Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công nghệ đốt rác phát điện - hướng đi mới cho bài toán môi trường

Minh Thu - 21:29, 12/06/2024

Thông điệp “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” được nhắc đi, nhắc lại thời gian qua phần nào thể hiện quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường. Với sự ra đời của công nghệ đốt rác phát điện, mà hiện thân rõ ràng nhất là những nhà máy điện rác, đã có lời giải cho bài toán môi trường ở Việt Nam.

Lãnh đạo TP. Hà Nội kiểm tra dự án Nhà máy điện rác Seraphin tại huyện Ba Vì.
Lãnh đạo TP. Hà Nội kiểm tra dự án Nhà máy điện rác Seraphin tại huyện Ba Vì.

Phát triển các nhà máy đốt rác phát điện

Việt Nam hiện đang nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất thế giới và cao hơn mức trung bình, do việc quản lý và xử lý rác còn hạn chế. Theo ước tính, trung bình mỗi người Việt thải ra 1,2kg/ngày (tương ứng gần 70.000 tấn rác thải/năm). Và hiện nay, có tới trên 70% lượng rác thải tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, chỉ có 13% rác được đốt cháy để thu hồi năng lượng. Điều đáng nói, việc chôn lấp rác đang ngày càng khó khăn khi quỹ đất dùng cho việc này ngày một thu hẹp.

Vấn đề quan trọng bây giờ là chọn công nghệ phù hợp, làm sao vừa đảm bảo xử lý được rác thải vừa không làm phát sinh các loại chất thải độc hại khác ra môi trường. Cần quán triệt lựa chọn công nghệ thích hợp không nên tham rẻ, đồng thời phải công khai, minh bạch trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.

PGS.TS Bùi Thị An Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng

Trước thực trạng trên, việc phát triển các nhà máy đốt rác phát điện được nhận định không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn đóng góp quan trọng và tích cực về mặt môi trường. Sự kết hợp giữa khoa học công nghệ hiện đại và quy trình xử lý rác thải thân thiện với môi trường, tạo nên một giải pháp toàn diện cho vấn đề rác thải và sản xuất năng lượng bền vững.

Theo thống kê của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có 15 nhà máy đốt rác phát điện đang được triển khai xây dựng, trong đó đã có 3 nhà máy chính thức phát điện. Điển hình như Nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội với công suất 1000 tấn/lò/ngày; một ngày nhà máy tiếp nhận 5.000 tấn rác, công suất phát điện là 90MW; dự án Nhà máy điện rác Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, với công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30 MW; dự án Nhà máy điện rác Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, với công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25 MW; dự án Nhà máy điện rác Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, với công suất mỗi nhà máy là 1.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 50 MW

Bấm nút vận hành Nhà máy điện rác tại tỉnh Bắc Ninh
Bấm nút vận hành Nhà máy điện rác tại tỉnh Bắc Ninh

Trong số này, tính đến thời điểm hiện tại, Nhà máy điện rác Sóc Sơn được xem là nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam và đứng thứ hai thế giới, sau Nhà máy điện rác Thâm Quyến, Trung Quốc. Từ khi vận hành đến nay, Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã tiếp nhận và xử lý hơn 1,46 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt; góp phần hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra sự cố môi trường do ùn ứ rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội và lượng nước rỉ rác phát sinh do phải chôn lấp...

Hiện nay, công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90 - 95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi...

Muốn xử lý được vấn đề môi trường hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là giải được bài toán rác thải
Muốn xử lý được vấn đề môi trường hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là giải được bài toán rác thải

Giải bài toán rác thải

Theo PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng, muốn xử lý được vấn đề môi trường hiện nay, một trong những khâu quan trọng nhất là giải được bài toán rác thải. Đây cũng là điều cần được lưu tâm khi phát triển điện rác

“Vấn đề quan trọng bây giờ là chọn công nghệ phù hợp, làm sao vừa đảm bảo xử lý được rác thải vừa không làm phát sinh các loại chất thải độc hại khác ra môi trường. Cần quán triệt lựa chọn công nghệ thích hợp không nên tham rẻ, đồng thời phải công khai, minh bạch trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các chuyên gia”, bà An chia sẻ.

Ngoài vấn đề công nghệ, để điện rác thật sự thành công, phát huy được hết hiệu quả như kỳ vọng thì một khâu rất quan trọng nữa chính là khâu phân loại rác.

“Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, muốn xử lý rác hiệu quả, phải làm tốt được khâu phân loại rác, trung chuyển rác, tập kết rác rồi mới đến xử lý rác. Nếu phân loại rác không làm tốt thì xử lý rác khó thành” - bà Bùi Thị An khẳng định.

Ra quân xử lý rác thải nhựa ở TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
Ra quân xử lý rác thải nhựa ở TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa

Ngoài các nhà máy điện rác lớn, cả nước cũng có khoảng 1.712 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm 467 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 38 dây chuyền sản xuất phân compost. Còn lại có khoảng 1.207 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phần lớn các bãi chôn lấp rác thải trên đều không hợp vệ sinh.

Ông Lê Văn Tâm, Phó Giám đốc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Việt Nam cho biết, nước ta hiện nay có khoảng 20 dự án điện rác. Việc chậm tiến độ xây dựng các nhà máy đốt rác phát điện sẽ dẫn đến hệ lụy phụ thuộc vào việc xử lý rác bằng chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên và tăng phát thải khí nhà kính; chậm phát triển năng lượng tái tạo, khiến Việt Nam khó đạt được mục tiêu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Còn theo một số chuyên gia môi trường, quá trình đốt rác phát điện có thể tạo ra khói, khí thải và tro bay, gây ô nhiễm môi trường. Điều này yêu cầu nhà máy điện rác phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả.

Cả nước hiện có hai địa phương đang đẩy mạnh việc phát triển điện rác là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài việc đẩy nhanh xây dựng các nhà máy điện rác, hai địa phương này cũng chú trọng cải tiến công nghệ xử lý rác thải. TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100%. Còn TP. Hà Nội đề ra mục tiêu năm 2024 phấn đấu phát triển thêm khoảng 67MW từ việc phát điện của tổ máy số 3 dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn và dự án Nhà máy Điện rác Seraphin Ba Vì. Trong tương lai, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các dự án xử lý rác thải tại các huyện Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thanh Trì và Gia Lâm...






Tin cùng chuyên mục
Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Bắc Trà My

Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Bắc Trà My

Ngày 22/6, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHP) phối hợp với Bộ Y tế tổ chức sự kiện tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Tham dự sự kiện có hơn 200 hội viên phụ nữ đến từ các xã của huyện Bắc Trà My.
Tin nổi bật trang chủ
Một nhiệm kỳ với quyết tâm “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” ở Con Cuông

Một nhiệm kỳ với quyết tâm “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” ở Con Cuông

Phóng sự - Thanh Hải - 19:57, 23/06/2024
Từ ý chí thống nhất “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” xây dựng chính quyền, xây dựng bản làng ngày một no ấm, hạnh phúc. Qua 5 năm (2019-2024), thực hiện mục tiêu nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Con Cuông lần thứ III, 2019, phát huy tinh thần đoàn kết của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và đồng bào các DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của Con Cuông đã từng bước phát triển. Trong đó, nổi bật là tỷ lệ giảm nghèo ở vùng đất khó khăn đặc biệt này mỗi năm đạt hơn 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn là gần 7%; thu nhập bình quân đầu người đến nay đã đạt hơn 41 triệu đồng…
Cẩn trọng với chiêu trò thu mua nông sản “lạ”

Cẩn trọng với chiêu trò thu mua nông sản “lạ”

Pháp luật - Minh Nhật - 19:40, 23/06/2024
Những năm gần đây, thương lái nước ngoài luôn có chiêu trò thu mua các nông sản "lạ", như: Đỉa, ốc bươu vàng, giun đất, lá bàng khô, lá điều khô, hạt na, cam non, búp thanh long, bọ xít đen… Chưa rõ động cơ của các thương lái có nhằm phá hoại kinh tế hay không, nhưng dễ thấy là họ đã kiếm lợi rất lớn bằng chiêu trò như vậy.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm - Giải pháp đột phá nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở Krông Ana

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm - Giải pháp đột phá nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở Krông Ana

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:26, 23/06/2024
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019 huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân được huyện chú trọng, là ưu tiên cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhờ được học nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nhiều người đồng bào DTTS có trên địa bàn huyện thu nhập ổn định, đời sống nâng cao.
Quản Bạ (Hà Giang):

Quản Bạ (Hà Giang): "Thức dậy" những tiềm năng du lịch

Kinh tế - Vũ Mừng - Hoàng Chính - 19:20, 23/06/2024
Trong những năm gần đây, Quản Bạ được xem là một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Hà Giang, bởi sự kết hợp hài hòa giữa sơn thủy hữu tình, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với những nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương.
Công tác phát triển đảng viên người DTTS ở Quảng Ninh: Nhận diện khó khăn (Bài 1)

Công tác phát triển đảng viên người DTTS ở Quảng Ninh: Nhận diện khó khăn (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 19:02, 23/06/2024
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhất là đối với địa bàn miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, đội ngũ đảng viên người DTTS đang đóng vai trò then chốt, là lực lượng "nòng cốt" trong các phong trào thi đua. Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, việc phát triển đảng viên là người DTTS không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đòi hỏi mỗi địa phương cần có cách làm, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 25): Luật Đất đai 2024 và vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 25): Luật Đất đai 2024 và vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 vừa qua. Trong kỳ họp lần thứ 7 này, Chính phủ đề xuất cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội. Luật Đất đai 2024 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất.
Cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt ở Lào Cai

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt ở Lào Cai

Media - Trọng Bảo - 18:51, 23/06/2024
Trong năm 2023, toàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông đường sắt làm 3 người bị thương. Còn đầu tháng 4 năm nay, trên tuyến đường sắt qua địa phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng giữa tàu goòng và xe đạp điện, khiến 2 người tử vong.
Hiệu quả từ một dự án giúp trẻ thoát thấp còi, suy dinh dưỡng

Hiệu quả từ một dự án giúp trẻ thoát thấp còi, suy dinh dưỡng

Xã hội - PV - 18:33, 23/06/2024
Nhằm góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng trên địa bàn các huyện miền núi khó khăn Hướng Hóa và Đakrông (tỉnh Quảng Trị), thời gian qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam (World Vision International tại Việt Nam) đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương và Tập đoàn Nhân Sâm Hàn Quốc KGC triển khai Dự án “Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi”. Đến nay, dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non cũng như thay đổi tư duy, nhận thức và cách chăm sóc trẻ của phụ huynh.
Mùa sen...

Mùa sen...

Giải trí - Ngô Thế Lâm - 18:29, 23/06/2024
Hiếm có nơi nào như đất nước ta, khi thiên nhiên hào phóng ban tặng cả bốn mùa ngập tràn hương sắc của các loài hoa. Và mỗi khi mùa hạ về, chúng ta lại được chiêm ngưỡng một loài hoa thanh cao, cao quý, tượng trưng cho quốc hồn, quốc tuý của dân tộc: Hoa sen!
Nghĩa Trụ - Điểm sáng về xây dựng nông thôn mới nâng cao ở tỉnh Hưng Yên

Nghĩa Trụ - Điểm sáng về xây dựng nông thôn mới nâng cao ở tỉnh Hưng Yên

Trang địa phương - Công Minh - 18:10, 23/06/2024
Được mệnh danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi gắn liền với tên tuổi của những nhà cách mạng kiệt xuất, xã Nghĩa Trụ chính là niềm tự hào của huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung. Kế thừa bề dày lịch sử, lẫn tiềm năng thế mạnh sẵn có, những năm qua Nghĩa Trụ đã vươn mình trở thành xã nông thôn mới nâng cao, với cơ sở hạ tầng khang trang, kinh tế phát triển mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện.
Quảng bá du lịch qua điện ảnh: Một hướng đi hiệu quả

Quảng bá du lịch qua điện ảnh: Một hướng đi hiệu quả

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 18:06, 23/06/2024
Những bộ phim về đề tài dân tộc, miền núi với văn hóa, phong tục, cảnh đẹp thực sự thu hút nhiều khán giả. Tuy nhiên mảng điện ảnh này vẫn còn yếu và thiếu để có thể thu hút nhiều người đến du lịch, trải nghiệm với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nếu được đầu tư, triển khai nhiều đề tài điện ảnh về mảng này thì đây thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế du lịch miền núi phát triển.