Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cô sinh viên dân tộc Thổ: Viết tiếp ước mơ của mẹ

Hiếu Anh - 15:39, 18/12/2020

Đỗ Đại học Luật Hà Nội với 31 điểm, Mai Thị Quỳnh Trang, cô gái dân tộc Thổ, làng Mai Thịnh, xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An chút nữa thôi đã phải khép lại ước mơ vào đại học do hoàn cảnh quá khó khăn. Nhưng, hành trình đến trường của Trang không đơn độc, bởi còn đó những tấm lòng thơm thảo, những trái tim nhân hậu sẵn sàng sẻ chia đã tiếp sức cho em trên con đường đến với ước mơ.

Quỳnh Trang trong buổi Lễ vinh danh học sinh của UBND tỉnh Nghệ An
Quỳnh Trang trong buổi Lễ vinh danh học sinh của UBND tỉnh Nghệ An

Đến trường bằng những tấm lòng nhân ái

Đôi mắt trong veo, tiếng nói nhẹ nhàng, cùng với một tinh thần lạc quan là những ấn tượng đầu tiên của tôi khi tiếp xúc với cô gái mới 18 tuổi này. Thế nhưng, chính sự vô tư, trong sáng của em khiến chúng ta khó mà tưởng tượng được, đằng sau đó là những tháng ngày cơ cực, những gánh nặng cơm áo và tinh thần vượt khó của Trang.

Nhà Trang ở một vùng miền núi hẻo lánh thuộc diện đặc biệt khó khăn của Nghệ An nên trong ký ức của em, con đường đến trường là những đoạn cua tay áo khúc khuỷu, chỉ toàn là đá. Năm lên 16 tuổi, khi mới bước chân vào Trường THPT Cờ Đỏ, Trang đã phải nhận một tin dữ tưởng chừng quá sức chịu đựng, đó là mẹ em bị ung thư giai đoạn cuối.

Nhà nghèo lại đông con, gia đình em vốn khó lại chồng thêm khó. Trong nhà có được đồ đạc gì đều phải quy ra tiền thuốc chạy chữa cho mẹ. Bố em nửa tháng đi làm thuê, nửa tháng lại phải đưa mẹ đi khắp các bệnh viện từ tuyến huyện, tỉnh đến Trung ương để chữa bệnh. Vậy là những ngày bố mẹ vắng nhà, bao nhiêu nỗi lo toan vất vả chăm sóc dạy bảo các em dồn hết trên đôi vai người chị cả 16 tuổi. Những ngày hè, nghỉ lễ, chủ nhật, Trang cũng đi bóc mía thuê, nhặt cỏ lúa để phụ giúp gia đình.

Dù khó khăn, bận rộn là vậy nhưng cũng không làm suy chuyển tinh thần của cô học trò xứ Nghệ. 12 năm đi học phổ thông là 12 năm Trang đạt học sinh giỏi. Đặc biệt, trong Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Trang đạt 28,25 điểm khối C, tính cả điểm cộng là 31 điểm.

Trang tâm sự, khi biết điểm thi, em đã giấu bố chạy ra sau nhà mà khóc. Khóc bởi sung sướng, bởi hạnh phúc khi biết mình đạt số điểm cao ngoài mong đợi. Nhưng giọt nước mắt ấy cũng chứa đựng những lo âu,  bởi em nghĩ, hành trình đi học của mình chắc đành phải khép lại.

Nhưng không !

Hành trình của em đã được tiếp tục. Bởi ngoài tình thương của gia đình, em còn có sự hỗ trợ, tiếp sức của cộng đồng xã hội. Biết được hoàn cảnh của em, nhiều cá nhân, tổ chức đã tìm tới tài trợ, động viên cả  tinh thần và vật chất.

Trang cho biết, đến tận bây giờ em vẫn không biết tên tuổi của nhiều nhà tài trợ. Bởi họ đến tìm gặp em hỗ trợ một cách lặng lẽ, không cho em biết tên, vì họ không muốn em phải mang ơn. Thế nhưng có một điều chắc chắn em biết rằng, trong xã hội vẫn luôn luôn có những người tốt. Và em không thể hoang phí những đồng tiền này bởi đó chính là hiện thân của tấm lòng nhân ái.

Ngày tuyên dương, em sẽ mặc áo mẹ may

Không chỉ nhận được sự hỗ trợ bằng vật chất của các cá nhân, tổ chức, Mai Thị Quỳnh Trang còn nhận được ghi nhận, biểu dương bởi các cơ quan nhà nước. Vào tháng 9 vừa qua, em đã được UBND tỉnh Nghệ An vinh danh trong Lễ tuyên dương học sinh đạt giải quốc tế, quốc gia và đạt kết quả cao tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Mai Thị Quỳnh Trang trong ngày tốt nghiệp THPT
Mai Thị Quỳnh Trang trong ngày tốt nghiệp THPT

Sắp tới đây, Mai Thị Quỳnh Trang lại tiếp tục được biểu dương tại Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2020 .

Chia sẻ về cảm xúc khi chuẩn bị tham dự Lễ tuyên dương, Quỳnh Trang cho biết, em vô cùng bất ngờ và xúc động. Bởi, đây là lễ vinh danh lớn nhất em được tham gia. Đây thật sự là một niềm vinh dự, tự hào quá lớn đối với em.

Trang cũng cho biết, em sẽ mặc chiếc áo của mẹ may đến dự lễ vinh danh: “Chiếc áo truyền thống của dân tộc Thổ do chính tay mẹ em may khi tròn 18 tuổi. Ngày ấy, có lẽ mẹ em cũng tràn đầy dự định, ước mơ học chữ, nhưng vì cái đói, cái nghèo bủa vây nên đành bỏ dở việc học. Giờ đây, em muốn mặc chiếc áo của mẹ để tiếp tục thực hiện ước mơ dở dang của mẹ. Ước mơ của mẹ cũng là ước mơ của nhiều người dân DTTS và miền núi sống ở vùng sâu vùng xa trên cả nước còn đang gặp khó khăn. Mặc chiếc áo truyền thống của mẹ, em cũng ước mong hơi ấm của mẹ sẽ truyền cho em để tự tin sánh bước với bạn bè, nỗ lực nhiều hơn nữa”.

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 9 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng