Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cô giáo nói tiếng Tây ở Ka Lăng

Song An - 06:21, 18/11/2022

Năm 2005, cô Nguyễn Thị Ngọc bỏ phồn hoa phố thị, mang theo tấm bằng Đại học chuyên ngành Ngoại ngữ ngược ngàn lên biên giới. Gần 20 năm sau, cô vẫn ở đó, cùng con em đồng bào dân tộc thiểu số miệt mài cùng con chữ. Cô được phụ huynh và học sinh gọi bằng cái tên thân thương là "cô giáo nói tiếng Tây".

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc (thứ 3 từ phải sang) cùng các thầy cô và cán bộ địa phương.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc (thứ 3 từ phải sang) cùng các thầy cô và cán bộ địa phương.

Hai cuộc ngược ngàn

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc sinh năm 1980, quê ở Bắc Ninh. Hiện, cô đang là Phó Hiệu trưởng Trường THPT DTNT Ka Lăng (huyện Mường Tè)- một trong 2 ngôi trường nội trú cấp tỉnh của Lai Châu.

17 năm trước (năm 2003), cô Ngọc tốt nghiệp khoa Tiếng Anh (Viện Đại học Mở tại Hà Nội). Đứng trước nhiều lựa chọn, cô quyết định vào Nam làm phiên dịch cho một công ty nước ngoài với mức lương khá cao tại thời điểm đó.

“Sau 2 năm, cuộc sống bắt đầu ổn định thì mẹ tôi gọi điện thông báo tôi trúng tuyển làm giáo viên ở Lai Châu. Lúc đó tôi mới biết suốt thời gian qua, mẹ vẫn âm thầm ròng rã khắp nơi nộp đơn xin cho tôi làm giáo viên. Vì bà biết đó là ước mơ của con gái. Chỉ có điều, mảnh đất Lai Châu như thế nào thì cả 2 mẹ con đều chưa đặt chân đến!”.

Trường THPT DTNT quanh năm mây mù bao phủ.
Trường THPT DTNT quanh năm mây mù bao phủ.

Ngày nhận công tác vào đầu tháng 9/2005, cô Ngọc phải "5 lần, 7 lượt" lên - xuống cả xe lẫn tàu. Từ Bắc Ninh, cô bắt xe lên Hà Nội, rồi đi tàu đến Lào Cai. Từ đây cô lại bắt xe khách lên trung tâm tỉnh Lai Châu (nay là thành phố Lai Châu). Nhận xong quyết định tuyển dụng, cô phải đi tiếp 1 chặng xe khách nữa mới đến được thị trấn Mường Tè - nơi được phân công nhiệm vụ.

Vì đa phần đường đi đèo dốc, cua gấp, lại phải đứng suốt hành trình nên người mệt rã rời. Khi vừa đến thị trấn Mường Tè, mở cửa xe bước xuống, làn khói bụi từ đường đất phả lên kín mặt. Thực tế hiện ra trước mắt lúc đó là một vùng quê miền núi nghèo nàn, heo hút, không có hàng quán, người qua lại đa phần là bà con đồng bào DTTS. Chút hoang mang, hụt hẫng thoáng qua trong đầu…

“Vừa đúng lúc đó, tôi bắt gặp hình ảnh mấy đứa trẻ nhem nhuốc, đầu trần, chân đất lủi thủi băng qua con dốc cao phía trước mặt. Giữa nghèo khó như thế mà trông đứa nào cũng hồn nhiên, tươi cười, tràn đầy nhựa sống khiến tôi tự an ủi mình, có thể các học trò ở đây sẽ cần đến mình hơn là ở thành phố đủ đầy”, cô Ngọc nhớ lại.

Sau 3 năm lên biên giới theo đuổi ước mơ làm giáo viên, cô Ngọc lại có cuộc “ngược ngàn” thứ 2. Lần này, đồng hành cùng cô đã có thêm chồng và cậu con trai hơn 1 tuổi.

Thầy Nguyễn Đức Hiếu, giáo viên cùng trường là chồng của cô giáo Ngọc nhớ lại: “Vào thời điểm năm 2008, lương giáo viên thấp lắm. Cưới xong thì vợ tôi lại có bầu và sinh cháu luôn nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Khi nghe có thông tin chuẩn bị thành lập 1 trường mới trên xã biên giới Ka Lăng, vợ chồng tôi đã tâm sự với nhau, trên đó chắc các em học sinh đang cần giáo viên lắm. Mình tình nguyện xin lên công tác ở những vùng khó khăn như vậy thì đồng lương giáo viên cũng sẽ được Nhà nước đãi ngộ cao hơn, đảm bảo cuộc sống tốt hơn”.

Thế rồi thầy Hiếu một mình đi xe máy lên tiền trạm. Đường đi khó khăn, hiểm trở, đa phần phải ngồi xuồng trên sông Đà, rồi lại luồn rừng, ngược đồi dốc. Sau gần 1 ngày “mò mẫm”, Ka Lăng hiện diện trước mắt thầy là một vùng đất mây phủ bồng bềnh. Những ngôi nhà tạm bợ neo vào nhau giữa lưng chừng núi.

“Sau khi về nhà, điều đầu tiên anh nói với tôi là ở đó vất vả, cực khổ hơn hiện tại rất nhiều. Nhưng rồi chúng tôi cùng động viên nhau bằng suy nghĩ, thôi thì đằng nào cũng xa nhà, mà cuộc sống ở vùng đất trong lành như thế chắc sẽ thú vị lắm. Thế rồi cả 2 cùng viết đơn xin chuyển công tác”, cô Ngọc chia sẻ.

Mặc dù làm công tác quản lý, song cô Ngọc vẫn đứng lớp và nhận được nhiều sự yêu mến của học trò.
Mặc dù làm công tác quản lý, song cô Ngọc vẫn đứng lớp và nhận được nhiều sự yêu mến của học trò.

Đơn gửi đi lập tức được tiếp nhận ngay. Bởi thời đó, ở giữa vùng khó khăn như Ka Lăng, giáo viên có bằng cấp, chuyên môn như cô Ngọc là “của hiếm”. Cô Ngọc bảo, ngày ấy cả trường chỉ có hơn chục giáo viên. Cô vừa có chuyên môn ngoại ngữ, lại có năng khiếu tin học, nắm bắt cập nhật công nghệ thông tin nên được nhà trường tin tưởng, giao nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Cột mốc đáng nhớ là năm 2009, Trường THPT Ka Lăng sang trang mới khi được chuyển đổi sang mô hình trường dân tộc nội trú. Từ đây, các em học sinh người DTTS được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách, ăn, nghỉ bán trú tại trường nên có thêm động lực học tập, chăm chỉ đến lớp hơn.

Năm 2011, khi đang nghỉ chế độ thai sản, tôi bất ngờ nhận được thông tin ngành Giáo dục đang làm quy trình, thủ tục bổ nhiệm cho mình làm Phó Hiệu trưởng. Sự tin tưởng của các cấp, cùng những tiến bộ của học trò mỗi ngày khiến tôi cảm thấy mình có giá trị, sống ý nghĩa hơn và quyết tâm vượt mọi khó khăn để gắn bó với mảnh đất này

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc

Phá rào, phổ cập “tiếng Tây”

Thấm thoắt đã gần 20 năm kể từ buổi đầu đặt chân lên vùng đất biên viễn, cô Ngọc không thể quên những học sinh khóa đầu ở Ka Lăng. Thời đó, các em chưa được học tiếng Anh từ lớp dưới. Lên lớp 10, lần đầu tiên tiếp cận với môn mới nên học sinh chỉ biết ngơ ngác nhìn.

Cô Nguyễn Thị Ngọc được học sinh ở Ka Lăng gọi là “cô giáo nói tiếng Tây”.
Cô Nguyễn Thị Ngọc được học sinh ở Ka Lăng gọi là “cô giáo nói tiếng Tây”.

Cô Ngọc nhớ lại: “Lần đầu nghe học sinh gọi là “cô giáo tiếng Tây”, tôi nghe buồn cười nhưng cũng thấy rất thú vị. Hôm đầu lên lớp, sau màn chào hỏi, cô giáo bắt đầu thao thao giảng bài. Rồi thỉnh thoảng dừng lại hỏi các em có hiểu không thì cả lớp cùng gật đầu. Khi ấy tôi chắc mẩm các em đều hiểu bài. Cho đến hôm làm bài kiểm tra 1 tiết đầu tiên để đánh giá thì mới trật khấc”.

Chẳng là sau 15 phút khi giờ kiểm tra bắt đầu đã có học sinh mang bài lên nộp. Sau đó cả lớp lần lượt lên nộp bài hết khiến cô giáo rất ngạc nhiên. Nhìn vào những trang giấy trắng, cô không khỏi ngỡ ngàng… “Hôm đó, tôi đã dành toàn bộ thời gian còn lại của tiết học để trò chuyện cùng học sinh. Tôi hỏi mãi, các em mới nói là do không hiểu, không biết làm. Thì ra là thế! Học sinh ở đây rất nhút nhát, sợ cô giáo mới nên dù không hiểu cũng không dám nói. Và chỉ cần 1 em trong lớp làm thế nào là cả lớp làm theo như thế ấy”, cô Ngọc chia sẻ.

Sau “bài học” ấy, cả cô và trò đều rút kinh nghiệm cho bản thân. Cô Ngọc trò chuyện nhiều hơn để tạo sự gần gũi, thân thiện với học sinh. Từ đó giúp các em tự tin trên lớp cũng như mỗi giờ học. Nhiều lần gọi học sinh lên bảng, cô phát hiện học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số phát âm tiếng Anh rất chuẩn. Lấy ưu điểm này làm động lực, cô khích lệ tinh thần học sinh mỗi ngày.

Những năm gần đây, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh Trường THPT DTNT Ka Lăng đều đạt 100%.
Những năm gần đây, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh Trường THPT DTNT Ka Lăng đều đạt 100%.

Đáp lại sự nỗ lực của cô, mỗi bài kiểm tra của học sinh đã bắt đầu “kín chữ” và trau chút hơn. Đầu giờ lên lớp, các em phấn khích chào hỏi cô giáo bằng những câu tiếng Anh đơn giản. “Khóa đầu tiên ra trường có 33 học sinh và không em nào bị điểm liệt môn ngoại ngữ. Cô trò hạnh phúc chỉ biết ôm nhau khóc”, cô Ngọc nói.

Những khóa học sau đó, cô Ngọc có phương pháp và học trò đi vào nề nếp hơn. Số học sinh về trường theo học cũng ngày một nhiều thêm. Song, theo như cô Ngọc chia sẻ thì áp lực công việc lại giảm dần. Ngoài giờ học trên lớp, cô có thêm trợ lực từ chính học sinh của mình.

“Hiện nay trung bình mỗi năm, Trường THPT DTNT Ka Lăng có khoảng 400 học sinh theo học. Các em đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đa phần là người Hà Nhì có truyền thống hiếu học cao. Vì cùng ở nội trú nên các em chủ yếu tự hỗ trợ nhau trong học tập. Nhiều năm rồi, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của nhà trường đều đạt 100%, khoảng 50% số này đỗ các trường Đại học. Hạnh phúc hơn khi nhiều em trong đó theo học các chuyên ngành liên quan đến Ngoại ngữ…”, cô Ngọc bộc bạch. 

Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT DTNT Ka Lăng:

 Không chỉ làm quản lý tốt mà cô Ngọc luôn có nhiều sáng tạo, kinh nghiệm quý về chuyên môn. Trong đó, nhiều sáng kiến kinh nghiệm đóng góp đắc lực vào sự phát triển của giáo dục miền núi. Cụ thể như: Giải pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh DTTS; duy trì sĩ số học sinh dân tộc rất ít người; nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh bằng việc lồng ghép các trò chơi…

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T. Bảo - L. Hường- N. Tâm - 22 phút trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 2 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 7 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 7 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 7 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 7 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.