Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn dự Lễ ra quân Điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS tại Sóc Trăng

Như Tâm - 10:58, 01/07/2024

Sáng 1/7, tại thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn cùng Đoàn công tác Trung ương đã dự Lễ ra quân Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn phát biểu tại Lễ ra quân
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn phát biểu tại Lễ ra quân

Cùng dự Lễ ra quân có bà Đỗ Thị Ngọc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đại diện lãnh đạo và chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Công tác Dân tộc địa phương, Văn phòng Ủy ban thuộc UBDT; đại diện các Vụ, đơn vị của Tổng cục Thống kê.

Về phía lãnh đạo địa phương có: Bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng; ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lý Rotha, Trưởng Ban Dân Dân tộc tỉnh; ông Dương Hoàng Sals, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; ông Ngô Hùng, Bí thư Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Phát biểu khai mạc tại Lễ ra quân, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn cho biết: Ngày 05/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS (gọi tắt là cuộc Điều tra). Cuộc Điều tra lần thứ nhất được tiến hành từ ngày 1/8 đến 31/8/2015.

“Kết quả cuộc điều tra đã cho ra một bộ dữ liệu đầy đủ, toàn diện, có độ tin cậy cao để làm căn cứ đánh giá kết quả và xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS nói riêng cũng như chính sách phát triển của cả nước nói chung sau 70 năm hình thành, phát triển của hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn khẳng định.

Từ 01/10/2019 đến 31/10/2019, UBDT tiếp tục phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức cuộc Điều tra lần thứ hai. Qua đó đã thu thập được nguồn số liệu tin cậy, khoa học để UBDT xây dựng và trình Quốc hội, Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời cung cấp thông tin, dữ liệu để các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các ban, bộ, ngành và UBDT tham mưu xây dựng hàng loạt chính sách góp phần phát triển đất nước nói chung, phát triển vùng DTTS nói riêng trong những năm qua.

(TIN) Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn dự Lễ ra quân điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS tại Sóc Trăng 1
Bà Đỗ Thị Ngọc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê phát biểu tại Lễ ra quân

“Cuộc Điều tra lần thứ ba này được triển khai bắt đầu từ ngày hôm nay đến hết ngày 15/8/2024 có ý nghĩa rất quan trọng. Qua Điều tra sẽ đưa ra các số liệu, chứng cứ tin cậy để giúp các cơ quan Trung ương cũng như các địa phương vùng DTTS có được những đánh giá chính xác về kết quả thực hiện các chính sách dân tộc đến năm 2025, đánh giá 5 năm triển khai Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030; kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như kết quả thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2025, chuẩn bị xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch phát triển giai đoạn tiếp theo 2026 - 2030; làm cơ sở để các cấp uỷ, tổ chức đảng chuẩn bị báo cáo và các văn kiện phục vụ Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Với tầm quan trọng đó, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn đề nghị, UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê tỉnh và các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổ chức tốt cuộc Điều tra trên địa bàn. Đồng thời chỉ đạo, đôn đốc việc tiếp nhận kết quả điều tra và tổ chức khai thác sử dụng các dữ liệu điều tra một cách hiệu quả.

“Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai cuộc Điều tra theo đúng tiến độ. Đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê tỉnh và các cơ quan, ban, ngành của tỉnh tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thành công cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 trên phạm vi địa phương mình”, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn đề nghị.

(TIN) Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn dự Lễ ra quân điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS tại Sóc Trăng 2
Các đại biểu tham dự Lễ ra quân

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn đề nghị, sau khi kết thúc điều tra, Ban Dân tộc tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch tiếp nhận, quản lý, khai thác và sử dụng kết quả điều tra 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn tỉnh; triển khai báo cáo phân tích kết quả điều tra và các báo cáo phân tích sâu theo chuyên đề phục vụ xây dựng kế hoạch 5 năm (2026 - 2030) và báo cáo Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại địa phương; in ấn các ấn phẩm, công bố công khai kết quả điều tra phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo của tỉnh.

Tại buổi Lễ ra quân, bà Đỗ Thị Ngọc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, khẳng định, việc tổ chức thành công Lễ ra quân Điều tra 53 DTTS năm 2024 tại Sóc Trăng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuyên truyền để các hộ DTTS trên địa bàn tỉnh hiểu được mục đích, ý nghĩa của cuộc Điều tra, từ đó tích cực phối hợp với các Điều tra viên thống kê để cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Đồng thời, Lễ ra quân còn giúp các cấp lãnh đạo và toàn hệ thống chính trị tỉnh Sóc Trăng hiểu được tầm quan trọng của cuộc Điều tra, chỉ đạo thực hiện tốt cuộc Điều tra, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc Điều tra ở địa phương”, bà Ngọc khẳng định.

(TIN) Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn dự Lễ ra quân điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS tại Sóc Trăng 3
Các Điều tra viên cấp xã, phường đã được tập huấn sẵn sàng cho cuộc Điều tra

Bà Ngọc đề nghị, Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc tỉnh triển khai cuộc Điều tra theo đúng phương án và tiến độ. Các Chi cục Thống kê huyện, quận, thị xã chủ động, phối hợp chặt chẽ với Phòng Dân tộc huyện, quận, thị xã và các đơn vị liên quan tại địa phương tổ chức tuyên truyền trên Đài phát thanh, truyền hình, loa phát thanh của huyện về cuộc Điều tra; về mục đích, ý nghĩa, nội dung, kế hoạch của cuộc Điều tra; nghĩa vụ của các tổ chức và người dân trong cuộc Điều tra.

Sau Lễ ra quân, Đoàn công tác Trung ương cùng lãnh đạo địa phương đã tổ chức thành 2 đoàn, tiến hành điều tra mẫu tại hộ gia đình.

Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 nhằm thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về dân số, nhà ở, điều kiện sống của hộ DTTS, văn hóa và bảo tồn văn hóa của các DTTS, các điều kiện kinh tế - xã hội khác để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu về công tác dân tộc phục vụ Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xây dựng và hoạch định các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng DTTS giai đoạn 2026 - 2030; đáp ứng yêu cầu về biên soạn một số chỉ tiêu của Mục tiêu Phát triển bền vững của Việt Nam; đồng thời làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về DTTS của Việt Nam tại Trung ương cũng như Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố.

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Chiều ngày 01/7/2024, tại trụ sở Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội), trong khuôn khổ “Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về Định danh và xác thực điện tử”, đã diễn ra lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an.

"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Để thấy sự đổi thay của một vùng đất, mỗi lần ngược núi, chúng tôi lại cố gắng lưu giữ trong tâm tưởng những hình ảnh thật rõ nét về cảnh sắc và con người nơi ấy. Cũng vì mang tâm tưởng ấy mà hình ảnh về huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) luôn khác, mới mẻ hơn sau mỗi lần gặp lại.
Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Sắc màu 54 - Thái Tuyên - 1 giờ trước
Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.
Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Giải trí - Giang Lam - 1 giờ trước
Trần Công Dũng là họa sĩ có tiếng trong nhiều năm với những tác phẩm đồ họa in khắc gỗ, điêu khắc, gốm hay tranh sơn mài sử dụng motip xe đạp. Các sáng tác của anh trải rộng trên nhiều loại hình và chất liệu. Ở chất liệu nào, Trần Công Dũng cũng thể hiện sức sáng tạo dường như không giới hạn của một nghệ sĩ đa tài.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là hơn 38 triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2023, huyện đã giảm được 517 hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm thêm 6%, đến năm 2025 còn 25% hộ nghèo. Để có được thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của người dân và địa phương, thì các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Quảng Nam đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc thoát nghèo.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Sắc mới trên huyện nghèo (Bài 1)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với hơn 70% là người đồng bào DTTS. Từ một huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam, nhưng nay Đông Giang đã thay da, đổi thịt, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Kết quả này có được từ sự quyết tâm của địa phương, đồng lòng của Nhân dân trong việc triển khai các phong trào thi đua, các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nổi bật là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).
Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Quảng Trị: Đưa dệt thổ cẩm vào trường học

Sắc màu 54 - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Mới đây, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đưa dệt thổ cẩm vào dạy trong trường học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Bru Vân Kiều, Pa Kô. Các hoạt động này nhằm góp phần bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống đối với các em học sinh; đồng thời, bảo tồn, phát huy nghề dệt truyền thống trong đời sống hằng ngày.
Trẻ thơ Tây Nguyên với những trò chơi ngày hè

Trẻ thơ Tây Nguyên với những trò chơi ngày hè

Giải trí - Nguyễn Quang Vinh - 1 giờ trước
Tây Nguyên trong những ngày hè đầy nắng gió, đi đến buôn làng nào cũng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ đang nô đùa, hoà nhập cùng thiên nhiên hoặc vui chơi những trò chơi truyền thống. Thay vì mải miết với màn hình điện thoại, tivi... những trẻ em nơi đây biết tạo cho mình những trò chơi bổ ích, rèn được kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp gắn bó tập thể, góp phần gìn giữ, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Dấu ấn Người có uy tín trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Dấu ấn Người có uy tín trong xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hóa

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa đang ngày một phát triển. Từ phong trào xây dựng NTM, diện mạo nhiều thôn, bản đã thay đổi, chất lượng đời sống Nhân dân vùng DTTS từng bước được nâng lên. Đóng góp cho thành công này, ngoài nguồn lực quan trọng từ các chương trình chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đầu tư, hỗ trợ..., còn là sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc và công sức, tâm huyết của Người có uy tín góp phần đưa chính sách vào cuộc sống đồng bào.