Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hạn mặn khốc liệt ám ảnh miền Tây

PV - 11:11, 01/03/2019

Trước tình hình khô hạn, xâm nhập mặn đến sớm và dự báo diễn ra trên diện rộng, các tỉnh - thành ĐBSCL cần nhanh chóng đề ra những biện pháp ứng phó

Theo kết quả đo đạc vừa được Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam công bố, mực nước đầu mùa khô năm 2018-2019 tại trạm Prek Kdam (gần Biển Hồ) thấp hơn so với nhiều năm trước, có nguy cơ gây hạn, mặn sớm cho cả vùng ĐBSCL.

Cán bộ ngành chức năng đo độ mặn trên sông ở Kiên Giang. Ảnh: Lĩnh Trần Cán bộ ngành chức năng đo độ mặn trên sông ở Kiên Giang. Ảnh: Lĩnh Trần

Mặn bắt đầu xâm nhập

Kết quả đo đạc cho thấy dung tích Biển Hồ vào thời kỳ đỉnh lũ năm 2018 lớn hơn so với những năm gần đây nhưng do lũ kết thúc sớm nên nước hồ đang rút nhanh. Đến cuối tháng 1/2019, lượng nước trong Biển Hồ đã thấp hơn cùng thời kỳ năm 2017 đến 3,1 tỉ m3. Dung tích này chỉ còn cao hơn khoảng 2,2 tỉ m3 so với năm hạn lịch sử 2016. Đến thời điểm này, dung tích nước trong Biển Hồ đã xuống ở mức thấp so với ngày bắt đầu mùa khô (từ đầu tháng 11/2018). Do đó, dự báo dòng chảy từ Biển Hồ về ĐBSCL thời gian tới sẽ rất hạn chế.

Riêng kết quả dự báo triều mùa khô năm 2018-2019 của cơ quan trên cũng xác định đỉnh triều rơi vào giữa, đầu mỗi tháng, trong khi mùa gió chướng (ở biển Đông) bắt đầu hoạt động ngay từ đầu mùa khô, làm gia tăng xâm nhập mặn (XNM) vào hệ thống sông, kênh, rạch ĐBSCL.

Còn theo nhận định của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong mùa khô năm 2018-2019, nền nhiệt độ dự báo ở ĐBSCL có xu thế cao hơn nền nhiệt trung bình từ 0,5-1 độ C, nhiệt độ cao nhất ở mức 33-37 độ C. Từ tháng 2/2019 đến cuối mùa khô, có khả năng xuất hiện những đợt mưa trái mùa nhưng dự báo mùa mưa ở ĐBSCL có khả năng xuất hiện muộn hơn so với mọi năm. Với điều kiện khí tượng nêu trên, nguồn nước ngọt có khả năng khan hiếm. Thêm vào đó, nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng bốc hơi, XNM và làm gia tăng nhu cầu nước cho cây trồng, vật nuôi.

Ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, cảnh báo hiện tại, mặn đã xâm nhập nhiều nơi ở Trà Vinh. Tại huyện Càng Long và Cầu Kè, độ mặn đo được là 2‰; riêng tại những vùng giáp biển từ 10‰-14‰. "Chúng tôi đã hướng dẫn các địa phương, lúc nào mặn tăng cao thì đóng cống, khi nào đo được độ mặn dưới 1‰ thì mở cống lấy nước vào phục vụ tưới tiêu. Do chủ động lịch mùa vụ và lịch quản lý vận hành cống nên trước mắt bảo đảm không thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của người dân" - ông Truyền nói.

Tại An Giang, mực nước trên các sông, kênh ở địa bàn tỉnh đang dao động theo triều với xu thế xuống dần, ở mức xấp xỉ và thấp hơn từ 0,1-0,3 m so với cùng kỳ năm 2018. Theo ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, các khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng lớn của khô hạn gồm các xã, thị trấn: Châu Lăng, Cô Tô, An Tức, Lê Trì (huyện Tri Tôn); An Cư, An Hảo, Nhơn Hưng, Chi Lăng (huyện Tịnh Biên)… Dự kiến thời gian chịu ảnh hưởng trung bình khi xảy ra khô hạn là 2 tháng (đầu tháng 3 đến cuối tháng 4).

Nguy cơ thiếu nước ngọt

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, phụ trách Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, bày tỏ lo lắng trước lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đang giảm nhanh. Mực nước cao nhất đo được tại Châu Đốc trong tháng 2 xuống thấp nhất, ở mức 1,29 m, chỉ còn cao 0,12 m so với tháng 2/2018 và 0,15 m so với tháng 2/2016. Mực nước nội đồng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ tháng 12/2018 đến nay luôn ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2018 từ 0,05-0,25 m. Có thời điểm mực nước tại vùng Tây sông Hậu xuống rất thấp, xấp xỉ gần mức thấp nhất trong tháng 1 và 2/2016 (XNM lịch sử).

Hiện các đơn vị chức năng ở Kiên Giang đã thực hiện việc đo độ mặn ở những nơi trọng yếu để lên kế hoạch phòng chống thích hợp. Đến ngày 20/2, độ mặn đo được tại trạm cửa sông Cái Bé ở mức 6,8‰, thấp hơn cùng kỳ năm 2018 là 2,7‰; tại trạm Rạch Giá trên sông Kiên là 1,1‰, thấp hơn 7,6‰ so với cùng kỳ năm 2018; tại các trạm trên sông Cái Lớn (Gò Quao, Xẻo Rô) dao động từ 3,6‰ - 15,2‰, cao hơn cùng kỳ năm 2018 từ 1‰-3‰.

Theo ông Lê Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp, do địa phương này nằm ở khu vực đầu nguồn sông Tiền nên không phải chịu ảnh hưởng XNM từ biển vào. Tuy nhiên, Đồng Tháp cũng đang chờ được trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện các công trình liên quan đến công tác chống hạn mang tính cấp bách để bảo đảm đủ nước tưới cho hơn 223.000 ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày trong vụ hè thu năm nay.

"Mực nước tại các nơi trên địa bàn tỉnh sẽ xuống thấp dần trong những tháng mùa khô và đạt mức thấp nhất vào cuối tháng 5-2019. Tình hình nắng nóng và mực nước thấp trong mùa khô sẽ gây khá nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống" - ông Hùng nhận định

Nguy cơ mất mùa vụ đông xuân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết độ mặn cao nhất ở vùng cửa sông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có khả năng xuất hiện vào khoảng tháng 4 và 5/2019. Mặn sẽ xâm nhập vùng giáp ranh 2 tỉnh Kiên Giang - An Giang qua hệ thống kênh nhánh, tại các khu vực chưa có hệ thống cống, đập ngăn mặn, độ mặn cao nhất tại 2 huyện Tri Tôn và Thoại Sơn có khả năng ở mức cao hơn năm 2018. Tình hình XNM đe dọa đến vụ đông xuân 2018-2019, với tổng diện tích hơn 254.000 ha. Trong số này, phần diện tích có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn 24.000 ha.

Ông Lai Thanh Ẩn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, khuyến cáo nếu tình hình XNM diễn biến phức tạp trong khoảng từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 sẽ ảnh hưởng đến hơn 32.000 ha vụ lúa đông xuân của tỉnh.

THEO BÁO TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 00:58, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 00:55, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 00:46, 19/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 00:42, 19/05/2024
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.