Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ghi nhận từ phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế ở xã biên giới Si Pa Phìn

Văn Hoa - Mắn On - 16:53, 10/12/2023

Những năm gần đây, tại xã vùng cao biên giới Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ (Điện Biên), phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo diễn ra sôi nổi. Qua đó, từ phong trào nhiều chị em trong xã Si Pa Phìn vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Chị Cúc (ảnh bên phải) hướng dân chị em phụ nữ nghiền thức ăn sẵn từ cám gạo
Chị Cúc (ảnh bên phải) hướng dẫn chị em phụ nữ nghiền thức ăn sẵn từ cám gạo

Chị Nguyễn Thu Cúc ở bản Tân Lập, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ được biết đến là người giỏi làm kinh tế nhờ kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm, thức ăn chăn nuôi, vừa kết hợp chăn nuôi lợn. Với thiết kế mô hình chăn nuôi chuồng trại hiện đại, khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chị Cúc cho biết, trước đây thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào nương ngô, ít ruộng cấy vừa đủ ăn. Bắt đầu từ năm 2018, chị nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm chuyển sang chăn nuôi lợn thịt. Chị Cúc bày tỏ, trước đây lợn giống phải nhập từ thành phố vào, do vận chuyển xa, nhiều lúc không bắt được, hoặc bắt về nhiều con bị chết. Do đó, chị đã nhen nhóm nuôi lợn giống với suy nghĩ, tại sao người dân ở Điện Biên có thể nuôi và nhân giống được mà mình lại không làm được, trong khi đó, chuồng trại, cách chăm của họ cũng làm như mình.

Bằng tinh thần ham học hỏi, ý chí phải làm bằng được, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, chị đã nuôi thành công lứa lợn đầu tiên với 6 con nái. Giờ đây, mô hình nuôi lợn nái sinh sản của gia đình chị mỗi năm cung cấp ra thị trường từ 150 - 200 con lợn giống.

Chị Cúc bên mô hình chăn nuôi của gia đình
Chị Nguyễn Thu Cúc bên mô hình chăn nuôi lợn của gia đình

Từ thành công của mô hình chăn nuôi lợn sinh sản của chị Cúc, nhiều chị em cùng bản và các bản lân cận trong xã Si Pa Phìn đã tìm đến học hỏi và làm theo. Nhận thấy phần lớn chị em chưa có kinh nghiệm và vốn ban đầu. Với vai trò là Chi hội phó Hội Phụ nữ bản, vừa sẵn kinh nghiệm, chị Cúc đã vận động, hướng dẫn các chị em cách xây dựng chuồng trại, chăm sóc lợn và chia sẻ lợn giống.

Với những chị em có hoàn cảnh khó khăn, chị Cúc sẵn sàng hỗ trợ toàn bộ vốn ban đầu từ vật liệu xây chuồng, lợn giống, thức ăn chăn nuôi cũng như kinh nghiệm chăm sóc cho đến khi xuất bán lợn, lúc đó mới hoàn lại vốn cho chị. Vì thế mà ở bản Tân Lập, nơi chị Cúc sinh sống, trước đây có 70% hội viên phụ nữ thuộc diện nghèo, nhờ được chị Cúc hướng dẫn, giúp đỡ, đến nay chỉ còn vài hộ nghèo.

Chị Cúc trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho chị em phụ nữ bản Tân Lập, xã Si Pa Phìn
Chị Thu Cúc trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi cho chị em phụ nữ trong bản Tân Lập

Chị Vàng Thị Tuyết, bản Tân Lập là một trong số đó. Chị Tuyết kể: Nhiều năm nay chị cứ loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế, nhưng là hộ nghèo vốn ít, đầu tư nuôi con gì, trồng cây gì đều không có kiến thức và kinh nghiệm nên không đem lại hiệu quả. Ở cùng bản, trực tiếp dõi theo những thành quả từ mô hình của chị Cúc, chị đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi từ chính từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện, cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp của chị Cúc, chị đã nuôi lợn thành công và đã có những lứa lợn trong chuồng lần lượt được xuất bán ra thị trường.

Ch Tuyết phấn khởi cho biết, gia đình không có nhiều ruộng đất đề trồng trọt. Trước có đi làm thuê ở ngoài Điện Biên, nhưng còn hai đứa con đang tuổi ăn học, cần có người lớn chăm sóc. Nhờ chị Cúc hỗ trợ từ con giống, hướng dẫn chăm sóc và thức ăn chăn nuôi, đến khi đàn lợn xuất chuồng mới trả lại gốc cho chị. Mà gia đình tôi đã cơ hội, thay đổi cuộc sống.

Đàn lợn của chị Vàng Thị Tuyết, bản Tân Lập, xã Si Pa Phìn sinh trưởng, phát triển tốt, lần lượt được xuất bán ra thị trường
Đàn lợn của chị Vàng Thị Tuyết, bản Tân Lập, xã Si Pa Phìn sinh trưởng, phát triển tốt, lần lượt được xuất bán ra thị trường

Tương tự, trước đây, gia đình chị Lò Thị Thiêu chăn nuôi theo hình thức truyền thống, nuôi giống lợn bản địa nhưng không mang lại hiệu quả. Được chị Cúc hướng dẫn cách xây chuồng, chăm sóc lợn. Đến nay, chị Thiêu đã có nhiều lứa lợn bán ra thị trường và thoát khỏi diện hộ nghèo của bản. 

“Từ khi chuyển sang nuôi lợn theo mô hình khép kín, giờ trong chuồng lúc nào cũng có 30-50 con lợn thịt, mỗi lứa xuất bán đi, trừ các chi phí cũng lãi trên dưới 20 triệu đồng”, chị Lò Thị Thiêu phấn khởi thông tin.

Chị Giàng Thị Dì, Chủ tịch Hội LHPN xã Si Pa Phìn cho biết:  Si Pa Phìn là xã biên giới tiếp giáp nước CHDCND Lào, có diện tích 12.957,23ha; có 5.827 nhân khẩu, trong đó  hơn 90% dân số là người DTTS.Thách thức lớn nhất đối với xã Si Pa Phìn là về thu nhập và hộ nghèo. Thu nhập bình quân đầu người của xã năm 2021 chỉ đạt 12,96 triệu đồng. 

Những năm qua Si Pa Phìn cũng đã nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành từ huyện đến tỉnh. Ðặc biệt là trong triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về chính sách dân tộc. Theo đó, các tổ chức chính trị, đoàn thể...thông qua nguồn lực từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, đã đoàn kết, nỗ lực tuyên truyền, vận động Nhân dân, hội viên phát huy nội lực, vươn lên thoát nghèo từng bước cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí.

Hội LHPN xã Si Pa Phìn có 921 hội viên, sinh hoạt ở 12 chi hội. Xác định nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nội dung trọng tâm, những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Si Pa Phìn đã đẩy mạnh thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, nhằm cải thiện, nâng cao đời sống cho hội viên phụ nữ, nhất là hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hội viên nghèo. 

Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo của mỗi hội viên, người dân. Qua đó, đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến đi đầu trong phong trào làm kinh tế giỏi, phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế. Điển hình là chị Nguyễn Thị Cúc, Lò Thị Tuyết, Lò Thị Thiêu ở bản Tân Lập; Chớ Thị Chá, bản Nậm Chim 1, chị Điêu Thị Hom, bản Chiềng Nưa… Nhờ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã Si Pa Phìn năm 2022 giảm xuống còn 39,90%. Năm 2023, dự kiến giảm thêm từ 5 - 6%.

Có thể nói, bằng sự tâm huyết, tinh thần tương thân, tương ái, những phụ nữ DTTS đã cùng nhau đoàn kết vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu, góp phần xây dựng xã biên giới Si Pa Phìn ổn định về kinh tế, để Nhân dân yên tâm phát triển sản xuất, bám đất, bám làng, bảo vệ vững chắc biên giới Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 13 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 13 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.