Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Cơ Ho ở Lâm Đồng phấn khởi tiêm vaccine phòng dịch COVID-19

PV - 09:43, 09/10/2021

Với ý thức phòng bệnh là trên hết, những ngày này, đồng bào người Cơ Ho ở xã vùng sâu Đưng K’Nớ (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) hồ hởi đi tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 khi địa phương bắt đầu chương trình tiêm phủ cho toàn dân.

Bàn tư vấn cho bà con trước khi vào tiêm.
Bàn tư vấn cho bà con trước khi vào tiêm.

Mấy ngày nay, trụ sở UBND xã Đưng K’Nớ nhộn nhịp hơn bình thường. Ngoài người dân đến làm việc, nơi đây còn trở thành điểm tiêm vaccine “dã chiến” cho bà con sinh sống tại buôn làng trong đợt tiêm phủ toàn dân để phòng dịch COVID-19 đầu tiên của huyện Lạc Dương. Gần trưa, những cơn mưa rừng vẫn không ngớt. Rất may, chính quyền địa phương đã chuẩn bị sẵn mái che cỡ lớn ngoài sân trụ sở UBND để bà con xếp hàng ngồi chờ đến lượt và tiêm chủng.

Hiên trụ sở Ủy ban nhân dân xã Đưng K’Nớ thành nơi đón tiếp, hướng dẫn người dân đăng ký thông tin. Sảnh dưới cầu thang đặt bàn khám sàng lọc và tư vấn cho bà con, một số phòng làm việc của cán bộ Ủy ban trở thành nơi tiêm vaccine và nơi bà con ngồi chờ theo dõi sau tiêm. Cứ thế, bà con trong buôn làng tuần tự đi vào một đường khi được gọi tên và đi ra ngoài một đường khác sau khi đã hoàn thành mũi tiêm phòng dịch COVID-19 đầu tiên.

Bác sỹ Lơ Mu Đa Ly, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đưng K’Nớh (Lạc Dương) cho biết, Trạm Y tế cách UBND xã vài chục mét nhưng khuôn viên nhỏ, không đủ khoảng cách khi bà con đến tiêm chủng. Do vậy, địa phương đã chủ động lập điểm tiêm ở trụ sở Ủy ban Nhân dân xã với đầy đủ nhân lực hỗ trợ, giúp bà con đến tiêm vaccine phòng dịch an toàn và nhanh gọn. “Ngoài nhân lực tại chỗ, chúng tôi còn được các y, bác sỹ ở Trung tâm Y tế huyện tăng cường, hỗ trợ việc tiêm phòng cho bà con đảm bảo đúng tiến độ đề ra” – bác sỹ Đa Ly cho hay.

Khi biết tin có đợt tiêm vaccine phòng dịch, bà Bon Niêng K’Trang (thôn Đưng Knớh 1, xã Đưng Knớh) đã chủ động ở nhà, không đi rẫy như mọi khi để được “tiêm cái vaccine phòng bệnh”. “Được thôn thông báo danh sách đi tiêm vaccine, mình vui lắm, rất phấn khởi vì được nhà nước quan tâm cho tiêm sớm để phòng, chống dịch bệnh” – bà K’Trang nói.

Người dân thôn Đưng K’Nớ 1, thôn Lán Tranh (xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương) đi tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 trong ngày 7/10.
Người dân thôn Đưng K’Nớ 1, thôn Lán Tranh (xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương) đi tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 trong ngày 7/10.

Trong phòng theo dõi sau tiêm, bà Cill Múp K’Đong (56 tuổi, thôn Lán Tranh) bày tỏ: “Lúc mới vào tiêm, mình cũng thấy hơi lo lắng, giờ hết rồi. Người vẫn khỏe và yên tâm hơn nhiều vì đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên”.

Không chỉ những người lớn tuổi, nhiều bạn trẻ, đoàn viên thanh niên trên địa bàn xã Đưng K’Nớ cũng hồ hởi đi tiêm vaccine ngay khi được thông báo danh sách trong đợt này. Vừa nhận “Giấy chứng nhận tiêm chủng”, Bon Niêng K’Jieng (thôn Đưng K’Nớ 1) không giấu nổi niềm vui cho biết: “Em là người rất sợ kim tiêm nhưng khi được bác sỹ tư vấn, hướng dẫn để được tiêm mũi vaccine đầu tiên, em thấy bình tĩnh và bớt lo lắng hơn. Mọi người nên đi tiêm để phòng, chống dịch cho bản thân và cho cộng đồng”.

Đưng K’Nớ là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lạc Dương với hơn 520 hộ, hơn 2.300 nhân khẩu; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Trong đợt tiêm phủ vaccine đầu tiên này, xã Đưng K’Nớh được phân bổ 500 liều, đạt khoảng 20% số dân trên địa bàn. 

Theo ông Bon Niêng Ha Dong, Phó Chủ tịch UBND xã Đưng K’Nớ, để chuẩn bị cho đợt tiêm vaccine này, địa phương đã chuẩn bị chu đáo cả về nhân lực và vật lực, huy động nhiều cơ quan cùng tham gia hỗ trợ ngành y tế. “So với đợt tiêm lần trước dành cho các nhóm ưu tiên, đợt này ý thức người dân đã được nâng cao rõ rệt. Họ chủ động đi tiêm ngay từ sớm khi được thông báo. Qua đó, đảm bảo cho công tác phòng chống dịch, tiếp tục giữ được vùng xanh không có ca mắc COVID-19 trên địa bàn xã” - ông Ha Dong chia sẻ./.

Tin cùng chuyên mục
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Tin nổi bật trang chủ
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 1 giờ trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Có đường nhưng... vẫn chưa hết khổ

Tiếng nói từ cơ sở - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, trong những trận mưa lớn vào đầu năm 2024, nước từ đường Đại Dực đi xã Đại Thành cũ theo cống thoát nước, chảy xuống đường dân sinh ra đến đường trục chính của xã Đại Dực, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) làm trôi bùn đất xuống ruộng và Trung tâm Văn hóa xã, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 3 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.