dây, rượu sâm dây, sâm dây khô... Qua đó, bảo đảm ổn định đầu ra các sản phẩm dược liệu trên địa bàn huyện.

Chị Phạm Thị Mây ở thôn Đăk Xanh, thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei chia sẻ: “Cũng suy nghĩ, trăn trở một thời gian khá dài, tôi mới quyết định làm thử nước sâm. Sau khi đưa ra thị trường được khách hàng ưa chuộng và hiện tại sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP. Đó là động lực để tôi tiếp tục phát triển sản phẩm này”.

Nhà máy chế biến nước sâm của Công ty Cổ phần nước giải khát Ngọc Linh liên kết thu mua hồng đẳng sâm cho bà con.
Nhà máy chế biến nước sâm của Công ty Cổ phần nước giải khát Ngọc Linh liên kết thu mua hồng đẳng sâm cho bà con.

Bên cạnh đó, thông qua việc hỗ trợ giao thương, kết nối cung cầu nông sản, thực phẩm đặc trưng của các địa phương đã giúp cho nhiều sản phẩm dược liệu trên địa bàn huyện được đưa vào tiêu thụ tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, hệ thống siêu thị và chuỗi nhà hàng tại các tỉnh thành trong cả nước.

Bà Y Thanh - Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei cho biết: Từ những giải pháp đồng bộ, đến nay, toàn huyện đã trồng được 982,3 ha cây dược liệu; trong đó: Sâm Ngọc Linh đạt 33,39 ha; dược liệu khác 948,9 ha. Nhiều sản phẩm dược liệu đã đạt chất lượng OCOP và đưa ra thị trường được khách hàng ưu chuộng. Nhờ có thu nhập từ cây dược liệu mà đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn huyện không ngừng được nâng lên. Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 15,84%, giảm 4,02% so với năm 2021.

Huyện Đăk Glei tổ chức các phiên chợ dược liệu tạo điều kiện cho bà con giao thương hàng hóa.
Huyện Đăk Glei tổ chức các phiên chợ dược liệu tạo điều kiện cho bà con giao thương hàng hóa.

Thời gian tới, huyện Đăk Glei tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nhất là thu hút đầu tư, sản xuất và chế biến dược liệu; tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai các dự án trồng dược liệu dưới tán rừng gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng các vườn ươm dược liệu trên địa bàn huyện và hình thành các vùng chuyên canh cây dược liệu ở những nơi có điều kiện... nhằm từng bước giúp đồng bào DTTS có nguồn thu nhập ổn định từ các loại cây dược liệu.

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Thượng Nông, ngày trở về

Thượng Nông, ngày trở về

Xã hội - Lê Na - 1 giờ trước
Tôi là người mắc nợ nhiều lắm, Nà Hang (Tuyên Quang). Dù chỉ một đôi lần đến rồi đi, mà sao kỷ niệm cứ theo tôi, dằng dặc tháng năm trường. Trở lại Thượng Nông lần này, với tôi là tìm về ân nghĩa, nhớ về một thời tuổi trẻ.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia LaiNhà máy : 1147 Trường Chinh, TP.Pleiku, Gia LaiHotline/Zalo: 0935.964.888Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Bạn của nhà nông - Như Ý - 1 giờ trước
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.