Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa hình ảnh đất nước ra thế giới qua con đường di sản: Chính sách nâng tầm di sản (Bài 2)

Khánh Thi - 07:16, 21/12/2022

Di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa của dân tộc, mà còn là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế. Đảng, Nhà nước ta đã có những quyết sách kịp thời để nâng tầm di sản trong tiến trình hội nhập.

Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, di sản văn hóa của dân tộc được bảo tồn thông qua đội ngũ nghệ nhân dân gian. (Trong ảnh: Nghệ nhân Lò Văn Biến – Yên Bái, truyền dạy xòe Thái cho lớp trẻ)
Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, di sản văn hóa của dân tộc được bảo tồn thông qua đội ngũ nghệ nhân dân gian. (Trong ảnh: Nghệ nhân Lò Văn Biến, tỉnh Yên Bái, truyền dạy xòe Thái cho lớp trẻ)

Trách nhiệm của toàn xã hội

Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Nhân dân ta. Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn coi trọng, quan tâm và xác định di sản văn hóa là bản sắc của văn hóa dân tộc, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, là một nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Một trong những sự kiện nổi bật đánh giá về công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là vào tháng 12/2017, Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và sau đó ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Với kết quả nêu trên, Việt Nam đã đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh số 65/SL gồm các nội dung cơ bản như: Khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”; Đông Phương Bác cổ Học viện có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam.

Sắc lệnh số 65/SL tuy ngắn gọn, nhưng súc tích, phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cho đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước. 

 Ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ - TTg về việc hàng năm lấy ngày 23/11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”. Việc tổ chức ngày Di sản Văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sau này, Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp luật khác về bảo tồn di sản văn hóa, từng bước đồng bộ hơn, toàn diện hơn, cụ thể hơn, như: Luật Di sản Văn hóa (2001); Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa (2009); 9 Nghị định của Chính phủ, 3 quyết định và 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 15 thông tư, 8 quyết định, 3 chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ… Đó là “kim chỉ nam” quan trọng mang tính chính thể trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.

Nghệ thuật bài chòi Trung bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2017.
Nghệ thuật bài chòi Trung bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2017.

Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc được nâng lên tầm mới, kể từ khi Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/2011/QĐ-TTg, ngày 14/2/2011. Theo đó, công tác vận động để Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận là một trong 5 hoạt động chính của Chiến lược Ngoại giao văn hóa.

Kế thừa những thành tựu đã đạt được, ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2013/QĐ-TTg, ngày 30/11/2021, phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 với quan điểm bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại và chính sách phát triển văn hóa của đất nước. Một trong những mục của Chiến lược là đến năm 2030, Việt Nam mong muốn có trên 60 di sản, danh hiệu được quốc tế công nhận; có trên 10 danh nhân người Việt Nam được quốc tế vinh danh.

Thành viên tích cực trong bảo tồn di sản

Việt Nam chính thức tham gia Công ước Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước UNESCO 1972) từ ngày 19/10/1987. Theo đánh giá của UNESCO, từ khi tham gia Công ước UNESCO 1972, Việt Nam đã trở thành một thành viên tích cực. Việt Nam đã hợp tác với UNESCO triển khai nhiều dự án để hỗ trợ các địa phương trong bảo vệ, thúc đẩy các thực hành văn hóa đa dạng và phong phú.

Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2017, sau đó ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2017, sau đó ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ở trong nước, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo thì những cuộc vận động Nhân dân sống trong vùng di sản, tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động, góp phần chăm sóc di sản đã dược phát động, đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của Nhân dân. Đặc biệt, di sản văn hóa của các DTTS và hàng ngàn di tích thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng đình chùa, nhà thờ được xếp hạng, đầu tư chống xuống cấp và tôn tạo đã góp phần vào sự củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực di sản văn hóa, Việt Nam đã tham gia Công ước 1972, Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), Công ước của UNESCO về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa (Công ước 2005). Sắp tới, sẽ tham gia Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước (Công ước 2001).

Từ sau năm 1987, sau khi tham gia Công ước 1972, Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng về nhận thức, lý luận và thực tiễn trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Việc này được thể hiện qua hệ thống pháp luật về di sản văn hóa được xây dựng dần tiệm cận với tinh thần của Công ước.

Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2019.
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2019.

Trong khuôn khổ cơ chế UNESCO nói chung và Công ước 1972 nói riêng, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, uy tín, luôn hoàn thành tốt, chất lượng các nghĩa vụ thành viên, được cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao. Trong giai đoạn 2013 ­ 2017, Việt Nam được tín nhiệm, bầu là thành viên Ủy ban Di sản Thế giới, cơ quan gồm 21 quốc gia đại diện các nước thành viên Công ước UNESCO 1972, thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Ngày 5/9/2005, Việt Nam tiếp tục tham gia và đã trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Trong quá trình tham gia, Việt Nam đã từng giữ vai trò là thành viên Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 nhiệm kỳ 2006 - 2010, với nhiều thành công và ủng hộ cao từ các quốc gia thành viên.

Đặc biệt, tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước 2003 vào tháng 7/2022, Việt Nam đã trúng cử Ủy ban Bảo vệ di sản di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022 - 2026 với số phiếu cao nhất. Điều này cho thấy uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trong giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trong nước và thế giới. 

Đây cũng là cơ hội thuận lợi để Việt Nam tiếp tục đóng góp một cách chủ động, tích cực hơn nữa trong các chương trình, định hướng lớn của UNESCO nói chung về văn hóa, quảng bá rộng rãi hơn nữa các giá trị đặc sắc văn hóa, con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế để nâng vị thế và tầm ảnh hưởng; xây dựng và triển khai kế hoạch ứng cử vào 3 cơ quan quan trọng của UNESCO là Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021 - 2025, Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, nhiệm kỳ 2022 - 2026. Việt Nam cũng đảm nhiệm một số vị trí quan trọng tại các ủy ban chuyên môn, như Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới, nhiệm kỳ 2011 - 2015; Phó Chủ tịch Ủy ban Hải Dương học khu vực Tây Thái Bình Dương (IOC/ WESTPAC), nhiệm kỳ 2012 – 2015; Phó Chủ tịch Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP), nhiệm kỳ 2014 - 2018 và mới được bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO, nhiệm kỳ 2021 - 2025...

Tin cùng chuyên mục
Bình Thuận: Sẽ công bố Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Linga vàng trong Lễ hội Katê

Bình Thuận: Sẽ công bố Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia Linga vàng trong Lễ hội Katê

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư năm 2024. Đặc biệt, trong Lễ hội Katê năm nay, các ngành chức năng sẽ tổ chức công bố Quyết định về công nhận Bảo vật quốc gia đối với bảo vật Linga vàng của người Chăm.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà người có công với cách mạng tại tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà người có công với cách mạng tại tỉnh Hậu Giang

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 1/7, tại Hậu Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Quốc hội đã trao 20 phần quà tặng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách, người có công với cách mạng; chứng kiến trao biển tượng trưng tặng 100 căn nhà đại đoàn kết cho tỉnh Hậu Giang.
Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam

Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư, tăng nội địa hóa tại Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Euisun Chung, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hyundai Motor Group và các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn.
Nâng tầm hợp tác văn hóa - du lịch, tạo xung lực mới cho quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc

Nâng tầm hợp tác văn hóa - du lịch, tạo xung lực mới cho quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc.
“Tin tưởng cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ tiếp tục đưa ra những thông tin, dữ liệu chất lượng”

“Tin tưởng cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ tiếp tục đưa ra những thông tin, dữ liệu chất lượng”

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 5 giờ trước
Đó là ý kiến phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại Lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024, diễn ra ngày 1/7, tại tỉnh Hòa Bình, do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổng Cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức.
Sơn La ra mắt lực lượng bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở

Sơn La ra mắt lực lượng bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở

Tin tức - Cao Thiên - Trung Hiếu - 5 giờ trước
Sáng 1/7, cùng với cả nước, tỉnh Sơn La đã đồng loạt tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Thành phố Sơn La được lựa chọn là 1 trong 12 địa phương trên toàn quốc tổ chức điểm.
Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất cho người lao động, nâng tầm hợp tác lao động Việt Nam-Hàn Quốc

Thủ tướng: Tạo thuận lợi nhất cho người lao động, nâng tầm hợp tác lao động Việt Nam-Hàn Quốc

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam – Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác lao động lành mạnh, bình đẳng, an toàn, văn minh, nhân văn và tạo thuận lợi nhất để lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được cống hiến.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng dự tọa đàm với chuyên gia, nhà khoa học bán dẫn, trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc

Thủ tướng dự tọa đàm với chuyên gia, nhà khoa học bán dẫn, trí tuệ nhân tạo của Hàn Quốc

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, trưa 1/7, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tọa đàm ăn trưa với các chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Chủ tịch nước dự lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước dự lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Trong thời gian tới, lực lượng này sẽ là "cánh tay nối dài" của Công an xã trong bám sát địa bàn cơ sở, gần dân, hiểu dân, phối hợp, hỗ trợ đắc lực thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Thủ tướng: Các nhà đầu tư Hàn Quốc có thể yên tâm đầu tư lâu dài, ổn định, an toàn tại Việt Nam

Thủ tướng: Các nhà đầu tư Hàn Quốc có thể yên tâm đầu tư lâu dài, ổn định, an toàn tại Việt Nam

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng quan hệ hai nước đang ở giai đoạn "đủ độ chín" và khẳng định Việt Nam luôn giữ vững ổn định chính trị - xã hội, các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư lâu dài, ổn định, an toàn tại Việt Nam, từ đó mở ra những chân trời hợp tác mới, tạo ra những giá trị mới.
Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc khẳng định

Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc khẳng định "đặt tương lai 100 năm tới ở Việt Nam"

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trưa 1/7, tại Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung và ông Shin Dong-bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn dự Lễ ra quân Điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS tại Sóc Trăng

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn dự Lễ ra quân Điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội 53 DTTS tại Sóc Trăng

Thời sự - Như Tâm - 10 giờ trước
Sáng 1/7, tại thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn cùng Đoàn công tác Trung ương đã dự Lễ ra quân Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.