Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải bài toán nước sạch nông thôn ở Quảng Ninh: Chính quyền vào cuộc (Bài 2)

Mỹ Dung - 10:31, 14/04/2024

Từ nhiều nguyên nhân dẫn dẫn việc đầu tư nhiều công trình nước nhưng không có nước sử dụng, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025” với nhiều phương án, giải pháp, cách tổ chức quản lý, vận hành, khai thác công trình nước cụ thể nhằm giải bài toán nước sạch nông thôn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, nhất là người dân ở khu vực miền núi nông thôn, vùng đồng bào DTTS đang thiếu nước.

Giờ đây, người dân xã Phong Dụ vô cùng phấn khởi khi được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày
Giờ đây, người dân xã Phong Dụ vô cùng phấn khởi khi được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày

Mô hình tự quản công trình nước sạch nông thôn

Huyện Tiên Yên có phần lớn diện tích là đồi núi, nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa, dân cư phân tán. Việc đưa nước sạch đến với người dân, đặc biệt là vùng đồng DTTS, miền núi không dễ thực hiện. Trước đây, vào mùa khô, khe suối cạn, người dân ở những thôn bản như Khe Lặc (Đại Dực); Khe San (Phong Dụ) phải đi rất xa để gánh nước về sinh hoạt hoặc phải dẫn nước từ các khe suối trên đồi cao về nhà...

Từ thực tế này, huyện đã đầu tư những công trình nước sinh hoạt tự chảy tại các địa bàn vùng cao, với đầy đủ các hạng mục đảm bảo xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật về nước sinh hoạt. Những công trình này được chính người dân trong thôn trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ thông qua một Ban quản lý gồm: trưởng thôn, đại diện các đoàn thể, hộ dân và được duy trì hoạt động theo quy chế được UBND xã ban hành và thông qua.

Anh Nình A Vày, một người dân thôn Khe Lặc phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi phải dẫn nước chưa được qua xử lý từ các con suối trên đầu nguồn để sinh hoạt. Chất lượng nước không bảo đảm, nhất là nước bị đục vào những ngày mưa. Nhưng từ khi có công trình nước sinh hoạt tập trung, nước sinh hoạt về đến tận nhà. Khỏi phải nói, bà con chúng tôi mừng lắm ấy chứ!”.

Giống như người dân ở xã Đại Dực, bà con ở xã Phong Dụ giờ đây cũng được thụ hưởng nước sạch về đến tận nhà nhờ công trình đập dâng nước Khe San và hệ thống đường ống, bể chứa, bể lọc cấp nước sinh hoạt tại xã Phong Dụ. Công trình này có tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, do UBND huyện Tiên Yên làm chủ đầu tư.

Công trình bể chứa, bể lọc Khe San cấp nước sinh hoạt cho gần 1.000 hộ dân xã Phong Dụ (huyện Tiên Yên)
Công trình bể chứa, bể lọc Khe San cấp nước sinh hoạt cho gần 1.000 hộ dân xã Phong Dụ (huyện Tiên Yên)

Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Dụ cho biết: “Xã đã thành lập tổ tự quản để vận hành công trình nước sạch. Đồng thời, xây dựng quy chế quản lý, thông qua mức đóng góp đảm bảo công tác vận hành 3.000 đồng/m3 để có nguồn kinh phí bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa những hư hỏng nhỏ trong quá trình sử dụng, đảm bảo hiệu quả sau đầu tư của công trình”.

Tại huyện vùng cao Ba Chẽ, hàng loạt công trình cấp nước sạch đã được đưa vào sử dụng như: Nâng cấp nước sinh hoạt Khe Lầm phục vụ các thôn: Khe Mằn, Làng Cổng, Nà Bắp, Lang Cang (xã Đồn Đạc); hệ thống trạm xử lý nước sạch Hồ chứa nước Khe Mười phục vụ nước sinh hoạt các xã: Đồn Đạc, Nam Sơn và Cụm công nghiệp Nam Sơn.

Các địa phương cũng huy động sự tham gia tích cực của người dân đóng góp để xây dựng các công trình nước sinh hoạt. Điển hình, xã Quảng An (huyện Đầm Hà) có 1.427 hộ dân, trong đó hơn 74% dân số là đồng bào DTTS. Tại đây, người dân đã tích cực quyên góp xây dựng công trình nước sinh hoạt. Đến nay, xã có 7 công trình cấp nước tập trung, trong đó chỉ có 3 công trình do nhà nước đầu tư; 4 công trình do người dân đóng góp kinh phí.

Nâng cao tỷ lệ dùng nước sạch nông thôn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 278 công trình, hệ thống công trình phục vụ cấp nước khu vực nông thôn, trong đó có 271 công trình độc lập, 7 hệ thống công trình được đấu nối từ những công trình hiện có. 

Về mô hình quản lý, trên địa bàn tỉnh đang quản lý các công trình cấp nước tập trung theo 4 mô hình chính: Cơ quan nhà nước (UBND cấp xã); đơn vị sự nghiệp công lập; doanh nghiệp nhà nước; tư nhân quản lý.

Tuy nhiên, tại các công trình cấp nước có quy mô lớn, lao động làm việc tại các trạm cấp nước cơ bản là lao động phổ thông, trong khi việc quản lý, khai thác đòi hỏi yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ cao. Đồng thời, mức giá bán nước khu vực nông thôn còn thấp, chi phí quản lý vận hành lớn nên nguồn kinh phí để thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, cải tạo nâng cấp còn hạn chế.

Đối với khu vực có khả năng đấu nối cao, dân cư đông, sử dụng nhiều, khả năng chi trả tốt, công trình cấp nước tập trung nên do các đơn vị doanh nghiệp quản lý. Còn đối với khu vực nông thôn, đồng bào DTTS, tỷ lệ sử dụng thấp, dân cư thưa, khả năng chi trả thấp, qua kinh nghiệm các tổ tự quản quản công trình nước sinh hoạt như Tiên Yên là hiệu quả”,

ông Nguyễn Minh Sơn Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Còn đối với các công trình cấp nước quy mô nhỏ, hầu hết các công trình này không thu phí sử dụng nước nên việc duy tu, bảo dưỡng công trình còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ đấu nối sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung tại một số địa phương còn thấp, do nhiều địa phương người dân còn quen dùng nước sông, nước giếng khoan...

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, tiêu chuẩn cấp nước tối thiểu 60 lít/người/ngày đêm, tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở Xây dựng xây dựng Đề án “Cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025”, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Đề án đưa ra nhiều phương án, với những giải pháp cụ thể nhằm quản lý, vận hành, khai thác các công trình nước sạch nông thôn phù hợp, người dân được thụ hưởng với giá rẻ nhất.

Theo đó, phân thành 3 vùng: Vùng nước sạch đô thị, các đô thị phân tán; cấp nước sạch nông thôn vùng thấp dân cư tập trung; cấp nước nông thôn miền núi, biên giới, hải đảo, ven biển thường xuyên bị xâm nhập mặn và không có nguồn nước tại chỗ.

Hội thảo khoa học về mô hình quản lý nước sạch khu vực nông thôn Quảng Ninh đến năm 2025, tổ chức tại huyện Tiên Yên
Hội thảo khoa học về mô hình quản lý nước sạch khu vực nông thôn Quảng Ninh đến năm 2025, tổ chức tại huyện Tiên Yên

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Đề án cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 đã khảo sát thực tế, thí nghiệm mẫu nước, đánh giá thực trạng hệ thống cấp nước nông thôn tại các huyện, thị xã, thành phố và các công trình, quá trình tổng hợp đánh giá nhu cầu sử dụng nước, đề xuất phương án cấp nước phù hợp với thực tế địa phương. Từ đó, đề xuất giải pháp xây dựng chính sách về hỗ trợ đầu tư xây dựng mới công trình cấp nước; hỗ trợ trực tiếp đối với các hộ dân nông thôn; xây dựng các mô hình, công trình cấp nước cho từng vùng, từng nguồn nước, đối tượng sử dụng.

Trong thời gian tới, các địa phương cần tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng đầu nguồn; hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn tại các khu vực rừng đầu nguồn, các công trình thủy lợi để duy trì nguồn sinh thủy; nghiên cứu, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, tiến tới xây dựng giá sản phẩm nước sạch nông thôn phù hợp với thực tế.

“Đối với khu vực có khả năng đấu nối cao, dân cư đông, sử dụng nhiều, khả năng chi trả tốt, công trình cấp nước tập trung nên do các đơn vị doanh nghiệp quản lý. Còn đối với khu vực nông thôn, đồng bào DTTS, tỷ lệ sử dụng thấp, dân cư thưa, khả năng chi trả thấp, qua kinh nghiệm các tổ tự quản quản công trình nước sinh hoạt như Tiên Yên là hiệu quả”, ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận.

Tin cùng chuyên mục
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 9 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng