Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Huyện bất ngờ ra quyết định chuyển công tác, trường “trắng” giáo viên Tiếng Anh

Hoàng Thùy - 20:35, 21/09/2023

Trước thềm năm học mới, UBND huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ có quyết định chuyển công tác giáo viên dạy môn Tiếng Anh, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia. Điều đáng nói, việc luân chuyển trên nhà trường không hề hay biết, dẫn đến tình trạng trường “trắng” giáo viên dạy môn Tiếng Anh.

Sau quyết định luân chuyển của huyện, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia, huyện Buôn Đôn hiện không có giáo viên môn Tiếng Anh
Sau quyết định luân chuyển của huyện, Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia, huyện Buôn Đôn hiện không có giáo viên môn Tiếng Anh

Theo ông Phạm Văn Cường, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi, ngày 14/8/2023, UBND huyện Buôn Đôn đã ban hành quyết định số 3296/QĐ-UBND về việc, chuyển công tác đối với viên chức đối với bà P.T.H.T. (SN 1990, trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Tiếng Anh), giáo viên dạy môn Tiếng Anh Trường Tiểu học Lê Lợi, xã Cuôr Nia đến nhận công tác tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ama Trang Lơng, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, kể từ ngày 21/8/2023.

Điều đáng nói, ngay cả Hiệu trưởng nhà trường cũng kho biết việc cô giáo P.T.H.T. được luân chuyển công tác, cho đến khi tiếp nhận quyết định do UBND huyện ban hành. Việc luân chuyển viên chức bất ngờ này khiến Trường Tiểu học Lê Lợi gặp khó khăn trong công tác dạy và học môn Tiếng Anh.

Theo quy định Nghị định 115 của Chính phủ, về tuyển dụng công chức và căn cứ Công văn 106 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về tiếp nhận hồ sơ thuyên chuyển công tác theo nguyện vọng, thì nhà trường phải có công văn đồng ý chuyển đi và có một công văn tiếp nhận của đơn vị mới công tác. Nhưng ở đây, UBND huyện Buôn Đôn ban hành quyết định luân chuyển viên chức, sau đó nhà trường mới có công văn cho bà P.T.H.T. chuyển công tác.

Trường Tiểu học Lê Lợi có 312 học sinh, trong đó có hơn 80% là học sinh DTTS phía Bắc. Đến ngày 21/8, toàn trường có tổng cộng 23 biên chế, trong đó, có 2 viên chức quản lý, 1 tổng phụ trách đội, 17 giáo viên và 3 nhân viên. Nhà trường chỉ có 1 giáo viên dạy Tiếng Anh, và đây lại là môn đặc thù không thể bố trí giáo viên dạy thay. 

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tiếng Anh là một học bắt buộc và dạy chính khóa. Trong khi đó, nơi cô T. chuyển đến hiện tại đã có 3 giáo viên Tiếng Anh, thêm cô T. chuyển về thành 4 giáo viên Tiếng Anh.

Hiện tại học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi không được học đủ giờ môn Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Hiện tại học sinh Trường Tiểu học Lê Lợi không được học đủ giờ môn Tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trước tình hình trên, ngày 14/9, lãnh đạo Trường Tiểu học Lê Lợi đã có báo cáo gửi UBND huyện Buôn Đôn, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về việc không có giáo viên dạy môn Tiếng Anh năm học 2023-2024. Nội dung báo cáo cho biết, chỉ tiêu số lượng người làm việc được UBND huyện giao trong quyết định số 3344 ngày 28/8/2023 thì, tại thời điểm này, nhà trường còn thiếu 1 giáo viên Tiếng Anh (do chuyển công tác theo quyết định số 3296 ngày 14/8/2023 của Chủ tịch UBDN huyện).

Năm học mới 2023-2024 đã bắt đầu được 2 tuần, đến nay nhà trường không thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định tại Thông tư số 32 ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông về môn Tiếng Anh, vì thiếu giáo viên môn này.

Để giải quyết tạm thời tình trạng trên, nhà trường đã tìm kiếm và thỏa thuận với một giáo viên dạy Tiếng Anh trên địa bàn huyện, với mức lương 3,8 triệu đồng/tháng để về dạy học tạm thời cho các em học sinh. Theo quy định, mỗi tuần các khối lớp 3, 4, 5 phải học 4 tiết/tuần, nhưng hiện tại nhà trường mới chỉ bố trí, sắp xếp cho các em được học 2 tiết/tuần. Hiện tại, nhà trường đang gặp khó khăn, vì không có kinh phí chi trả lương cho cô giáo dạy Tiếng Anh do vậy, phải huy động xã hội hóa giáo dục.

Trên cơ sở đó, Trường Tiểu học Lê Lợi đề nghị UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét bố trí giáo viên Tiếng Anh cho nhà trường để đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ cũng như chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh. Đồng thời, cho ý kiến có thực hiện giảng dạy môn Tiếng Anh; hay không thực hiện dạy môn Tiếng Anh để nhà trường sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy cho phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. 

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Khát vọng Tây Nguyên

Khát vọng Tây Nguyên

Kinh tế - Uông Thái Biểu - 18:19, 30/04/2024
Tây Nguyên là nơi hội đủ những điều kiện để phát triển hơn nữa, nhưng hiện tại vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” cần được giải quyết. Khơi thông, phát huy các nguồn lực, thực thi các chương trình hành động mang tính đột phá để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 12:39, 30/04/2024
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.