Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ gìn phát huy những sản phẩm "sinh ra từ làng"

Ngọc Thu - 15:04, 11/06/2024

Hiện nay, bên cạnh nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, làm rượu cần… thì nghề đan lát, làm gốm của đồng bào Gia Rai, Ba Na trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách. Điểm nổi bật là, từ nguồn lực hỗ trợ và động viên khuyến khích của chính quyền địa phương, các nghệ nhân đã tìm cách đổi mới kỹ thuật, nâng cấp các sản phẩm truyền thống có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

Sản phẩm từ nghề đan lát truyền thống của người Ba Na là những chiếc túi xách nhỏ phối màu tinh tế, đẹp mắt, hợp thời trang.
Sản phẩm từ nghề đan lát truyền thống của người Ba Na là những chiếc túi xách nhỏ phối màu tinh tế, đẹp mắt, hợp thời trang.

Đa dạng sản phẩm thủ công truyền thống

Trong các buôn làng hay trong những sự kiện văn hóa của tỉnh Gia Lai, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nghệ nhân đang cặm cụi đan lát. Không chỉ dừng lại ở những chiếc gùi, nia quen thuộc, mà giờ đây, các nghệ nhân đã làm nên những chiếc túi xách nhỏ xinh xắn, nón tre, vali du lịch thời trang… Sự đổi mới trong tư duy giúp những sản phẩm thủ công “sinh ra từ làng” ngày càng có thêm sức sống, gia tăng giá trị.

Dưới tán cây xanh mát, vợ chồng ông Hmễ và bà Prớp, làng Bok Ayơl, xã Hà Ra, huyện Mang Yang tỉ mỉ chuốt từng nan tre nhỏ xíu. Trước mặt ông Hmễ, là những bó sợi tre mảnh đã được nhuộm màu và 2 chiếc khuôn gỗ để làm túi xách thời trang. Trên giàn, 3 chiếc túi xách có kích thước khoảng 20cm được trưng bày, khẽ đung đưa trong gió với đường nét, kiểu dáng hiện đại, trẻ trung, đẹp mắt. Cũng bởi sự tỉ mỉ, kỳ công, mà mỗi chiếc túi được bán ra với giá thành khá cao, khoảng 800.000 đồng/chiếc nhưng vẫn hấp dẫn được nhiều người tìm mua.

Ông Hmễ chia sẻ: “Những chiếc túi này đều do tôi tự đan. Vợ tôi thì phụ vuốt nan tre và may lót bên trong để có thể đựng được các vật dụng. So với đan gùi truyền thống của đồng bào Ba Na, thì để làm ra một chiếc túi như vậy mất nhiều thời gian hơn, vì đòi hỏi sự tỉ mỉ, độ chính xác cao hơn. Nhất là những góc cạnh cần phải bo tròn cho thật đều đặn, cân đối. Nếu muốn sống được với nghề đan lát, mình phải làm nhiều sản phẩm mới hơn, phù hợp hơn với thực tế”.

Đặc biệt, hôm nay, những du khách đến với Làng văn hóa du lịch Gia Rai, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, đều ấn tượng khi được trải nghiệm nghề làm gốm truyền thống của đồng bào Gia Rai. Theo lời anh Rơ Châm Hiêng là một người làm nghề gốm giỏi; anh cũng là người trực tiếp hướng dẫn du khách các quy trình tạo ra sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm gốm của người Gia Rai, chia sẻ: Nguyên liệu làm gốm của người Gia Rai chủ yếu từ đất sét - loại đất được lấy gần khu vực giọt nước của làng. Đất sét trộn thêm cát mịn cùng một ít nước, dùng thanh tre nạo phần nguyên liệu ở giữa sản phẩm và làm mỏng thân gốm. 

Tiếp đó, dùng mảnh vải nhỏ thấm nước chuốt quanh để làm đều bề mặt. Sau khi đem phơi khô sẽ được đem đi nung. Để có màu xám đen trên sản phẩm, người dân thường lấy nước lá rừng quét bên ngoài để bảo vệ sản phẩm được bền chắc hơn. Đồng bào Gia Rai thường chế tác đồ gốm thành nồi tròn; hoặc những chiếc hũ lớn dùng để đựng thóc, gạo, măng le, hạt giống, thức ăn,…

Du khách trải nghiệm làm gốm truyền thống của đồng bào Gia Rai ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh
Du khách trải nghiệm làm gốm truyền thống của đồng bào Gia Rai ở xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh

“Mọi người đến đây muốn tìm hiểu nghề gốm của cha ông mình để lại, mình vui vẻ hướng dẫn mọi người từng thao tác cơ bản để làm nên một sản phẩm gốm. Sau đó, du khách trải nghiệm tự tay nhào nặn, tạo hình miếng đất sét trên chiếc bàn xoay thủ công”, anh Hiêng cho hay.

Tiếp “lửa” nghề truyền thống

Theo những người già ở Ia Mơ Nông, từ xa xưa, đồng bào Gia Rai đã có nghề làm gốm. Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại, số người biết làm gốm ngày càng ít đi. Trước đây, sản phẩm làm ra chủ yếu là nồi đất, ché ủ rượu cần hoặc làm vật hiến tế trong các nghi thức tín ngưỡng. Thời gian gần đây, thông qua mô hình "Làng văn hóa du lịch Gia Rai, xã Ia Mơ Nông", địa phương đã mở dịch vụ trải nghiệm nghề làm gốm truyền thống của người Gia Rai dành cho du khách. Các sản phẩm làm ra đa dạng không chỉ phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, mà còn làm đồ lưu niệm, để du khách trải nghiệm phục vụ du lịch cộng đồng.

Ông Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh cho biết: Mô hình trải nghiệm nghề gốm truyền thống, đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan và tìm hiểu. Chủ trương của địa phương là tiếp tục duy trì và lan tỏa mô hình nhằm góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống và tạo việc làm thu nhập cho đồng bào Gia Rai.

Mô hình trải nghiệm làm gốm dành cho du khách góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của người Gia Rai
Mô hình trải nghiệm làm gốm dành cho du khách góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của người Gia Rai

 Qua tìm hiểu được biết, thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, năm 2024, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch xây dựng mô hình bảo tồn, tìm hiểu, trải nghiệm văn hoá truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh. 

Ông Trần Ngọc Nhung, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai thông tin thêm: Ngoài mô hình "Làng văn hóa du lịch Gia Rai, xã Ia Mơ Nông" với việc mở dịch vụ trải nghiệm nghề làm gốm truyền thống, Sở cũng đã hỗ trợ 5 nghệ nhân Ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, truyền dạy những người kế cận trong các lớp học đan lát, kỹ thuật đan gùi hoa văn của người Ba Na.

"Kỳ vọng của địa phương là, tạo ra đội ngũ nghệ nhân kế cận trong việc bảo tồn và truyền dạy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của người Ba Na, Gia Rai trên địa bàn tỉnh", ông Trần Ngọc Nhung cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Mùa hoa trẩu

Mùa hoa trẩu

Giá như có chuyến tàu về tuổi thơ, thì chắc chắn tôi sẽ mua bằng được một tấm vé. Chỉ tiếc rằng, thời gian không phải là chuyến tàu khứ hồi, tàu chỉ đi mà không bao giờ quay trở lại… Và tôi, giữa mùa hoa trẩu này, lại nhớ da diết thời thơ ấu của mình.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc gặp xúc động của Thủ tướng Phạm Minh Chính với những người bạn Hàn Quốc

Cuộc gặp xúc động của Thủ tướng Phạm Minh Chính với những người bạn Hàn Quốc

Thời sự - PV - 17:55, 30/06/2024
Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Sắc màu 54 - PV - 17:26, 30/06/2024
Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Pháp luật - Mỹ Dung - 17:13, 30/06/2024
Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”, có 4 địa bàn cấp huyện đạt “Huyện sạch ma túy”.
Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Sự kiện - Bình luận - Khánh Thư - 16:56, 30/06/2024
Trong tuần làm việc cuối cùng (từ ngày 24 - 29/6/2024) của kỳ họp thứ 7, bên cạnh biểu quyết thông qua một số luật, nghị quyết quan trọng thì Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết chung kỳ họp, trong đó có nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719. Nội dung điều chỉnh đã được thảo luận, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề liên quan đến mở rộng đối tượng đầu tư của Chương trình MTQG 1719 cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 16:39, 30/06/2024
Trong giai đoạn 2019-2024, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đã thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Một trong những điểm nhấn trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là huyện đã sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là tạo sinh kế và ổn định nhà ở cho người dân.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Trang địa phương - Như Tâm - 16:30, 30/06/2024
Ngày 29/6, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi "Thiết kế bảng ảnh tuyên truyền nội dung bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" và phát động nhiều phong trào thi đua chuyên đề trong toàn lực lượng, thiết thực hướng tới chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng BĐBP tỉnh giai đoạn 2019-2024. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP tỉnh Kiên Giang chủ trì các sự kiện.
Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Trang địa phương - Như Tâm - Hoàng Quân - 16:19, 30/06/2024
Công an tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 của Bộ Công an “Về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo” giai đoạn 2014-2024. Tham dự Hội nghị có Đại tá Lê Văn Quý, Tỉnh uỷ viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, đại diện lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành và Người có uy tín, chức sắc, chức việc thuộc các thành phần tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - TS. Lý Thị Thu - 16:07, 30/06/2024
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Điểm hẹn của hòa bình

Điểm hẹn của hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 15:41, 30/06/2024
Quảng Trị sẽ tổ chức Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên vào tháng 7 tới. Với một vùng đất từng bị chia cắt và hứng chịu thảm họa bởi chiến tranh… thì đó sẽ mãi mãi là thông điệp đầy ý nghĩa về một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Lễ hội Vì hòa bình còn là một điểm hẹn của hòa bình; điểm đến của du lịch hòa bình.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Công tác Dân tộc - An Yên - 15:27, 30/06/2024
Nếu phải nói một câu khái quát nhất cho kết quả sau 5 năm Đại hội Đại biểu DTTS các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung giai đoạn 2019 - 2024, thì có thể đó là việc giảm nghèo qua từng năm; thậm chí, nhiều vùng có kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng.