Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai với nỗ lực đánh thức tiềm năng, phát triển kinh tế vùng DTTS: Triển khai hiệu quả chính sách (Bài 2)

Hòa Bình - 10:28, 10/12/2023

Trong định hướng phát triển kinh tế, tỉnh Gia Lai chú trọng thế mạnh của từng vùng để có giải pháp, chính sách phù hợp với thực tiễn. Gần đây nhất là từ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh đã tạo cơ hội để các địa phương khai thác thế mạnh tự nhiên và nghề truyền thống, bản sắc văn hóa các DTTS, tạo nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân.

Người dân cùng du khách trải nghiệm cách sợi, dệt vải thổ cẩm của đồng bào Gia Rai tại làng du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh
Người dân cùng du khách trải nghiệm cách xe sợi, dệt vải thổ cẩm của đồng bào Gia Rai tại làng du lịch cộng đồng Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh

Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Vùng núi Gia Lai sở hữu hệ thực vật vô cùng phong phú, đặc biệt là nguồn dược liệu tự nhiên quý hiếm, đa dạng, có tiềm năng để hình thành các vùng sản xuất dược liệu tập trung. Vì vậy, tạo sinh kế từ tài nguyên bản địa, là con đường đang được đồng bào DTTS ở đây lựa chọn để làm giàu cho bản thân và quê hương.

Điển hình, nguồn kinh phí từ Chương trình MTQG 1719, Tổ liên kết “đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng” do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã được thành lập. Tuy mới đi vào hoạt động từ tháng 6/2022, thế nhưng Tổ liên kết đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của du khách về nghề truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Gia Rai. Bên khung cửi vang tiếng dệt, các nghệ nhân dệt thổ cẩm thân thiện, vui vẻ, tự hào giới thiệu cho khách những tấm thổ cẩm độc đáo, màu sắc tinh tế, bắt mắt.

(Bài CĐ) Gia Lai thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS Bài 2: Khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng DTTS 1

Chị Niê H’Uyên, Tổ trưởng Tổ liên kết “đan lát, dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng” chia sẻ: Trước đây, bà con trong làng chỉ dêt thổ cẩm để phục vụ cho gia đình. Từ khi thành lập tổ liên kết, chúng tôi đón được nhiều du khách đến tham quan, được đưa sản phẩm dệt thổ cẩm ra các địa phương khác, có thêm thu nhập cho gia đình. Chị em phụ nữ ở đây rất vui khi là thành viên và sẵn sàng tham gia gìn giữ, xây dựng tổ liên kết ngày càng phát triển hơn.

Hay như việc hỗ trợ, khuyến khích  gia đình chị H’Phim xây dựng thương hiệu "Rượu ghè bà Tuyết” để nâng cao giá trị, đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, qua đó tạo việc làm và thu nhập cho nhiều hộ gia đình.

 Ông Nhip, làng Bung Bang Hven (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) nhận định: “Rượu ghè của H’Phim ngon, hương vị không lẫn được với các rượu ghè làng khác. Mỗi khi nhà mình có lễ hay gia đình quây quần, thì phải ghé qua nhà H’Phim mua bằng được rượu ghè về mới trọn niềm vui được”. 

Rượu ghè là thức uống được người Ba Na ở làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ, huyện Đăk Pơ được sử dụng trong các dịp lễ, Tết và đãi khách quý. Với nguyên liệu tự nhiên như hạt bo bo, bắp (ngô)… sản phẩm rượu ghè do gia đình chị H’Phim sản xuất bằng bí quyết của gia đình luôn có vị thơm nồng, đậm đà khác biệt. Hương vị đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác, được dân làng truyền tai nhau cho đến bây giờ.

Nhấp từng can rượu, trong hương thơm dìu dịu từ các nguyên liệu tự nhiên, chị H’Phim khẽ khàng chia sẻ bí quyết để làm nên hương rượu ghè độc đáo: Ở Gia Lai, rượu ghè hầu như nơi nào cũng có, nhưng để làm nên hương vị đặc trưng thì nguyên liệu sẽ là điều quyết định. Hạt bo bo, hạt bắp, bông lau có sẵn trên rẫy, mình lấy về kết hợp cùng men truyền thống và một số loại thảo mộc riêng gia truyền để ủ cùng. Nhờ vậy, những ai đã thưởng thức rượu ghè, sẽ nhớ mãi hương vị độc đáo này. "Vì được bà ngoại truyền dạy công thức, nên mình lấy tên bà ngoại làm thương hiệu-rượu ghè bà Tuyết”, chị H’Phim cho hay.

Cô gái Ba Na H'Phim cùng bà ngoại làm ra những ghè rượu có hương vị độc đáo, đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh
Cô gái Ba Na H'Phim cùng bà ngoại làm ra những ghè rượu có hương vị độc đáo, đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh

Triển khai hiệu quả chính sách 

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG1719, tỉnh Gia Lai hỗ trợ xây dựng 28 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh với tổng kinh phí gần 3,9 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh Gia Lai còn hỗ trợ xây dựng và thực hiện 1 mô hình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức các phiên chợ, hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bên cạnh đó, với đặc thù là tỉnh miền núi có tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 46% dân số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy, xác định giảm nghèo nói chung, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS là một trong những chương trình trọng tâm, trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Gia Lai đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp nhằm giúp cho người nghèo có cuộc sống ổn định. 

Trong đó, việc xây dựng thực hiện những mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề cho người dân phù hợp với từng vùng DTTS, được xem là giải pháp hiệu quả, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, vừa mở ra những hướng đi thực tế cho đồng bào các DTTS.

Từ lớp đào tạo nghề, đồng bào DTTS có thể tự xây nhà, mở đội thợ xây đi làm công trình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình
Từ lớp đào tạo nghề, một số lao động người DTTS có thể tự xây nhà, mở đội thợ xây đi làm công trình, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Gia Lai hiện có 20 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 2 trường Cao đẳng, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên cấp huyện. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Gia Lai đã mở được 114 lớp đào tạo nghề cho lao động, với 4.157 học viên. Trong đó, nghề nông nghiệp gần 2.400 người, nghề phi nông nghiệp hơn 1.750 người. Riêng năm 2023, các địa phương đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho hơn 3.000 người/106 lớp.

Ông Siu Luynh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết: Từ năm 2022 đến nay, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp huyện mở 10 lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng, bình quân 30 học viên/lớp, riêng năm 2023 có 6 lớp với 124 học viên. 

Các nghề đào tạo cũng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế vùng, ví dụ như nghề kỹ thuật xây dựng, lắp đặt và sửa chữa điện nội thất, sửa chữa máy nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây cà phê, trồng rau an toàn, trồng và chăm sóc lúa, trồng nấm…Do vậy, hầu hết lao động người đồng bào DTTS sau đào tạo đều có thể vận dụng kiến thức, áp dụng kỹ thuật vào cuộc sống và quá trình sản xuất, góp phần giúp cho hàng ngàn lao động, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo… được chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề. Từ đó, đồng bào DTTS có được việc làm, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 10 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 10 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 10 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).