Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia Lai - Vùng đất của những bộ cồng chiêng quý giá: Dân làng xem cồng chiêng là báu vật (Bài 1)

Ngọc Thu - 05:21, 23/11/2023

Một trong những di sản quý giá được đồng bào Tây nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đặc biệt giữ gìn bao đời nay, là cồng chiêng. Cồng chiêng gắn với Tây Nguyên như một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người từ lúc sinh ra cho đến khi về cõi A tâu và trong cả các lễ hội quan trọng của buôn làng. Cồng chiêng trở thành nét văn hoá đặc trưng, quý giá và đầy sức quyến rũ của vùng đất đỏ cao nguyên. Đồng bào Ba Na, Gia Rai... xem cồng chiêng như máu thịt của mình, là linh hồn của buôn làng.

Đồng bào Ba Na, Gia Rai ở Gia Lai xem cồng chiêng như máu thịt của mình, là linh hồn của buôn làng
Đồng bào Ba Na, Gia Rai ở Gia Lai xem cồng chiêng là máu thịt của mình, là linh hồn của buôn làng

Nhiều chiêng quý hội tụ

Là một xã biên giới của huyện Ia Grai, đời sống của người dân Ia O tuy còn nhiều vất vả. Nhiều gia đình, tài sản gần như không có gì, nhưng nếu gia đình nào còn cồng chiêng, thì dù có nghèo khổ, thiếu ăn, họ vẫn coi cồng chiêng là “báu vật” không thể đem đi bán, hay đổi trác. Nhà nào sở hữu nhiều cồng chiêng, nhà ấy giàu có. Vì vậy, qua nhiều thế hệ, xã Ia O đã và đang nỗ lực gìn giữ những bộ chiêng quý, giữ vững thành tích "xã nhiều cồng, chiêng nhất huyện", thậm chí là nhất tỉnh.

Già Rơ Châm Hyai, Người có uy tín ở làng Mit Jep chia sẻ: Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người dân ở làng Mit Jep. Người Gia Rai từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi về với ông bà, đều có sự góp mặt của cồng chiêng. Chiêng đại diện cho tiếng nói, tâm tư của người làng đến với thần linh, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ.

Đối với người Gia Rai, cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ độc đáo mà còn là một linh vật thiêng gắn liền với nhiều sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh. Đồng bào tin rằng, mỗi mặt chiêng đều có thần linh trú ngụ, chiêng càng cổ càng xưa thì sức mạnh của thần linh càng lớn. 

“Từ bao đời nay, người làng Mit Jep ai ai cũng phấn đấu làm ăn để có tiền mua chiêng làm của để dành cho con cái trong nhà. Cồng chiêng thể hiện cho sự sung túc, ấm no, quyền thế. Cùng với nhiều trâu, bò thì nhà ai càng nhiều chiêng, chứng tỏ nhà đó càng giàu có. Vì vậy, làng mình không ai bán cồng chiêng cả. Toàn làng hiện có 47 bộ chiêng, trong đó có 28 bộ chiêng quý lên tới hàng trăm triệu đồng”, già Hyai cho biết thêm.

Đội cồng chiêng xã Ia O trình diễn trong Lễ hội đua thuyền độc mộc năm 2023
Đội cồng chiêng xã Ia O trình diễn trong Lễ hội đua thuyền độc mộc năm 2023

Ông Ksor Tuâng, Phó Chủ tịch UBND xã Ia O cho biết: Toàn xã Ia O có 349 bộ chiêng, trong đó có 153 bộ chiêng quý và 9 đội chiêng. Vì vậy, ở làng có nhiều người giàu như hộ gia đình ông Rơ Châm Lin, bởi ông Lin đang sở hữu khoảng 40 chiếc cồng, chiêng lớn nhỏ, trong đó có những chiếc chiêng có giá trị từ 300 - 400 triệu đồng; ông Rơ Châm Luyên (làng O) sở hữu 4 bộ chiêng và 2 chiêng quý; nhà ông Siu Rên (làng O) giữ gìn được bộ chiêng quý có trị giá lên tới 300 triệu đồng…

Nằm ở phía đông Gia Lai, vùng đất khó huyện Kbang còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó, có khoảng 690 bộ cồng chiêng được lưu giữ trong dân và cộng đồng thôn, làng đồng bào Ba Na.

Ở xã Tơ Tung, ông Đinh Jrang (làng Leng) cũng là người lưu giữ nhiều bộ cồng chiêng. Sau gần 45 năm nỗ lực sưu tầm, ông Jrang đang sở hữu 7 bộ chiêng. Ông tâm sự: “Bố mẹ mình nghèo, không có cồng chiêng để lại. Thấy nhà người ta có cồng chiêng, mình thích lắm. Năm 1975, có người mang bộ cồng chiêng đến làng bán, mình ưng cái bụng, vợ mình cũng thế. Do không có tiền, vợ chồng mình quyết định đổi 10 gùi lúa lấy bộ cồng chiêng gồm 6 chiếc cồng và 8 chiếc chiêng. Bộ cồng chiêng này có kích thước vừa phải, rất thích hợp cho việc trình diễn, âm thanh trầm vang ổn định, ít khi bị lạc âm. Chính vì thế, mỗi khi làng có công việc đều đến gia đình mình mượn bộ cồng chiêng về sử dụng”.

Ông Đinh Jrang (làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) sở hữu 7 bộ cồng chiêng sau gần 50 năm nỗ lực sưu tầm, gìn giữ
Ông Đinh Jrang (làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) sở hữu 7 bộ cồng chiêng sau gần 50 năm nỗ lực sưu tầm, gìn giữ

Theo ông Jrang, cũng vì trân trọng giá trị cồng chiêng nên gia đình ông đã nỗ lực lao động để tiền mua thêm 6 bộ cồng chiêng trong những năm sau này. Đồng thời, với uy tín của mình, ông cũng đã tuyên truyền, vận động người dân trong làng không bán cồng chiêng. Hiện nay, hơn 10 hộ dân của làng Leng còn lưu giữ 21 bộ cồng chiêng.

Ai cũng biết đánh chiêng

Mỗi tiếng cồng chiêng vang lên lúc ngân cao, vút xa như tiếng gió đại ngàn, lúc chùng xuống, trầm hùng như thác đổ, sâu thẳm huyền bí, quyến rũ, mời gọi mọi người cùng tham gia. Vì vậy, ở các buôn làng Gia Lai, từ trẻ nhỏ cho đến người già, hầu như ai cũng biết đánh chiêng.

Ở làng Djriêk (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) ông Nay Tek (SN 1969) được cho là người đánh cồng chiêng giỏi nhất. Theo già Tek, ngày xưa người làng Djriêk có quan niệm, con trai phải biết đánh chiêng, con gái phải biết múa xoang mới được tham gia vui chơi, uống rượu trong các ngày lễ hội của làng. Thế nên khi lên 10 -15 tuổi, trai gái của làng bắt đầu tìm đến những người biết đánh chiêng, múa xoang hay của làng để học tập. Cứ thế đến nay, đồng bào Gia Rai ở làng Djriêk vẫn giữ gìn âm thanh đại ngàn bằng chính đam mê, tình yêu với cồng chiêng.

Già Tek cùng con trai luyện tập đánh cồng chiêng
Già Tek cùng con trai luyện tập đánh cồng chiêng

Em Siu Minh Khang (7 tuổi) vui vẻ nói: “Em rất vui khi được theo già Tek đánh cồng chiêng. Nhờ già chỉ dẫn, em đã đánh được những nét cơ bản của cồng chiêng. Em thấy rất vui và yêu thích cồng chiêng của dân tộc Gia Rai”.

Trước đây, cũng như các dân tộc khác trên vùng đất Tây Nguyên, đồng bào Ba Na quan niệm rằng đàn ông đánh chiêng, đàn bà múa xoang thì nay đã khác. Trong những lễ hội, mọi người ai cũng có thể cầm chiêng, kể cả nữ giới. Vì vậy, sự ra đời và hoạt động hiệu quả của những câu lạc bộ cồng chiêng nữ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần tích cực mang đến cho không gian văn hóa cồng chiêng thêm những sắc màu mới lạ, sống động.

Đội Cồng chiêng nữ làng Leng với lối chơi chiêng mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng
Đội Cồng chiêng nữ làng Leng với lối chơi chiêng mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng

Đội trưởng Đội Cồng chiêng nữ làng Leng Đinh Thị Khóp (làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) cho biết: “Đội Cồng chiêng nữ làng Leng được thành lập vào năm 2013 với gần 60 thành viên. Theo tập tục của người Ba Na, phụ nữ không được đánh cồng chiêng. Nhưng với tình yêu và trách nhiệm với văn hóa dân tộc mình, chúng tôi thuyết phục mọi người, già làng đồng ý cho phụ nữ đánh chiêng. Mọi khi chúng tôi chỉ trình diễn trong các ngày hội, lễ ở làng, nhưng hôm nay là lần đầu tiên được biểu diễn ở không gian phố phường, đông đảo người xem, chúng tôi thấy hồi hộp, háo hức nhưng cũng rất tự hào về văn hóa dân tộc mình”.

Già làng Jram (làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) chia sẻ: “Từ xưa, phụ nữ không biết đánh chiêng nên việc này chỉ có đàn ông khỏe mạnh trong làng đảm nhiệm. Nay thì khác rồi! Tuy không mạnh mẽ như các tay chiêng nam nhưng chính sự mềm mại, uyển chuyển trong cách chơi đã tạo nên nét thu hút riêng của họ. Tôi rất vui vì dân làng mình đoàn kết, cùng nhau gìn giữ tiếng chiêng, tiếng trống của ông bà và thế hệ đi trước để lại”.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, năm 2020 - 2021, tại 1.192 làng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh hiện còn lưu giữ khoảng 5.655 bộ cồng chiêng (dân tộc Gia Rai có 3.373 bộ ; dân tộc Ba Na có 2.282 bộ) và 932 bộ chiêng quý hiếm. Tỉnh Gia Lai cũng có khoảng 900 nghệ nhân giỏi, hơn 60 nghệ nhân biết chỉnh sách và đã có 23 nghệ nhân được công nhận là Nghệ nhân ưu tú.

Tin cùng chuyên mục
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Ea Kmút

Đổi thay ở Ea Kmút

Xã hội - Lê Hồng - 6 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND - UBND, các cấp, ngành, cùng sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị và Nhân dân trong toàn xã Ea Kmút, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ đề ra được hoàn thành, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao. Xã Ea Kmút (huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk) đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới và vinh dự đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng phối hợp cung cấp thông tin về tình hình phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu để xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 7 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 7 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.