Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm - Thị trường

Trà hoa vàng - món quà của núi rừng ban tặng cho người Mạ

Thảo Linh - 09:49, 15/03/2024

Khi những bông trà hoa vàng đang ngậm những giọt sương tinh khiết chắt lọc từ núi rừng cũng là lúc bà Ka Hiên (dân tộc Mạ ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) mang gùi lên rẫy đi hái trà hoa vàng. Bà Ka Hiên giải thích: “Đây là thời điểm thích hợp nhất để hái trà, vì hoa chưa nở hoàn toàn và chưa bị ảnh hưởng bởi sự nắng nóng, nên vẫn giữ được hương thơm, cánh và nhụy hoa tươi sáng, tạo nên những bông trà hoa vàng mang hương vị thơm ngon”.

Trà hoa vàng được bà con người Mạ đưa về nhân giống thành công trên rẫy của mình.
Trà hoa vàng được bà con người Mạ đưa về nhân giống thành công trên rẫy của mình.

Trà hoa vàng hay còn gọi là trà rừng, kim hoa trà, trà trường thọ, được mệnh danh là “nữ hoàng trà”. Nó không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng mà còn dùng để phòng bệnh và tăng cường sức khỏe. Khi phát hiện quần thể trà hoa vàng ở xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, giới nghiên cứu khoa học cũng như mọi người rất phấn khởi. Vì đây là loại cây nằm trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng, hơn nữa lại có giá trị về kinh tế, cũng như y học.

Từ ngày phát hiện quần thể trà hoa vàng ở rừng Phước Lộc, bà con người Mạ có thêm nghề phụ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Trà hoa vàng thực sự là món quà quý giá mà núi rừng ban tặng cho người Mạ.

Thời gian đầu, bà con người Mạ đi rừng thu hái về dùng trong gia đình, nếu dư ra đem bán cho những khách hàng có nhu cầu. Quần thể trà hoa vàng là “lộc rừng” nhưng có nguy cơ bị xâm hại, tận diệt nên chính quyền địa phương phối hợp cùng chủ rừng, các tổ hộ nhận khoán đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đi thu hái trà hoa vàng tuyệt đối không chặt phá cây trà. Thông tin để người dân hiểu rõ, những cây trà hoa vàng mọc ở rừng rất khó có thể sống nếu di dời đi nơi khác nên cần bảo vệ nghiêm ngặt tại chỗ. Hơn nữa, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng, đảm bảo môi trường cho trà hoa vàng phát triển. Nhờ thế trong những năm qua, việc bảo vệ, bảo tồn loài trà hoa vàng quý hiếm mọc ở các khu rừng Phước Lộc được chính quyền địa phương, các ngành liên quan và người dân thực hiện tốt.

Bà Ka Hiên đang đi thu hái trà hoa vàng.
Bà Ka Hiên đang đi thu hái trà hoa vàng.

Hiện nay, bà con người Mạ không chỉ thu hái hoa của cây trà hoa vàng từ rừng mà còn bảo tồn loại cây này ngay vườn nhà, thông qua việc nhân giống thành công bằng phương pháp chiết cành. Có gần một trăm hộ dân, phần lớn là đồng bào dân tộc Mạ trồng trà hoa vàng trên rẫy gia đình mình. Hộ nhiều có khoảng 100 đến 150 cây trà hoa vàng, hộ ít khoảng vài chục cây, được trồng xen với cây điều, sầu riêng và cà phê. Được biết, trà hoa vàng sẽ nở hoa tập trung kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, thậm chí có những cây nở hoa lác đác quanh năm. Bà con đồng bào dân tộc Mạ sau khi thu hái những búp, hoa vàng tươi rồi đem bán cho các thương lái ở địa phương. Bình quân một người thu hái từ 2 đến 4 kg/ngày, với giá khoảng 200 ngàn đồng/kg búp, hoa tươi và 2 triệu đồng/kg búp và hoa đã phơi khô. Đây là một khoản thu nhập khá cao đối với bà con tại địa phương trong những lúc nông nhàn.

Trà hoa vàng được người sử dụng bằng nhiều cách thức khác nhau, nhưng thông dụng nhất là pha trà để uống. Theo một số công trình nghiên cứu khoa học cho thấy: Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%. Ngoài ra, khi dùng trà hoa vàng làm giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu...

Trà hoa vàng sau khi thu hoạch về.
Trà hoa vàng sau khi thu hoạch về.

Mặc dù giá trị kinh tế và dược liệu cao, nhưng hiện tại, chưa có đơn vị nào đứng ra bao tiêu sản phẩm. Người dân thu hái, phơi sấy để dùng trong gia đình, dư ra bán cho thương lái hoặc những người có nhu cầu sử dụng, nên đầu ra trà hoa vàng không ổn định, giá trị kinh tế chưa được như kỳ vọng. Trao đổi về thực trạng này, ông Hoàng Thanh Nam, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đạ Huoai cho biết: Toàn huyện hiện có 2 cơ sở sản xuất trà hoa vàng để phục vụ các thị trường như TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; tỉnh Khánh Hòa. Hiện tại, chưa có đơn vị nào đứng ra bao tiêu trà hoa vàng của người dân bởi những lý do sau: Đây là loại trà có giá trị kinh tế cũng như dược liệu cao nên việc thu mua sản phẩm của bà con phải đảm bảo chất lượng, đặc biệt phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong lúc bà con hái trà hoa vàng từ rừng hay vườn nhà rất khó kiểm chứng. Nếu trà hoa vàng trồng xen trong vườn điều, sầu riêng hoặc cà phê thì dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, nên các cơ sở sản xuất cũng ngại thu mua sản phẩm của bà con.

Cũng theo gợi ý của ông Hoàng Thanh Nam: Muốn phát triển bền vững trà hoa vàng trên khu vườn của gia đình mình, bà con nông dân cần chú trọng đầu tư chăm sóc vườn điều, sầu riêng, cà phê theo hướng hữu cơ sinh học. Khi ấy, trà hoa vàng trồng xen dưới những loại cây trồng khác sẽ không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, người dân ký cam kết với đơn vị bao tiêu sản phẩm trong quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch, cho ra những sản phẩm trà hoa vàng chất lượng, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Trà hoa vàng được người Mạ phơi khô đóng gói
Trà hoa vàng được người Mạ phơi khô đóng gói

Quả thật, có được quần thể trà hoa vàng bám rễ trên vùng rừng Phước Lộc là điều rất tốt ngoài sự mong đợi. Là món quà mà thiên nhiên, núi rừng nơi đây đã ban tặng cho bà con đồng bào dân tộc Mạ. Nhưng để trà hoa vàng phát huy hết tiềm năng, giá trị của mình, góp phần giúp bà con dân tộc Mạ phát triển kinh tế bền vững, thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, nhà khoa học, bà con nông dân tìm ra những giải pháp tối ưu nhất trong việc nhân giống trà hoa vàng cũng như việc chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến, thị trường tiêu thụ, đem đến người tiêu dùng sản phẩm sạch, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.


Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.