Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm - Thị trường

Gạo ST25 và bài học xây dựng, bảo vệ thương hiệu

PV - 10:39, 25/04/2021

Thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp tại Mỹ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ đang gây xôn xao trên dư luận. Dù còn nhiều tranh cãi chung quanh việc liệu doanh nghiệp này (DN) có được phép đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho gạo ST25 hay không, song câu chuyện này đang tiếp tục gióng lên một hồi chuông cảnh báo về những bất cập trong xây dựng thương hiệu nông sản tại Việt Nam.

Câu chuyện của gạo ST25 cho thấy sự cần thiết xây dựng thương hiệu cho DN.
Câu chuyện của gạo ST25 cho thấy sự cần thiết xây dựng thương hiệu cho DN.

Nhiều bất cập trong xây dựng thương hiệu nông sản

Bình luận về thông tin gạo ST25 bị một số doanh nghiệp Mỹ nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ, Ths. Vũ Xuân Trường, chuyên gia thương hiệu (Viện Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh và thương hiệu – BCSI) thẳng thắn cho biết, nếu ST25 đang gặp vấn đề nêu trên thì đó là điều không có gì mới. Lĩnh vực nông sản của chúng ta đã có rất nhiều trường hợp tương tự như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Buôn Ma Thuột…

“Đối với các thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu chưa làm được nhiều. Thực tế cho thấy việc bảo vệ thương hiệu nông sản ở nước ta còn tồn tại rất nhiều bất cập. Những vụ việc như đánh mất chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa nông sản không còn là câu chuyện mới nhưng làm thế nào để hạn chế tình trạng này là vấn đề không đơn giản”, ông Trường cho biết.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện nay có khoảng hơn 20% nhãn hiệu nông sản Việt Nam được đăng ký, song tình trạng các nhãn hiệu hàng hóa bị xâm phạm ngày càng tăng. Chưa kể, bảo hộ sở hữu trí tuệ có một nguyên tắc cơ bản là bảo hộ theo lãnh thổ. Vì vậy, nhãn hiệu của chúng ta được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì chỉ có giá trị bảo hộ tại Việt Nam, không được bảo hộ tại lãnh thổ nước khác. Việc chúng ta không đăng ký ở một nước khác đồng nghĩa với khả năng nhãn hiệu (hay chỉ dẫn địa lý) của chúng ta có thể bị đăng ký bởi một DN nước họ và họ trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sở hữu nhãn hiệu đó cho sản phẩm đã được đăng ký.

Ông Trường chia sẻ thêm, để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho DN, ở cấp độ vĩ mô chúng ta đã có Chương trình Thương hiệu Quốc gia được ra đời từ năm 2003. Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn còn khá thờ ơ với chương trình này. Một số liệu thống kê cho biết, có đến 80% DN Việt chỉ chi ra 5% doanh số cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Chính bởi vậy, các sản phẩm nông sản của ta dù có chất lượng cao nhưng vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở cả thị trường nội địa và quốc tế.

Ở một góc độ khác, GS.TS.Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, vấn đề xây dựng thương hiệu của gạo ST25 còn nhiều bất cập. Thứ nhất, tác giả của Việt Nam không mặn mà trong việc làm thương hiệu do thủ tục làm thương hiệu của Việt Nam còn nhiêu khê. Có rất nhiều điều kiện để bảo đảm sản phẩm này là của tác giả đó nên thủ tục làm rất khó khăn và tốn kém. Bên cạnh đó, do ta vẫn làm ăn manh mún, nhỏ lẻ; DN, hợp tác xã chưa gắn kết với nhau nên không bảo đảm được sản lượng gạo đáp ứng nhu cầu phía đối tác khi muốn xuất khẩu lâu dài với sản lượng lớn và chất lượng đồng đều sang một thị trường nào đó. Đây là cái khó để ta bảo hộ nhãn hiệu độc quyền ở một thị trường nước ngoài và xuất khẩu sang đó.

Cần sự chung tay

Từ câu chuyện của gạo ST25, ông Vũ Xuân Trường khuyến cáo, để có thể bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam trên cả thị trường nội địa và quốc tế, cần sự chung tay của cả các cơ quan quản lý nhà nước và DN. Theo đó, về phía Nhà nước, cần chú trọng những giải pháp như quy hoạch vùng sản xuất và thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường mối quan hệ thông tin giữa những người nông dân trực tiếp sản xuất với các nhà khoa học để nâng cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và đồng đều. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại cho ngành nông sản.

Đối với các DN, cần quan tâm đến một số giải pháp gồm nâng cao nhận thức về xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu. Đồng thời, đầu tư cho máy móc, trang thiết bị hiện đại kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thêm giá trị cho hàng nông sản. Ngoài ra, đầu tư cho nghiên cứu thị trường nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp. Xây dựng các quy chuẩn cho sản phẩm nhằm bảo đảm về tính minh bạch của quy trình sản xuất, từ đó tạo tấm “giấy thông hành” cần thiết cho hàng nông sản. Tiếp theo, chủ động quảng bá thương hiệu nông sản của DN ra thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với các thương hiệu mới khi xâm nhập bất cứ một thị trường nào cũng đều gặp phải rất nhiều khó khăn. Do đó, các thương hiệu mới có thể liên kết với các thương hiệu đã có tên tuổi nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, kỹ thuật để thâm nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Về phía cơ quan chức năng, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương cho biết: “Bộ Công thương không thể hỗ trợ trực tiếp nhưng có thể tư vấn, đồng hành cùng nhà sản xuất đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ thương hiệu không chỉ cho gạo ST25 mà cho cả các thương hiệu sản phẩm khác của Việt Nam”.

Theo đó, trong thời gian tới, Bộ sẽ gia tăng hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò thương hiệu, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị sản phẩm trên thị trường, từ đó nâng cao nhận thức, vai trò của bảo vệ thương hiệu. Giám sát việc xâm hại bản quyền nhãn hiệu của Việt Nam trên các thị trường, đăng ký bảo hộ kịp thời.

Bên cạnh đó, hỗ trợ kỹ thuật thông qua việc cung cấp các khoá đào tạo tập huấn, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại thị trường trong nước và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm. Thông qua mạng lưới chuyên gia, sẽ giới thiệu chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp thương mại quốc tế để hỗ trợ DN đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm xuất khẩu ở những thị trường trọng điểm.

Khi có nguy cơ xảy ra tranh chấp, xâm hại thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu thương mại, Bộ Công thương thông qua hệ thống tham tán tại nước ngoài, hệ thống thông tin từ các chuyên gia quốc gia nắm bắt kịp thời nguy cơ xâm hại bảo vệ sở hữu trí tuệ và thương hiệu Việt Nam để cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp xử lý.

“Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, thí điểm giao Bộ Công thương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, hiệp hội ngành hàng, chọn ra các sản phẩm xuất khẩu có thương hiệu tốt để hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trên các thị trường xuất khẩu trọng điểm phù hợp các quy định của WTO”, ông Vũ Bá Phú thông tin.

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 1 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 2 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 3 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 4 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.
Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Theo báo cáo nhanh từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 25 với đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 11 người bị thương.
Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Từ ngày 27/4, du khách khi tới 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) không được mang đồ nhựa dùng 1 lần. Người dân và du khách sẽ được hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.