Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ mô hình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở vùng cao Điện Biên

Vũ Lợi - 10:08, 26/03/2021

Bổ trợ năng lực, kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng tuyến cơ sở, thúc đẩy truyền thông trực tiếp đến đối tượng bà mẹ mang thai, gia đình chăm sóc con nhỏ; đồng thời can thiệp, hỗ trợ các vi chất kịp thời… là cách làm đang phát huy hiệu quả tích cực từ các chương trình, dự án thúc đẩy phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD), cải thiện sức khỏe và thể trạng cho trẻ em DTTS tại tỉnh Điện Biên.

Nhân viên y tế huyện Điện Biên Đông truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em cho các bà mẹ nuôi con nhỏ.
Nhân viên y tế huyện Điện Biên Đông tuyên truyền kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ em cho các bà mẹ nuôi con nhỏ.

Chị Quàng Thị La (dân tộc Thái) ở bản Na Phát A, xã Na Son, huyện Điện Biên Đông cho biết: Trước đây, phần lớn chị em trong bản bị hạn chế về kiến thức sinh sản và làm mẹ, chuyện phụ nữ mang thai và sinh nở được coi là bình thường. Trong thời kỳ mang thai, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi hay khám thai định kỳ sau khi sinh con, chị em vẫn phải đi nương lao động. Quá trình mang thai và chăm sóc con hầu như cũng không được bổ sung vi chất dinh dưỡng mà chỉ ăn uống bình thường… Vì vậy, trẻ em ở bản hay bị ốm, thấp còi và nhẹ cân.

May mắn đến với chị La khi quá trình mang thai và chăm sóc 2 con, chị đều được tham gia là thành viên chương trình “Vì sự sống còn của trẻ em”, do tổ chức quốc tế UNICEF tại Việt Nam phối hợp với Sở Y tế Điện Biên triển khai, thực hiện. Tại đây, chị được tư vấn, trang bị những kiến thức cơ bản, khoa học về chăm sóc, quản lý thai kỳ, sinh nở an toàn và những chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con…

“Hai cháu đều được sinh tại Trạm y tế xã và được các nhân viên y tế quan tâm, chăm sóc chu đáo. Định kỳ, các cháu được uống bổ sung vitamin A, tẩy giun. Đặc biệt, qua hoạt động  theo dõi sự tăng trưởng thể chất định kỳ (chiều cao, cân nặng của trẻ), gia đình được tư vấn kịp thời, hướng dẫn cách sử dụng các loại thực phẩm sẵn có để cung cấp đa dạng vitamin và vi chất dinh dưỡng cần thiết”, chị La chia sẻ.

Chị Lò Thị Tình, nhân viên y tế xã Na Son, huyện Điện Biên Đông kể: Từ khi tiếp cận và nghiên cứu mô hình “Vì sự sống còn của trẻ em”, những nhân viên y tế xã và các cô đỡ thôn bản như chị được “làm mới” tư duy chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tập huấn tiếp cận kỹ năng truyền thông vận động, thay đổi nhận thức cộng đồng trong phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD); Chủ động nắm bắt quản lý và theo dõi các đối tượng mang thai thông qua sổ theo dõi và lịch khám thai định kỳ.

Mô hình cũng thúc đẩy các hoạt động truyền thông nhằm khuyến khích phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và các bà mẹ đang nuôi con nhỏ sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng  … Hay hỗ trợ một phần can thiệp, thông qua chương trình quản lý SDD cấp tính.

Bữa ăn được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ,
Bữa ăn được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ (Trong ảnh: Bữa ăn trưa của trẻ ở Trường Mầm non Sao Mai, huyện Điện Biên Đông)

Bác sĩ Ðoàn Ngọc Hùng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ðiện Biên cho biết: Qua đánh giá sơ bộ sau hơn bốn năm (2016-2020) triển khai các hoạt động cải thiện SDD cấp tính tại vùng trẻ em DTTS thuộc 4 huyện vùng cao tỉnh Ðiện Biên gồm Tủa Chùa, Tuần Giáo, Ðiện Biên Ðông và Mường Chà, do 2 tổ chức quốc tế Tầm nhìn thế giới và UNICEF tại Việt Nam triển khai, đã góp phần nâng cao thể lực và sức khỏe trẻ em. Các chỉ số suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện rõ rệt, theo chiều hướng tích cực. Cụ thể, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ giảm từ 18% (năm 2017) xuống 16% (năm 2020); suy dinh dưỡng thấp còi giảm từ 45% (năm 2017) xuống 41% (năm 2020).

Đặc biệt, đối với các cháu bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính bổ trợ các sản phẩm tăng cường đa vi chất để cải thiện các chỉ số SDD. Đối với cách cháu bị SDD nhẹ, qua hỗ trợ, tư vấn trang bị kiến thức cho bà mẹ tạo ra những bữa ăn dinh dưỡng, hợp lý cũng làm cải thiện tình trạng SDD ở trẻ.

“Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh biên giới, nguồn lực đầu tư cho y tế gặp nhiều khó khăn, do vậy thời gian tới, Điện Biên mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức quốc tế, mở rộng quy mô và đối tượng thụ hưởng chương trình cải thiện dinh dưỡng trẻ em; đồng thời kêu gọi xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng DTTS”, ông Đoàn Ngọc Hùng chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3175/VPCP-KGVX ngày 10/5/2024 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện các quy định bảo đảm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược liệu.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 9 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 9 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 9 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 9 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 10 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).