Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Có chính sách phù hợp trong ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên DTTS rất ít người trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới

Hoàng Quý - 15:34, 22/05/2024

Sáng 22/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội báo cáo về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Báo cáo
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Báo cáo

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, lĩnh vực bình đẳng giới ngày càng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành.

Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tiếp tục được hoàn thiện theo hướng bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới. Các văn bản quy phạm pháp luật khi được xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung đều được đánh giá tác động, thực hiện lồng ghép giới đối với những văn bản có vấn đề về giới.

Theo báo cáo, đến cuối năm 2023, có 11/20 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu của Chiến lược đến năm 2025; 3/20 chỉ tiêu đạt một phần, 2 chỉ tiêu tiệm cận với mục tiêu đề ra đến năm 2030, có 12 chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn so với năm 2022. Bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội, thông tin và truyền thông tiếp tục là những điểm sáng, có nhiều tiến bộ so với những năm trước.

Đồng thời, công tác truyền thông về bình đẳng giới tiếp tục được tăng cường với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về thực hiện bình đẳng giới. Có sự phối hợp tương đối nhịp nhàng giữa các cấp, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, góp phần mở rộng, thu hút các nguồn lực, sáng kiến để thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác này.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từng bước phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đối tượng. Công tác thống kê, báo cáo kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới nói chung và việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong năm 2023 đạt kết quả tốt hơn so với những năm trước đây.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp vẫn còn hạn chế về số lượng, đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới thường luân chuyển, thiếu ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai công tác bình đẳng giới. Nguồn kinh phí thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương cho công tác bình đẳng giới nói chung và cho việc thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 vẫn còn khiêm tốn.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra

Trình bày Báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hệ thống pháp luật về bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế của đất nước nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, nam giới và nhóm dễ bị tổn thương. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được quan tâm. Nhận thức về bình đẳng giới trong cán bộ, Nhân dân ngày càng chuyển biến tích cực. Mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng được gắn kết, củng cố.

Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 tăng 15 bậc so với năm 2021 (từ thứ 87/146 quốc gia lên thứ 72/146 quốc gia). Khoảng cách giới giữa nam và nữ trong các lĩnh vực được thu hẹp. Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào quá trình hoạch định chính sách, ra quyết định; đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo quan trọng, có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đặc biệt, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26%, lần đầu tiên vượt trên 30% kể từ Quốc hội khóa VI, từ thứ 71 vươn lên vị trí thứ 55 trên thế giới, thứ 4 châu Á. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 tăng ở cả 3 cấp tỉnh, huyện và xã. Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng ở Ban Chấp hành Trung ương là 9,5%, cấp ủy trực thuộc Trung ương là 15,79%, cấp ủy trên cơ sở là 16,5%, cấp cơ sở là 22,37%.

Trong lĩnh vực kinh tế, lao động: 3 chỉ tiêu của mục tiêu 2 tại Chiến lược đề ra đến năm 2025 đều đã đạt. Thu nhập của lao động nữ được cải thiện. Phụ nữ chiếm 55% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chiếm khoảng 51% tổng số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình có nhiều thay đổi tích cực, ngày càng bình đẳng, độc lập trong gia đình và xã hội.

Các thành tựu về bình đẳng giới đã góp phần nâng cao vai trò, uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày 9/4/2024, Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Chấp hành cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025 - 2027.

Quang cảnh Phiên họp
Quang cảnh Phiên họp

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bình đẳng giới còn một số tồn tại, hạn chế như: Tỷ lệ phụ nữ tham gia lĩnh vực chính trị chưa tương xứng với trình độ, năng lực của phụ nữ hiện nay và chưa đạt được chỉ tiêu của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu 1 của Chiến lược đến năm 2025 không đạt.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới; thực hiện nghiêm việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Chỉ đạo triển khai hiệu quả Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030”.

Thêm vào đó, cần triển khai có hiệu quả các đề án, chính sách, giải pháp để giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh; thích ứng với già hóa dân số, công nghệ số, thu nhập, việc làm, biến đổi khí hậu và giảm khoảng cách giới. Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bình đẳng giới. Tiếp tục có chính sách phù hợp trong ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì họp giao ban lãnh đạo Ủy ban Dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì họp giao ban lãnh đạo Ủy ban Dân tộc

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 1 giờ trước
Sáng 24/6, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban để đánh giá kết quả công việc tuần 25, triển khai nhiệm vụ tuần 26 năm 2024. Tham dự có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà, cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Kon Tum: Tiêu hủy 148 cây giống giả sâm Ngọc Linh Kon Tum

Kon Tum: Tiêu hủy 148 cây giống giả sâm Ngọc Linh Kon Tum

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 24/6, tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý Thị trường tỉnh Kon Tum) cùng lực lượng chức năng Công an tỉnh Kon Tum và các phòng, ban huyện Tu Mơ Rông đã tổ chức tiêu hủy 148 cây sâm giống 1 năm tuổi giả sâm Ngọc Linh. Đây là tang vật trong vụ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán 150 cây giống sâm Ngọc Linh giả (có 2 cây bị chết).
Kon Tum: Biểu dương 50 cặp mẹ con thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Kon Tum: Biểu dương 50 cặp mẹ con thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Chiều 24/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kon Tum tổ chức buổi gặp mặt, biểu dương 50 cặp mẹ con thực hiện Chương trình "Mẹ đỡ đầu" và trao giải Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS và miền núi cấp tỉnh năm 2024.
Yên Minh (Hà Giang): Bồi dưỡng kiến thức cho gần 300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Yên Minh (Hà Giang): Bồi dưỡng kiến thức cho gần 300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Trong 2 ngày 24 - 25/6, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang phối hợp UBND huyện Yên Minh tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2024. Tham dự có 282 đại biểu, là Người có uy tín trên địa bàn huyện.
Thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên): Phấn đấu đến 2029 hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên): Phấn đấu đến 2029 hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Trang địa phương - Việt Dũng - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Ngày 24/6, Tp. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS Tp. Điện Biên Phủ lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có: Ông Lò Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên; đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; các sở, ban ngành; cùng 88 đại biểu chính thức đại diện cho đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố.
Lễ hội Khô già già của dân tộc Hà Nhì

Lễ hội Khô già già của dân tộc Hà Nhì

Người Hà Nhì sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao Tây Bắc. Cho đến nay, đồng bào dân tộc Hà Nhì vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc, trong đó có Lễ hội Khô già già. “Khô già già” theo tiếng Hà Nhì có nghĩa là “bội thu”. Đây là lễ hội cầu mùa, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì.
Quảng Ninh: 150 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS huyện Đầm Hà lần thứ IV-2024

Quảng Ninh: 150 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS huyện Đầm Hà lần thứ IV-2024

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 24/6, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV-2024. Tham dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Đầm Hà và 150 đại biểu tiêu biểu đại diện cho gần 14.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ tác động của việc chuyển mặt hàng phân bón từ không chịu thuế sang đối tượng phải chịu thuế

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ tác động của việc chuyển mặt hàng phân bón từ không chịu thuế sang đối tượng phải chịu thuế

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Đây là một trong những nội dung được nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Gia Lai: Các dân tộc huyện Chư Prông đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Gia Lai: Các dân tộc huyện Chư Prông đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 24/6, huyện Chư Prông (Gia Lai) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Dự Đại hội có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và 150 đại biểu đại diện cho hơn 67.000 đồng bào DTTS trên địa bàn.
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Vân Canh (Bình Định) lần thứ IV năm 2024: Nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng giai đoạn 2024 - 2029

Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Vân Canh (Bình Định) lần thứ IV năm 2024: Nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng giai đoạn 2024 - 2029

Chính sách dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Đại hội đại biểu các DTTS huyện Vân Canh, Bình Định lần thứ IV, năm 2024 có chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” diễn ra trong 2 ngày 21 - 22/6, với sự tham gia của 150 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 13.400 đồng bào DTTS trên toàn huyện.
Quảng Nam: Triệt xóa nhóm sinh hoạt

Quảng Nam: Triệt xóa nhóm sinh hoạt "Hội thánh Đức chúa trời mẹ"

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 23/6, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Công an huyện Duy Xuyên phối hợp với Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh vừa phát hiện, triệt xóa điểm nhóm sinh hoạt “Hội thánh Đức chúa trời mẹ” tại thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên.