Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp đột phá để phổ cập giáo dục mầm non: Làm kỹ và làm chắc (Bài cuối)

Sỹ Hào - 10:06, 12/04/2024

Ngoài những chính sách đặc thù để đầu tư cho giáo dục mầm non (GDMN), thì việc đổi mới chương trình, là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Việc đổi mới chương trình GDMN cần phải được thực hiện kỹ lưỡng, tránh nóng vội, bởi đây là bậc học nền tảng, từ đó tạo tiền đề cho việc đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Uỷ ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024 để bàn giải pháp phát triển GDMN trong tình hình mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Uỷ ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024 để bàn giải pháp phát triển GDMN trong tình hình mới

Ưu tiên đổi mới chương trình ở vùng khó khăn

Tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) được tổ chức ngày 4/4/2024, các ý kiến đều thống nhất vai trò quan trọng của GDMN và cần tăng cường sự quan tâm, đầu tư cho bậc học này. Theo đó, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập GDMN cho trẻ 3 - 5 tuổi là cần thiết.

Chia sẻ từ thực tế các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định: Không nên bàn nên hay không nên phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi, mà nên bàn làm như thế nào.

Để phổ cập GDMN, một giải pháp được các thành viên Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT thảo luận, là đổi mới Chương trình GDMN. Các ý kiến cũng thống nhất, nhiệm vụ đổi mới chương trình phải được tính toán kỹ điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi trong triển khai.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầ A Lềnh phát biểu tại phiên họp Ủy ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầ A Lềnh phát biểu tại phiên họp Ủy ban quốc gia đổi mới GD&ĐT ngày 4/4/2024

Bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng, chúng ta phải nhận thức lại vai trò của GD&ĐT, đặc biệt là 1.000 ngày đầu đời của trẻ em. Theo bà Doan, muốn phổ cập GDMN từ 3 - 5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình.

Yêu cầu đổi mới Chương trình GDMN cũng đã được Bộ GD&ĐT tính đến. Trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình GDMN đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, Bộ GD&ĐT cho biết, Chương trình GDMN hiện hành được ban hành từ năm 2009, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2016 và năm 2020. Tuy nhiên, chương trình hiện hành chưa quan tâm thỏa đáng yêu cầu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, công nghệ số, quyền trẻ em, bình đẳng giới, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu/dịch bệnh…

Theo dự báo dân số độ tuổi của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030 chỉ có 7/63 tỉnh tăng dân số trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi (khoảng trên 176.000 trẻ); các tỉnh còn lại đều có xu hướng giảm. Do đó, số lớp mẫu giáo có xu hướng giảm chung do dân số giảm. Tuy nhiên, theo dự báo có một số tỉnh tăng dân số nên sẽ tăng lớp mẫu giáo cục bộ ở một số địa phương, dự báo tăng 1.831 lớp.

“Đặc biệt, Chương trình hiện hành chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới theo Nghị quyết số 29/NQ-TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT cũng như yêu cầu trong Luật Giáo dục 2019”, Bộ GD&ĐT khẳng định.

Theo Bộ GD&ĐT, dự thảo Chương trình GDMN mới sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay. Chương trình cũng liên thông với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bổ sung nội dung, phương pháp giáo dục mới.

Việc đổi mới chương trình là giải pháp để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành phổ cập GDMN theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023. Nhưng theo Bộ GD&ĐT, việc đổi mới phải thực hiện từng bước, làm kỹ, làm chắc.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề xuất trong 3 năm học tới đây (từ năm học 2025 - 2026 đến năm học 2027 - 2028) sẽ thí điểm đổi mới chương trình ở một số cơ sở GDMN. Từ năm học 2029 - 2030, bắt đầu triển khai áp dụng đại trà Chương trình GDMN mới trên phạm vi toàn quốc.

“Các địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn sẽ được ưu tiên hỗ trợ đầu tư kinh phí để bảo đảm điều kiện tối thiểu thực hiện đổi mới Chương trình GDMN mới”, Bộ GD&ĐT đề xuất.

Tạo tiền đề đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục

Trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình GDMN, Bộ GD&ĐT khẳng định, giai đoạn quan trọng nhất trong đời mỗi con người diễn ra từ khi còn trong bụng mẹ cho đến 8 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời là cơ hội có một không hai để phát triển não bộ của trẻ em.

“Não và các kết nối thần kinh phát triển mạnh sau khi sinh với tốc độ chóng mặt. Khi trẻ đạt 3 tuổi, não bộ đạt tỷ lệ 80% khối lượng so với người trưởng thành. Đây được coi là giai đoạn vàng của sự phát triển trong cuộc đời mỗi người”, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, muốn phổ cập GDMN từ 3 - 5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình
Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, muốn phổ cập GDMN từ 3 - 5 tuổi theo xu hướng phát triển hiện đại, vươn tầm quốc tế, bảo đảm quyền trẻ em, việc đầu tiên là phải đổi mới chương trình

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng nhìn nhận, hiện chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ chưa đồng đều, đặc biệt ở đối tượng trẻ em khuyết tật, trẻ em thuộc nhóm có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em sống ở vùng khó khăn, trẻ em DTTS có một số lĩnh vực chỉ số phát triển của trẻ còn khá thấp. Đây là hạn chế trong thực hiện mục tiêu giáo dục “hòa nhập” của bậc học mầm non hiện nay.

Tính đến năm 2030, cả nước cũng còn thiếu 39.018 phòng học, cần bổ sung hàng ngàn bộ thiết bị, đồ dùng dạy học. Nhu cầu kinh phí dự báo để bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị là 32.126 tỷ đồng, bình quân 6,425,2 tỷ đồng/năm.

Vì vậy, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi, thời gian tới cần tăng cường hỗ trợ cơ sở GDMN để giáo dục hòa nhập cho trẻ yếu thế, trẻ có nhu cầu đặc biệt. 

Đồng thời hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển GDMN; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đầu tư và việc huy động, kết nối nguồn lực xã hội để phát triển GDMN; đặc biệt quan tâm chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; ưu tiên ngân sách chi cho phát triển GDMN.

Những “điểm nghẽn” cũng như các giải pháp để phát triển GDMN đã được thảo luận kỹ tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT được tổ chức ngày 4/4/2024. Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, muốn tháo gỡ khó khăn thì phải có đề án. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ GD&ĐT trong quá trình hoàn thiện đề án. Tinh thần chung theo Thủ tướng là không cầu toàn nhưng không nóng vội; chuẩn bị kỹ lưỡng, làm kỹ và làm chắc.

Đến năm 2030, giáo dục mầm non tập trung vào 3 mục tiêu:

1. Đổi mới Chương trình GDMN theo tiếp cận năng lực, tôn trọng quyền của trẻ em, dựa trên trục tình cảm - xã hội phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi và sự phát triển toàn diện của trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đặt nền móng để hình thành những giá trị cốt lõi của con người Việt Nam.

2. Tăng cơ hội tiếp cận GDMN có chất lượng cho trẻ em mầm non thông qua thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo; nâng cao cơ hội tiếp cận và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em nhà trẻ và nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong các cơ sở GDMN.

3. Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư; coi trọng phát triển giáo dục hoà nhập và vấn đề công

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 9 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng