Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

An Yên - 15:27, 30/06/2024

Nếu phải nói một câu khái quát nhất cho kết quả sau 5 năm Đại hội Đại biểu DTTS các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung giai đoạn 2019 - 2024, thì có thể đó là việc giảm nghèo qua từng năm; thậm chí, nhiều vùng có kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Ảnh Thanh Huyền
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. Ảnh Thanh Huyền

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh

Huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa là một minh chứng điển hình. Đây là địa phương có tỷ lệ giảm nghèo nhanh. Nếu như năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo là 11,8% thì đến đến năm 2023 chỉ còn 3,7%. Tỷ lệ giảm nghèo của huyện bình quân hơn 3%/năm, luôn cao hơn 2 lần bình quân chung toàn tỉnh. Hiện, thu nhập bình quân đầu người đã đạt hơn 47 triệu đồng/năm.

Ở huyện nghèo khó bậc nhất xứ Nghệ, Kỳ Sơn cũng đã xác định công tác giảm nghèo luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có thể thấy rõ, trong Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện, thì các chính sách phát triển KT-XH đều luôn hướng đến mục tiêu giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân. Và thực tế huyện Kỳ Sơn đã làm được như thế khi tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 3 - 5%, hiện tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 49,68%. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 24,7 triệu đồng/năm. Ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn nhấn mạnh: Ở một địa bàn có đến 98% diện tích đất dốc và đồi núi, thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai bão lũ luôn thường trực… thì đó là con số “biết nói” cho những nỗ lực, cố gắng lớn lao.

Chúng tôi khá ấn tượng khi được lãnh đạo huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ về những nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo cho đồng bào DTTS trên dãy Trường Sơn. Từ việc thực hiện các Chương trình 135, Chương trình MTQG 1719, giảm nghèo bền vững; từ sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực vươn lên của mỗi người dân nên kinh tế - xã hội vùng A Lưới đã có những đổi thay rõ rệt. Những mô hình sản xuất có hiệu quả từ trồng chuối, nuôi bò sinh sản, nuôi dê, cá, trồng hoa, trồng sâm và trồng rừng… mang lại cơm no, áo ấm bền vững cho người dân vùng cao.

Ở một địa bàn xa xôi, khó khăn như Kỳ Sơn, thì nguồn lực đầu tư từ bên ngoài là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là làm sao đồng bào tự ổn định được cuộc sống, thay đổi tư duy làm kinh tế để từng bước giảm nghèo bền vững.”

Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe

Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng thông tin: Chỉ mỗi sản xuất lúa nước thôi, đồng bào xã A Ngo đã có 65 tạ/ha, tương đương nhiều xã vùng đồng bằng. Chả thế mà, tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 là 49,98%, thì đến cuối năm 2023 còn lại 24,3%. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 35,22 triệu đồng/năm, tăng 10,9 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2019. Hiện nay, A Lưới đã thoát khỏi tình trạng huyện đặc biệt khó khăn.

Trăn trở, kỳ vọng

Những thành công đạt được trong thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện đã phản ánh rõ nét hiệu quả từ các chương trình, chính sách dân tộc; niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tiếp tục được nhân lên; khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững; người dân có quyền tự hào về những thành công hôm nay và đây cũng sẽ là động lực để giai đoạn tới tiếp nối, kế thừa.

Nhưng, sau những con số ấn tượng; những gương người tốt, việc hay; sau những công trình, phần việc được đầu tư, nâng cấp… thì vùng DTTS khu vực Duyên hải miền Trung vẫn còn bộn bề khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo dù giảm nhanh nhưng vẫn ở mức cao. Nhìn từ các địa phương, thì hầu hết tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức hai con số; ngay như huyện 30a Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An còn xấp xỉ 50%.

Những mùa lạc đổi đời ở xã Nậm Cắn, huyện vùng cao Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
Những mùa lạc đổi đời ở xã Nậm Cắn, huyện vùng cao Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Mức sống của người dân đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn thấp, thu nhập bình quân đầu người đã tăng nhưng so với vùng, miền khác vẫn chênh lệch lớn. Ở huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2023 chưa đến 29 triệu đồng/năm.

Từ thực tiễn cuộc sống, từ quá trình thực hiện theo các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Đại hội Đại biểu các DTTS các huyện đề ra; trong Quyết tâm thư của Đại hội giai đoạn tới, nhiều địa phương đã cho thấy sự trăn trở, kỳ vọng lớn lao trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc gắn với vùng đồng bào DTTS.

Xin được kết thúc bài viết này bằng sự trăn trở của Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe, rằng: Chúng tôi chỉ mong sao, qua việc thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ mà Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV đề ra, đời sống kinh tế - xã hội của người dân ngày càng nâng lên, bộ mặt bản làng có nhiều thay đổi. Ở một địa bàn xa xôi, khó khăn như Kỳ Sơn, thì nguồn lực đầu tư từ bên ngoài là rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là làm sao đồng bào tự ổn định được cuộc sống, thay đổi tư duy làm kinh tế để từng bước giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Với các hoạt động sôi nổi, hữu ích từ mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đã giúp các em học sinh DTTS nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, kiến thức về bình đẳng giới, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết… từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
Lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã và đang giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

Lực lượng vũ trang Quân khu 9 đã và đang giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Hòa chung không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua lập thành tích hướng tới chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân, sáng 2/7, tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm và làm việc với Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Samsung, hướng tới đột phá trong các lĩnh vực hợp tác mới

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Samsung, hướng tới đột phá trong các lĩnh vực hợp tác mới

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lee Jae Yong, Chủ tịch Tập đoàn Samsung.
Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Du lịch - Minh Nhật - 23:13, 01/07/2024
Theo số liệu Tổng Cục Thống kê công bố vào ngày 29/6, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón tổng cộng hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 60% so cùng kỳ năm 2023 và tăng nhẹ so cùng kỳ năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 23:03, 01/07/2024
Với các hoạt động sôi nổi, hữu ích từ mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đã giúp các em học sinh DTTS nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, kiến thức về bình đẳng giới, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết… từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS và miền núi.
Tin trong ngày - 1/7/2024

Tin trong ngày - 1/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Lạng Sơn: Hai vợ chồng tử vong do ngạt khí. Già làng... "trẻ" người Ca Dong. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Trang địa phương - Minh Nhật - 22:55, 01/07/2024
Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ bảo tồn và khai thác bền vững 82 nguồn gene cây dược liệu quý hiếm, phát triển 25 cây dược liệu quý, đặc hữu với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - Minh Nhật - 22:49, 01/07/2024
Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024 cho biết, đúng 8 giờ ngày 17/7 thí sinh sẽ biết điểm thi.
Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giáo dục - Ngọc Thu - 22:48, 01/07/2024
Vào năm học 2024 - 2025, các bộ sách giáo khoa sẽ giảm giá từ 9,6% - 11,2%. Đây là thông tin phấn khởi đối với học sinh, phụ huynh trước việc Nhà nước định giá sách giáo khoa (SGK) hợp lý. Với đội ngũ thầy cô giáo cũng vui lây vì sẽ có thêm cơ sở lựa chọn các bộ sách thực sự phù hợp, chất lượng để giảng dạy trong năm học mới.
Chính thức tăng lương từ hôm nay

Chính thức tăng lương từ hôm nay

Thời sự - Minh Thu - 22:42, 01/07/2024
Tăng lương cơ sở; mức lương hưu, trợ cấp BHXH; sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày... là những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7.
Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 22:34, 01/07/2024
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2024 sẽ bố trí nguồn kinh phí gần 36,5 tỷ đồng để cấp cho 3 công ty lâm nghiệp, nhằm trồng 443,92 ha rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.