Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đăk Na - Vùng đất của những nghệ nhân

PV - 16:45, 28/08/2020

Ghé thăm xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), chúng tôi không khỏi thán phục khi biết 13/13 thôn trên địa bàn xã đều có những nghệ nhân say mê với văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng. Họ chính là những người “giữ hồn” của làng, đang ngày đêm lưu truyền nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc cho con cháu.

Nghệ nhân A Đai (bên trái) và A Méc là những người có nghề đan lát giỏi. Ảnh: MT
Nghệ nhân A Đai (bên trái) và A Méc là những người có nghề đan lát giỏi. Ảnh: MT

“Giữ hồn” làng từ nhạc cụ dân tộc...

Xã Đăk Na cách trung tâm huyện Tu Mơ Rông ( Kon Tum ) gần 40km, gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng, sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống ở lưng chừng sườn núi. Đến thăm một số làng, đọng lại trong lòng khách là cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên của bà con. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn còn giữ gìn được nhiều nét văn hóa truyền thống.

Dưới mái nhà rông thôn Mô Bành 2, chúng tôi gặp nghệ nhân A Gạo - người có hơn 10 năm truyền dạy kỹ thuật đánh cồng chiêng cho thanh thiếu niên. Ông giới thiệu: Làng có 3 nghệ nhân, mỗi tháng, chúng tôi tụ họp về nhà rông 3 đêm, khi con trăng tròn, để tập luyện riêng cho trẻ em ở làng biết cách thức sử dụng nhạc cụ, biểu diễn bài chiêng, điệu xoang... Những hôm không tập, chúng tôi hướng dẫn cho lớp người kế cận cách chỉnh chiêng, bảo quản và cất giữ 3 bộ chiêng của làng đúng nghi thức truyền thống.

“Nhiều năm qua, những người trẻ như tôi vẫn cố gắng học hỏi người già ở làng về phong tục, văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là sử dụng các nhạc cụ dân tộc. Hiện tại, trong làng của tôi có gần 30 thanh niên, thiếu nhi tham gia 2 đội chiêng, xoang…” - nghệ nhân trẻ A Méc ở thôn Mô Bành 2 bộc bạch.

A Méc còn cho hay, bản thân anh có 8 năm theo học kiến thức, kinh nghiệm từ các nghệ nhân trong làng để gìn giữ từng bài chiêng cổ của dân tộc. Anh mong muốn truyền lại cho các em nhỏ ở làng, để mai này thay người già giữ bản sắc truyền thống dân tộc mình.

Không chỉ bảo tồn và truyền dạy đánh cồng chiêng, múa xoang, mà nhiều nghệ nhân còn tựchế tác các nhạc cụ truyền thống từ lồ ô, tre, nứa và truyền dạy lại cho thế hệ trẻ. Điển hình như nghệ nhân A Ngụ ở làng Đăk Rip 2 chế tác được rất nhiều loại nhạc cụ, như đàn ting ning, đàn tơ rưng, klông pút… Theo nghệ nhân này, vào các ngày lễ hội quan trọng ở làng, ông sẽ đích thân tập dượt cho lũ trẻ, hướng dẫn mỗi người tự chọn nhạc cụ để làm quen. Sau mỗi đợt như thế, bạn trẻ nào có năng khiếu, hay yêu thích âm nhạc dân tộc sẽ được ông trực tiếp truyền dạy.

Nghệ nhân A Ngụ cũng tâm sự, nguyên liệu để làm nhạc cụ truyền thống ở rừng không thiếu, tuy nhiên muốn làm được các loại nhạc cụ thì người chế tác phải có khả năng thẩm âm tốt, đồng thời phải thường xuyên học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước.

“Chẳng hạn như âm thanh của đàn tơ rưng, klông pút phát ra tiếng vang hay trầm đục, kéo dài… đều do mình chọn thân cây lồ ô, hay tre chưa đúng tuổi, chế tác chưa đúng hình dáng thu hút tiếng gió ra vào... Tôi chỉ cần nghe âm thanh phát ra hơi dài, rồi bụp bụp là biết nguyên liệu tạo ra nó chưa đạt, cần phải tháo từng thanh lồ ô hoặc tre nứa, rồi vót lại 2 đầu ống và cắt lại 1 trong 2 đầu… Cứ làm mãi như thế, đến khi âm thanh kéo dài vang vang tắt dần, vừa tai người nghe là chuẩn” - A Ngụ chia sẻ kinh nghiệm chế tác nhạc cụ.

Nghệ nhân A Đai tỉ mẩn vót từng cây nứa nhỏ để đan các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: MT
Nghệ nhân A Đai tỉ mẩn vót từng cây nứa nhỏ để đan các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: MT

…đến gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Không dừng ở việc truyền dạy nhạc cụ dân tộc, mà các nghệ nhân Xơ Đăng ỏ xã Đăk Na còn nỗ lực giữ nghề đan lát truyền thống.

Theo giới thiệu của cán bộ xã, chúng tôi đến thăm nghệ nhân A Đai ở thôn Kon Chai - người được đánh giá là rất khéo tay, khi tự làm ra các sản phẩm truyền thống như rổ, rá, nia, gùi… Mỗi sản phẩm của ông làm ra có sự sáng tạo riêng, với nhiều hoa văn, đường chỉ đan xen, trang trí đặc sắc, khác lạ ở thân gùi, rổ, rá.

Ông A Đai cho biết, từ ngày xưa, ông nội, bà nội của ông đã sử dụng than củi đen giã ra, rồi hòa với nhựa thông để trét vào các thân cây tre, cây mây cho màu đen. Từ kinh nghiệm để lại của ông bà, ông đã tự mày mò sáng tạo, đi rừng kiếm cây thông có nhựa, hoặc dây mây, hay dây rừng khác có nhựa ướt mang về, sau đó lấy than giã mịn bôi vào tạo màu đen. Sau đó, ông dùng các dây màu đen này đan xen kẽ để trang trí thân gùi, hay nia, rổ rá trong nhà. Ông A Đai còn cho hay, bản thân còn biết rèn sắt, chế tạo ra nhiều dụng cụ sản xuất.

Chia tay nghệ nhân A Đai, chúng tôi đến thăm nghệ nhân A Rơi ở làng Lê Văn - cũng là người đan lát giỏi ở Đăk Na. Tuy mới 32 tuổi nhưng với niềm đam mê và được người cha truyền dạy gần chục năm nay, A Rơi đã đan được rất nhiều loại vật dụng truyền thống phục vụ sinh hoạt hàng ngày của bà con, đặc biệt là chiếc chuy - gùi đeo vai truyền thống của đàn ông Xơ Đăng. Hiện nay có rất ít người ở xã Đăk Na biết đan loại dụng cụ đặc trưng này.

“Đàn ông đan được chuy là người thật sự khéo tay, cùng đó là kinh nghiệm đi hái mây rừng, cây tre non đúng tuổi về ngâm nước suối, phơi sương sớm rồi phơi nắng ấm cho đạt độ cong và độ dẻo dai, rồi đan thành vòng tròn, vòng cung, tạo thành lớp xếp đáy chuy đều, khít và không vênh nhau. Để đan được 1 cái chuy, tôi phải mất cả tháng. Ngay từ nhỏ, khi cùng cha đi rừng tôi đã được truyền dạy, nhưng tập luyện mãi, mấy năm gần đây tôi mới làm được nó” - nghệ nhân A Rơi tự hào khoe việc biết đan chiếc chuy truyền thống của người Xơ Đăng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Viên – Chủ tịch UBND xã Đăk Na cho biết, không riêng ở thôn Mô Bành 2, Kon Chai hay Đăk Ríp, mà ở các thôn còn lại, mỗi thôn đều có từ 1-3 nghệ nhân am hiểu văn hóa truyền thống dân tộc. Các nghệ nhân này thường xuyên hỗ trợ địa phương tham gia biểu diễn, truyền dạy cách sử dụng nhạc cụ và các nghề truyền thống cho thế hệ trẻ trên địa bàn. Ngoài ra, địa phương cũng đã tuyên truyền, vận động bà con gìn giữ được 15 bộ chiêng. Sắp tới, xã sẽ xây dựng kế hoạch hàng năm tổ chức thi biểu diễn cồng chiêng; đồng thời phối hợp với Đoàn Thanh niên của xã, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tiếp tục mở các lớp truyền dạy cách sử dụng các nhạc cụ và nghề truyền thống cho thanh thiếu niên ở các làng, nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Khám phá nét độc đáo trong Lễ hội Khô Già Già năm 2024 của người Hà Nhì ở Lào Cai

Khám phá nét độc đáo trong Lễ hội Khô Già Già năm 2024 của người Hà Nhì ở Lào Cai

Lễ hội Khô Già Già năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15 - 19/7 (tức ngày 10 - 14/6 Âm lịch) tại tất cả các thôn người Hà Nhì thuộc các xã Y Tý , A Lù, Trịnh Tường, Nậm Pung, A Mú Sung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 6 giờ trước
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 6 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 6 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới BHYT toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 6 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Chiến Khu - 23:24, 06/07/2024
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku, Người có uy tín ở khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, an sinh xã hội, hết lòng chăm lo cho đồng bào Khmer nơi biên giới. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia.