Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cô giáo 23 năm “gieo chữ” dưới chân núi Ngọc Linh

Hữu Trung - Nguyễn Văn Chiến - 05:41, 28/11/2023

Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm lại khoảng thời gian mình bám bản vùng sâu huyện Tu Mơ Rông: “Thấm thoắt cũng đã 23 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, bà con các DTTS xem cô Vân như “người mẹ thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.

Gian khó càng níu chân, vất vả không bỏ cuộc

Gắn bó trên vùng núi quanh năm mây phủ nhưng nhìn ánh mắt, nụ cười, sự thân thiện của cô, ít ai nghĩ hành trình gần một phần tư thế kỷ đi “gieo chữ” của cô lại chất chứa nhiều ký ức vất vả, gian nan đến vậy. Năm 2001, tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Quảng Nam, Hồ Thị Thùy Vân được phân công đến huyện Tu Mơ Rông dạy học. Đây là huyện vùng sâu với 95% là đồng bào dân tộc Xơ Đăng. “Khi ấy em rất vui, vì đã toại nguyện ước mơ được trở thành cô giáo. Tuy nhiên, việc dạy học tại miền núi cao không phải là một điều dễ dàng đối với bất kỳ ai, chứ không riêng một giáo viên mới như chúng em”.

Cô và trò Trường Tiểu học Đăk Hà trao đổi bài mới
Cô và trò Trường Tiểu học Đăk Hà trao đổi bài mới

Những năm đầu, cô Vân dạy tại Trường Tiểu học Đăk Tờ Kan. Ngày ấy, để đến được điểm trường, giáo viên phải băng qua những con đường đầy sình lầy, giao thông chia cắt. Những lúc trời mưa, con đường trở nên trơn trượt, lầy lội. Phải mất hàng giờ đẩy xe, đi bộ, cô và đồng nghiệp mới có thể đến được điểm trường. Ngoài ra, các thầy cô phải mang vác thực phẩm và nước uống để bám trụ ở các làng xa như Kon Hia 3, khiến việc di chuyển lại càng thêm gian khó.

Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với thầy, cô giáo chính là khác biệt về mặt ngôn ngữ. Có những lúc việc giao tiếp giữa cô và trò gần như đi vào “ngõ cụt”. Không nản lòng, thầy, cô quyết tâm học tiếng Xơ Đăng để gần gũi và truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn cho các em. Cứ hằng tối, Vân và một số cô giáo cùng trường đến gặp gỡ, nói chuyện với các già làng và Người có uy tín để tuyên truyền, vận động bà con đăng ký con em đi học. Có người thì nghe theo, nhưng số người không ủng hộ cũng không ít.

Ngày ấy, trẻ em vào lớp 1 học được vài tháng là bỏ học theo cha mẹ đi làm rẫy hết, có khi cả nửa tháng mới về nhà. Vân tâm sự: “Nhìn các em lấm lết mưu sinh, cơm lại chưa đủ no, áo mặc thì nhiều em tơi tả, có những lúc chúng em không cầm được nước mắt”.

Tiếp xúc với bà con, cô giáo Vân thường nói rằng: “Biết cái chữ thì mới làm cho cây lúa có nhiều bông, ngô nhiều hạt, mới biết cách đưa điện sáng về làng, có đường rộng để đi; có chữ thì sẽ không nghèo, không còn đói cái bụng nữa...”. Người không ủng hộ thì cho rằng: “Ô, cái cô giáo Vân nó chỉ nói hay cái miệng thôi. Làm không có được đâu, học cái chữ khó lắm, nó không đẻ ra lúa, ra bắp, con tôi không đi học đâu...”. Cô cho biết: “Phụ huynh các em chỉ tập trung vào làm nương rẫy, không quan tâm chăm sóc con em mình, nhiều gia đình thậm chí không muốn để con em mình đến lớp”.

Niềm vui trên ngôi trường mới hôm nay
Niềm vui trên ngôi trường mới hôm nay

Với quyết tâm không bỏ cuộc, cứ mỗi giờ tan học, chiều chiều, giữa chốn thâm u của núi rừng, các thầy, cô lân la đến từng nhà, một lần không được thì hai, ba lần. “Có năm em dạy lớp 1, các em còn trong độ tuổi ham chơi, đến lớp được lần đầu, hôm sau các em không chịu đi nữa, em phải theo đến tận nhà động viên để em đến trường. Lại có em thường xuyên nghỉ học theo cha mẹ lên rẫy, thầy, cô cũng phải lội suối, băng rừng để đón các em về học. Cũng có đôi lúc yếu lòng, muốn bỏ cuộc nhưng sao không nỡ rời xa những ngôi làng nhỏ này, nơi có ngôi trường phía bìa rừng, nơi có những học trò nghèo khát con chữ, nơi có những người dân chân chất, mộc mạc, nghèo khó, nơi khó khăn muôn vàn khi gieo từng con chữ nhưng ăm ắp tình người”, cô Vân bộc bạch.

Ngày nối ngày, tuần tiếp tuần, năm tiếp năm, cô giáo Vân cũng không để tâm đến chặng đường của mình đã đi dài ngắn như thế nào. Cô chỉ biết, con đường nào trên vùng cao này cũng mòn dấu chân cô. Với trách nhiệm và tình thương dành trọn cho học sinh, cô đam mê, nhẫn nại, bao dung… hướng về những đứa trẻ chốn non cao. Mỗi lần đứng lớp, cô không vội vàng dạy ngay mà dành nhiều thời gian để trò chuyện và làm quen với từng em. Từ đó, cô hiểu hơn về hoàn cảnh, gia đình, phong tục tập quán của người dân tộc Xơ Đăng. Lâu ngày thành quen, hình ảnh cô Vân đứng lớp dạy học, ân cần với học trò trở nên thân thuộc, khắc sâu vào thế hệ người dân xã Đăk Tờ Kan.

Nhiệt huyết trên bục giảng, tận tâm trong cuộc sống đời thường, cô giáo Vân được dân làng tin yêu, học sinh quý mến, các cấp ghi nhận. Cô giáo sinh năm 1980 Hồ Thị Thùy Vân vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng khi vừa tròn 25 tuổi. Năm 2016, cô được đề bạt làm Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Tờ Kan. Chỉ sau 1 năm, cô được bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú Tiểu học xã Tu Mơ Rông và sau đó 3 năm, cô được điều chuyển làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Hà cho đến bây giờ.

Thầy, cô giáo điểm trường Ty Tu lo bữa cơm trưa cho học sinh
Thầy, cô giáo điểm trường Ty Tu lo bữa cơm trưa cho học sinh

Gieo chữ, gieo cả tình thương

Là người đứng đầu một ngôi trường, Hiệu trưởng Hồ Thị Thùy Vân chứng kiến học sinh Trường Tiểu học Đăk Hà còn rất nhiều thiếu thốn. Đau đáu với hình ảnh học sinh của mình gầy gò, ăn không đủ no, cô giáo Vân đưa ra ý tưởng lo cho các em bữa cơm trưa. Cô thảo luận và được giáo viên nhà trường thống nhất cao. Thế là mô hình “Bếp ăn tình thương” được ra đời từ sự yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người. Mỗi thầy, cô giáo góp 100.000 đồng mỗi tháng cùng với sự hỗ trợ của một số tổ chức, cá nhân để từ năm 2020 đến nay, 73 em ở điểm trường làng Ty Tu và 30 em ở điểm trường chính Đăk Hà có bữa ăn miễn phí buổi trưa tại trường.

Chứng kiến những bữa ăn luôn được nhà trường chuẩn bị chu đáo cho con em mình, phụ huynh cảm nhận được tấm lòng thương yêu thật sự của các thầy, cô nên đã góp nhặt những nhánh củi, bó rau, quả trứng… góp phần cải thiện bữa ăn cho các em. Bà Y Dăm, một phụ huynh xã Đăk Hà cảm động nói: “Khi các thầy, cô lập “Bếp ăn tình thương”, gia đình tôi đã góp nhặt những bó củi khô, những bó rau để đóng góp cho trường”. Có hôm, bà cùng tham gia nấu ăn cho con em mình, bày tỏ lòng biết ơn chân thành và hỗ trợ các thầy, cô nâng cao chất lượng bữa ăn.

Ngoài “Bếp ăn tình thương”, nhà trường còn tổ chức các mô hình hoạt động ngoại khóa như: Ngày hội bánh chưng xanh, Ngày hội chợ quê, Ngày hội vì môi trường… nhằm giúp học sinh có thêm trải nghiệm, hiểu thêm về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, giúp các em có cái nhìn tổng quát, phấn đấu học tập vươn lên để xây dựng quê hương.

Từ năm 2020 đến nay, bằng tiền cá nhân của mình, cô Vân chi trả tiền điện cho gia đình học sinh A Kiết ở làng Tu Mơ Rông, mua tôn lợp nhà cho học sinh Y Trâm ở làng Mô Pả, hỗ trợ lắp điện thắp sáng cho gia đình học sinh Y Đang, A Mang Cứt, A Tơ Rang ở làng Ngọc Leng…

Theo cô Vân, niềm vui, niềm hạnh phúc nhất của giáo viên vùng cao đó là nhìn thấy sự trưởng thành của các em học sinh thân yêu của mình. Bằng tình thương yêu con trẻ, cô giáo Hồ Thị Thùy Vân đã gieo vào lòng các em học sinh những tình cảm yêu thương nhất, mang tới cả một miền tri thức cho các em. Đáp lại tình thương yêu ấy, thế hệ học trò những năm qua luôn chăm ngoan, học giỏi, có ý thức hơn trong học tập.

Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân nhận quà từ Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai tặng cho Trường Tiểu học Đắk Hà khi về thăm trường
Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân nhận quà từ Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai tặng cho Trường Tiểu học Đắk Hà khi về thăm trường

Chính từ sự chăm sóc, dạy bảo của thầy, cô mà các em đều chăm ngoan, lễ phép, đặc biệt là các em đã yêu con chữ và có ý chí phấn đấu để trở thành những con ngoan, trò giỏi. Em Y Tường, một học sinh bỏ học giữa chừng được cô thuyết phục cha mẹ tiếp tục đi học, sau vài năm gặp lại đã ôm chặt lấy cô, khóc thành tiếng: “Em biết ơn cô Vân thật nhiều!”.

Cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể, cán bộ, giáo viên nhà trường, chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học Đăk Hà ngày càng được nâng lên. Công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần toàn trường đạt từ 95 đến 98%, những ngày nắng đẹp đạt 100%. Đặc biệt tại điểm trường cụm Ty Tu, từ khi nấu cơm trưa miễn phí cho học sinh đã duy trì tỷ lệ chuyên cần rất cao với 100% học sinh đến lớp. vì các em được ăn trưa tại trường và học luôn buổi chiều. Hiện nay, các em giao tiếp tiếng phổ thông thành thạo, chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt.

Trong thành tích chung của nhà trường, có sự đóng góp quan trọng của Hiệu trưởng Hồ Thị Thùy Vân với nhiều năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hằng năm; được Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Kon Tum tặng Bằng khen. Nhà trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu năm 2021.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh, nhận xét: “Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân là một nhà giáo tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn truyền cảm hứng, đánh thức ước mơ, khát vọng vươn tới của các em học sinh, để các em vượt qua được những rào cản, tự tin vững bước vào đời”.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 3 giờ trước
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 3 giờ trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.