Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Hoàng Quý - 14:28, 03/06/2024

Sáng ngày 03/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trình bày Tờ trình
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình

Tại phiên họp, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, nhằm cụ thể hoá định hướng “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa”, phấn đấu hoàn thành 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII đã đặt ra: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế”, việc đầu tư xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là rất cần thiết.

Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 có 7 mục tiêu tổng quát: Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa; xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo; nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết theo đúng nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa năm 2021 về 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để phát triển văn hóa trong thời gian tới.

Trên cơ sở đánh giá tổng kết việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, để bảo đảm tiến độ của các nội dung công việc ngay sau khi Chương trình được phê duyệt, Chính phủ kính đề nghị Quốc hội cho phép Chương trình thực hiện thời gian là 2025 - 2035.

 Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra

Trình bày Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhận thấy, Chương trình được xây dựng phù hợp với quy định về Chương trình mục tiêu quốc gia theo khoản 9 Điều 4 Luật Đầu tư công. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình như Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình của Chính phủ.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cũng đánh giá rằng việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước; góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa đề ra trong các nghị quyết của Đảng. Việc thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với các nội dung cụ thể, về đối tượng thụ hưởng của Chương trình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị rà soát các đối tượng thụ hưởng của Chương trình theo hướng khái quát hơn nhưng không bỏ sót đối tượng và tránh trùng lặp. Rà soát cơ sở pháp lý của các đối tượng thụ hưởng để quản lý chặt chẽ nguồn lực đầu tư.

Về phạm vi, quy mô thực hiện Chương trình, Ủy ban cơ bản nhất trí với đề xuất về phạm vi, quy mô thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng phạm vi của Chương trình còn rộng, dàn trải. Ủy ban đề nghị căn cứ điều kiện thực tiễn ở địa phương, kết quả đầu tư của ngân sách nhà nước ở các thời kỳ trước và khả năng bố trí nguồn lực, xác định các nhiệm vụ đầu tư trọng điểm, cấp bách để ưu tiên thực hiện trước.

Về thời gian thực hiện Chương trình, đa số thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tán thành với Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, thời gian thực hiện Chương trình là 11 năm, phân chia thành 3 giai đoạn là hợp lý; có thời gian để các cơ quan chuẩn bị thực hiện Chương trình.

Về mục tiêu của Chương trình, Ủy ban nhận thấy các mục tiêu của Chương trình được xây dựng dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển văn hóa trong các nghị quyết của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn về hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình…

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình

Chiều ngày 1/7, tại tỉnh Hòa Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình về tình hình công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Giữ nguồn nước mát cho buôn làng Tây Nguyên

Giữ nguồn nước mát cho buôn làng Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 23:28, 01/07/2024
Từ bao đời nay, đồng bào DTTS ở Gia Lai vẫn gìn giữ được không gian giọt nước mát ngọt cho buôn làng. Đây không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt mà còn là nơi dân làng cùng gặp gỡ, trò chuyện và thực hiện các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng.
Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Du lịch - Minh Nhật - 23:13, 01/07/2024
Theo số liệu Tổng Cục Thống kê công bố vào ngày 29/6, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón tổng cộng hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 60% so cùng kỳ năm 2023 và tăng nhẹ so cùng kỳ năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 23:03, 01/07/2024
Với các hoạt động sôi nổi, hữu ích từ mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đã giúp các em học sinh DTTS nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, kiến thức về bình đẳng giới, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết… từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS và miền núi.
Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Trang địa phương - Minh Nhật - 22:55, 01/07/2024
Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ bảo tồn và khai thác bền vững 82 nguồn gene cây dược liệu quý hiếm, phát triển 25 cây dược liệu quý, đặc hữu với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Những người góp sức bảo vệ môi trường biển ở Bình Định

Những người góp sức bảo vệ môi trường biển ở Bình Định

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 22:52, 01/07/2024
Với mong muốn góp chút công sức của mình giữ màu xanh cho biển, mỗi tuần, anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, Tổ trưởng lại cùng các thành viên trong Tổ bảo vệ san hô ở xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn (Bình Định) tổ chức các đợt lặn để vớt rác thải dưới vùng biển gần bờ. Công việc của các anh là tự nguyện, xuất phát từ tình yêu với biển nhằm bảo vệ rạn san hô quý hiếm và góp phần giữ sạch môi trường biển.
Tin trong ngày - 1/7/2024

Tin trong ngày - 1/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Lạng Sơn: Hai vợ chồng tử vong do ngạt khí. Già làng... "trẻ" người Ca Dong. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - Minh Nhật - 22:49, 01/07/2024
Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024 cho biết, đúng 8 giờ ngày 17/7 thí sinh sẽ biết điểm thi.
Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giáo dục - Ngọc Thu - 22:48, 01/07/2024
Vào năm học 2024 - 2025, các bộ sách giáo khoa sẽ giảm giá từ 9,6% - 11,2%. Đây là thông tin phấn khởi đối với học sinh, phụ huynh trước việc Nhà nước định giá sách giáo khoa (SGK) hợp lý. Với đội ngũ thầy cô giáo cũng vui lây vì sẽ có thêm cơ sở lựa chọn các bộ sách thực sự phù hợp, chất lượng để giảng dạy trong năm học mới.
Chính thức tăng lương từ hôm nay

Chính thức tăng lương từ hôm nay

Thời sự - Minh Thu - 22:42, 01/07/2024
Tăng lương cơ sở; mức lương hưu, trợ cấp BHXH; sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày... là những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7.
Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 22:34, 01/07/2024
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2024 sẽ bố trí nguồn kinh phí gần 36,5 tỷ đồng để cấp cho 3 công ty lâm nghiệp, nhằm trồng 443,92 ha rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
Đấu tranh ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Đấu tranh ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Sản phẩm - Thị trường - T. H - 22:32, 01/07/2024
Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam.