Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”: Góp phần thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn

PV - 10:49, 04/07/2018

Giai đoạn 2016-2020, 21 tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”. Chương trình đã giải “cơn khát” về nguồn nước sinh hoạt cũng như nền nếp vệ sinh môi trường, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Một trong những mục tiêu của Chương trình là góp phần thay đổi hành vi về vệ sinh nông thôn. (Ảnh minh họa). Một trong những mục tiêu của Chương trình là góp phần thay đổi hành vi về vệ sinh nông thôn. (Ảnh minh họa).

 

Lai Châu hiện là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, với 62 xã thuộc diện ĐBKK trong giai đoạn 2017-2020. Cùng với những “điểm trũng” về kinh tế thì ở những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhận thức về vệ sinh môi trường của người dân còn nhiều hạn chế.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề trên, góp phần phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe cho người dân? Trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, địa bàn giao thông cách trở… thì đây thực sự là bài toán khó. Ngay cả việc thực hiện chỉ tiêu nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh bao năm nay tại Lai Châu vẫn cứ trồi sụt. Giai đoạn 2011-2015, Lai Châu đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này đạt 90% vào năm 2015; nhưng tính đến hết năm 2016 vẫn chỉ đạt 78,2%.

Một niềm hy vọng mới khi giai đoạn 2016-2020, Lai Châu được đưa vào danh sách 21 tỉnh, thành phố được thụ hưởng Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”. Mục tiêu của Chương trình nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các tỉnh tham gia dự án. Đồng thời, Chương trình này sẽ góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh Lai Châu có 25 xã thuộc 7 huyện được thụ hưởng.

Trong năm 2017, tỉnh Lai Châu đã được bố trí gần 18 tỷ đồng (gần 17 tỷ đồng vốn vay Ngân hàng Thế giới, 1 tỷ đồng vốn đối ứng của địa phương) để triển khai Chương trình tại 5 xã thuộc 3 huyện. Từ nguồn vốn này, tỉnh Lai Châu đã khởi công xây dựng 4 công trình cấp nước; xây dựng 7 công trình vệ sinh, cải tạo đầu tư 15 điểm rửa tay với xà phòng, phục vụ 15 trường thuộc 5 xã (Bản Hon, Bản Bo, Phúc Khoa, Nậm Cần, Mường So); hỗ trợ xây dựng mới nhà tiêu hợp vệ sinh cho 600 hộ gia đình…

Cùng với Lai Châu, nhiều địa bàn khó khăn thuộc 20 tỉnh, thành phố được thụ hưởng trên cả nước cũng đang nỗ lực triển khai Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”. Theo kế hoạch, mục tiêu của Chương trình đến năm 2020 là có 5,3 triệu người hưởng lợi từ vệ sinh toàn xã; 255.000 hộ gia đình hưởng lợi từ cấp nước; 2.650 trường học và trạm y tế hưởng lợi từ công trình cấp nước và vệ sinh được cải thiện…

Theo bà Nguyễn Thị Liên Hương, Giám đốc Ban Quản lý dự án thành phần vệ sinh nông thôn và thay đổi hành vi về vệ sinh, Chương trình nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các tỉnh tham gia dự án.

“Việc người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng bệnh tật trong khu dân cư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh và một số bệnh thường gặp nhất đối với trẻ em, phụ nữ, giảm chi phí khám chữa bệnh cho gia đình và xã hội, tăng cường sức khoẻ người dân”, bà Hương cho biết.

Đặc biệt, Chương trình sẽ tác động tích cực, trong việc hình thành thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp. Với hợp phần truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nông thôn, Chương trình sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, vùng đồng bào DTTS.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, cho rằng, Chương trình được “giải ngân theo kết quả đầu ra”, do đó cách thức thực hiện, cơ chế tài chính và đặc biệt là các yêu cầu của chỉ tiêu cao hơn so với điều kiện kinh tế-xã hội ở địa bàn triển khai. Vì vậy, các địa phương được thụ hưởng phải chỉ đạo sát sao, lồng ghép các ngồn vốn, đảm bảo tiến độ, hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình đề ra.

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới, có tổng kinh phí thực hiện hơn 225 triệu USD. Các tỉnh tham gia Chương trình gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Khánh Thư

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Phóng sự - Thanh Hải - 20 phút trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 40 phút trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.
Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Sức khỏe - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) sẵn có, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của Ngành và đem lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thời sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón, gặp mặt 49 đại biểu Người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 18:49, 20/05/2024
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.