Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy vai trò cô đỡ thôn bản

Minh Thu - 15:18, 24/06/2024

Trong những năm qua, dù chế độ trợ cấp ít ỏi, thậm chí không có, nhưng đội ngũ cô đỡ thôn bản vẫn tận tụy với công việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em vùng DTTS và miền núi. Họ được xem là “cánh tay nối dài” của ngành Y tế, với những cống hiến lặng thầm.

Cô đỡ thôn bản góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS
Cô đỡ thôn bản góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào DTTS

Hơn 8 năm gắn bó với công việc làm cô đỡ thôn bản (CĐTB), chị Lâu Thị Cho, dân tộc Mông ở bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã không quản ngại vất vả, băng rừng, lội suối đến từng nhà có phụ nữ mang thai để hỏi han, dặn dò và tuyên truyền kiến thức cho các bà mẹ.

Chị Cho có một cuốn sổ nhỏ ghi lại từng chi tiết, dấu hiệu của các bà mẹ mang thai và các em bé. Khi thấy có biểu hiện bất thường, chị tư vấn cho các mẹ cách chăm sóc sức khỏe phù hợp với từng đối tượng, nếu biểu hiện nặng thì sẽ khuyên các gia đình nên đưa mẹ và bé đi bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Mẹ nào gần đến ngày sinh đẻ, chị Cho đến tận nhà để vận động bà mẹ đến trạm xá để được đảm bảo sinh nở an toàn. Trường hợp không kịp đến trạm y tế, chị cũng đến nhà giúp các bà mẹ đỡ đẻ.

Ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, 8 năm nay, CĐTB Y Ngọc, dân tộc Xơ Đăng, ở thôn Kạch lớn II, xã Đăk Sao vẫn ngày đêm lặn lội, cặm cụi để chăm sóc sức khỏe cho người dân nơi đây.

Bình quân mỗi năm, Y Ngọc đỡ đẻ tại nhà an toàn cho khoảng 10 bà mẹ. Đồng thời, cô vẫn tham gia đỡ cho 2 - 4 bà mẹ đẻ tại trạm. Trong quá trình theo dõi chuyển dạ, Y Ngọc cũng phát hiện các bất thường, xử trí và chuyển tuyến kịp thời nên không có trường hợp tai biến nào xảy ra cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Lâu Thị Cho và Y Ngọc là 2 trong khoảng 1.549 CĐTB đã và đang lặng thầm cống hiến tại các thôn bản vùng cao. Nhờ có kiến thức cơ bản, các CĐTB đã đóng góp rất lớn trong việc tư vấn chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ vùng đồng bào DTTS, tránh được những rủi ro, góp phần giảm tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh.

Vai trò của CĐTB đã được ngành Y tế cũng như cộng đồng địa phương ghi nhận. Đội ngũ CĐTB chính là “cánh tay nối dài” không thể thiếu của trạm y tế xã ở các vùng khó khăn, đặc biệt là trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Mặc dù, mạng lưới CĐTB đã giúp nhiều thai phụ có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ em, nhưng việc phát triển mạng lưới CĐTB vẫn gặp phải không ít khó khăn. Theo báo cáo của các địa phương, cả nước hiện có 5.111 thôn bản có khó khăn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, cần bố trí 1 CĐTB. Trong khi đó, hiện cả nước chỉ còn 1.549 CĐTB đang hoạt động.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan về điều kiện địa lý, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, các phong tục tập quán của đồng bào DTTS, còn có nguyên nhân chủ quan khác là các địa phương chưa phát huy hết vai trò, vị trí của CĐTB trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và bé.

Đáng chú ý, hiện tại, số CĐTB được hưởng phụ cấp đã giảm xuống còn 911 người, trong đó có 732 kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản. Một số địa phương đã cho dừng hoạt động đội ngũ CĐTB vì thiếu kinh phí.

Phát biểu tại Hội nghị "Cùng chung tay thực hiện chính sách hỗ trợ CĐTB vì sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng DTTS và miền núi", Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đề nghị: “Cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở các cấp vùng DTTS và miền núi xác định rõ vai trò, vị trí của CĐTB; quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với CĐTB. Ngoài ra, cần tích cực tuyên truyền, vận động các chức sắc, già làng, trưởng bản, các doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân, tổ chức quốc tế... nhằm huy động nguồn lực, điều kiện vật chất và tinh thần để động viên, phát huy vai trò của đội ngũ CĐTB”.

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Thống kê từ đầu năm 2024 đến nay, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra gần 50 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4. Cấp độ của các trận động đất này không gây rủi ro thiên tai song vẫn khiến người dân hoang mang. Các cấp chính quyền đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ứng phó. Tuy nhiên, về lâu dài thì cần có nghiên cứu, đánh giá nguy hiểm của động đất và có giải pháp để người dân yên tâm sinh sống.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội

Ngày 28/6, tại trụ sở UBND TP. Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Cồng chiêng - Lời của đại ngàn

Cồng chiêng - Lời của đại ngàn

Media - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 25/11/2005, UNESCO chính thức công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được chủ thể di sản nỗ lực bảo vệ và phát huy giá trị. Tuy nhiên, bảo tồn ra sao để giữ lại những giá trị cốt lõi và không tách rời với nhịp đập đời sống, khai thác các giá trị của di sản để phát triển là vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay.
Bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu

Media - BDT - 5 giờ trước
Bệnh viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp, có thể phát sinh thành dịch và gây tử vong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi sẽ chuyển tới quý vị những thông tin cơ bản về Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Chiều 27/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản bằng hình thức biểu quyết điện tử.
Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Kon Tum: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân ứng phó với động đất

Sức khỏe - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Thống kê từ đầu năm 2024 đến nay, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra gần 50 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 4. Cấp độ của các trận động đất này không gây rủi ro thiên tai song vẫn khiến người dân hoang mang. Các cấp chính quyền đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ứng phó. Tuy nhiên, về lâu dài thì cần có nghiên cứu, đánh giá nguy hiểm của động đất và có giải pháp để người dân yên tâm sinh sống.
Tin trong ngày - 27/6/2024

Tin trong ngày - 27/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hỗ trợ thí sinh vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Sẽ tổ chức Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài DTTS năm 2024. Cấp nước sạch cho 1,44 triệu người dân tại vùng núi cao, vùng khan hiếm nước. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Chiến sĩ Biên phòng tiếp sức sĩ tử vùng biên

Thừa Thiên Huế: Chiến sĩ Biên phòng tiếp sức sĩ tử vùng biên

Giáo dục - Tào Đạt - Võ Tiến - 5 giờ trước
Ngày 27/6, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Thuận An và Hải đội 2 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp với Đoàn phường Thuận An, Tp. Huế tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi” tại điểm Trường THPT Thuận An, Tp. Huế.
Gia Lai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Chiều 27/6, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
TP. Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ

TP. Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Ủy ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bình Tân vừa phối hợp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg (Quyết định số 28) ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024: “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024: “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”

Ẩm thực - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Tối 27/6, tại Quảng trường biển Tp. Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 với chủ đề “Đậm bản sắc - Bừng tinh hoa”.
Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bắc Giang đi học tập kinh nghiệm

Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bắc Giang đi học tập kinh nghiệm

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Đoàn do ông Trương Văn Bảo, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có 80 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS các huyện Lục Ngạn, Sơn Động.