Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Động lực mới cho lực lượng cô đỡ thôn bản

Thúy Hồng - 09:36, 11/04/2023

Cô đỡ thôn bản được ví như cánh tay nối dài của ngành Y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng DTTS và miền núi. Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã có cơ chế chính sách để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản. Tuy nhiên, từ thực tế mỗi nơi một cách làm, do vậy hoạt động của cô đỡ thôn bản gặp không ít khó khăn. Để phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn bản, cần sự quan tâm hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai vận dụng kịp thời, linh hoạt hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cô đỡ thôn bản...

Đội ngũ cô đỡ thôn bản đóng góp quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các vùng đồng bào DTTS đặc biệt trong việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh
Đội ngũ cô đỡ thôn bản đóng góp quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các vùng đồng bào DTTS, đặc biệt trong việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh

Những cô đỡ thôn bản vượt khó bám trụ với nghề

Cô đỡ thôn bản là những người sinh sống tại cộng đồng DTTS, sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình để truyền đạt cho người dân thôn bản những thông tin quan trọng về chăm sóc sức khỏe; đồng thời cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn bản.

Để trở thành cô đỡ, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay toàn quốc đã có 3.077 cô đỡ được đào tạo.

Chị Lò Thị Đường (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) cho biết: Trong suốt 7 năm làm cô đỡ tại các thôn bản, chị không nhớ nổi đã đỡ đẻ cho bao nhiêu ca, nhưng khi nào các sản phụ cần là lúc ấy chị Đường có mặt. Kể cả 1 - 2 giờ đêm, họ gọi là chị chạy đến.

Do địa hình vùng cao hiểm trở, không có điện, chợ lại xa, khiến hành trình thăm khám các thai phụ của chị vô cùng gian nan. Bên cạnh việc giám sát sức khỏe sinh sản cho 97 hộ dân, chị Lò Thị Đường phải kiêm nhiệm cả công tác phụ nữ và dân số. Công việc hằng ngày của chị là thăm khám các bà mẹ mang thai, chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh.

Chị Đường kể, đồng bào dân tộc Mông thường sản xuất chủ yếu làm ruộng, nương trong rừng. Bởi vậy, để chăm sóc sức khỏe các sản phụ, mỗi ngày, chị Đường phải đi vài tiếng đồng hồ để gặp được từng sản phụ, tư vấn về khám sức khỏe định kỳ, thăm khám cho sản phụ. “Có phải lúc nào họ cũng ở nhà đâu. Bà bầu vượt mặt vẫn lên nương, vào rừng. Chúng tôi phải đi theo họ lên nương để vận động họ về nhà, đến cơ sở y tế khi gần đến ngày dự sinh”, chị Đường nói.

Vất vả, bận rộn nhưng một tháng, chị chỉ được hỗ trợ 447.000 đồng. "Tôi dành 200.000 đồng nạp tiền điện thoại, phục vụ cho việc gọi điện hỏi thăm sản phụ. Số tiền còn lại tôi mua xăng để đi tới nhà họ. Với kinh phí hiện tại không đủ để tôi trang trải cuộc sống. Thậm chí, tôi còn phải tự bỏ tiền túi ra để chi trả cho công việc. Nhưng người dân họ cần mình thì mình phải làm”, chị Lò Thị Đường tâm sự.

Cô đỡ thôn bản chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại huyện Mường Nhé (Điện Biên)
Cô đỡ thôn bản chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại huyện Mường Nhé (Điện Biên)

Tương tự, cô đỡ thôn, bản Lò Thị Luấn (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho biết, giao thông ở miền núi rất khó khăn, bản xa nhất cách Trạm y tế xã 18 km, phải đi bộ nhiều giờ đồng hồ, nhưng từ năm 2020 đến nay, phụ cấp cho y tế thôn bản bị cắt hoàn toàn, tiền đi lại, xăng xe không có, nên ảnh hưởng nhiều đến triển khai công việc hàng ngày. Trước đó, địa phương cũng có chính sách đối với cô đỡ thôn bản hoạt động từ 2013 - 2019, nhưng chỉ với mức phụ cấp 550.000 đồng/tháng từ việc kiêm nhiệm này.

Ông Đinh Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế) cho biết: Việc thực thi các chính sách cho cô đỡ thôn bản giữa các địa phương có sự khác nhau, khiến việc duy trì hoạt động của đội ngũ này gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương không bố trí kinh phí hỗ trợ cho cô đỡ thôn bản hoạt động.

Lãng phí nguồn nhân lực cơ sở

Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản, việc thực thi các chính sách còn có sự khác nhau giữa các địa phương, dẫn tới việc duy trì hoạt động của đội ngũ cô đỡ gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương không bố trí kinh phí hỗ trợ cho cô đỡ thôn bản hoạt động.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến 31/1/2023 đã có 1.528 cô đỡ thôn bản được đào tạo đã ngừng hoạt động do không có kinh phí. Hiện tại, số cô đỡ thôn bản được hưởng phụ cấp đã giảm xuống chỉ còn 911 người, trong đó có 732 người kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên Y tế thôn bản.

Theo Thông tư số 07/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 8/3/2013, cô đỡ thôn, bản” đã chính thức được công nhận là một chức danh trong hệ thống y tế Việt Nam. Dù vậy, việc bố trí kinh phí cho hoạt động của cô đỡ thôn bản tại địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Bà Lý Thị Đảm - Phó Trưởng Khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang chia sẻ, Hà Giang là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống. Tại đây, mỗi cô đỡ thôn bản chỉ được hỗ trợ trung bình mỗi người khoảng 700.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, nhiều lần công việc này bị gián đoạn vì thiếu phụ cấp, họ phải làm thêm các công việc khác kể có thu nhập.

Theo bà Đảm, việc các cô đỡ thôn bản ngừng hoạt động vì khó khăn kinh tế, là sự lãng phí vô cùng lớn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi họ đã được đào tạo bài bản và lựa chọn từ chính cộng đồng dân tộc, nhằm phục vụ nguồn bệnh nhân tại chỗ, ở những nơi mà hệ thống y tế chưa phát triển.

Chị Triệu Thị Phấy (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), người theo dõi sức khỏe sinh sản cho hơn 100 gia đình dân tộc Dao đỏ của thôn bày tỏ: “Tôi mong muốn các ban, ngành, đoàn thể  quan tâm và bổ sung kinh phí hoạt động cho những cô đỡ thôn bản”.

Theo báo cáo của các địa phương, kết quả khảo sát năm 2021 cho thấy, tại 18 tỉnh miền núi khó khăn có tới 4.346 thôn bản cần có cô đỡ, vì cô đỡ thôn bản có sự đáp ứng tại chỗ ngay lập tức, liên tục và miễn phí đối với các bà mẹ và trẻ em ở những vùng khó khăn. Đặc biệt, tại các tỉnh miền núi khó khăn, như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Kon Tum, Gia Lai vẫn còn nhiều thôn bản, có tỷ lệ tự sinh tại nhà vẫn rất cao (trên 60%).

Động lực mới cho cô đỡ thôn bản

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 với 10 dự án thành phần, trong đó có nội dung chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản (thuộc Dự án 7). 

Theo đó, chính sách hỗ trợ nhân viên y tế, cô đỡ thôn bản đỡ đẻ tại nhà cho bà mẹ không đến đẻ tại cơ sở y tế: 200.000 đồng/ca; chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh: 100.000 đồng/lần (Thông tư số 15/2022 ngày 4/3/2022 của Bộ Tài Chính). Đây sẽ là động lực mới cho đội ngũ cô đỡ thôn bản phát huy hết vai trò của mình để chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em vùng DTTS và miền núi.

Phát biểu tại Hội nghị Vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản, được Bộ Y tế tổ chức đầu tháng 3 vừa qua, ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc  đề nghị, cấp ủ, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở các cấp vùng DTTS và miền núi xác định rõ vai trò, vị trí của cô đỡ thôn bản; quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là thực hiện kịp thời, linh hoạt, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cô đỡ thôn bản... nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn bản, xứng đáng là cánh tay nối dài của ngành yY tế trong việc thực hiên sứ mệnh chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi. 

Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3175/VPCP-KGVX ngày 10/5/2024 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện các quy định bảo đảm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược liệu.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 07:21, 11/05/2024
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 07:11, 11/05/2024
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 07:07, 11/05/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 06:54, 11/05/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 06:52, 11/05/2024
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.