Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn trong thực hiện công tác dân tộc ở Tuyên Quang

Hà Vy - 08:07, 22/06/2023

Xác định công tác dân tộc mang tính đa ngành đa lĩnh vực, do đó, quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã tích cực, chủ động lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách khác nhằm tạo nguồn lực mạnh mẽ để thúc đẩy vùng DTTS phát triển.

Cán bộ cùng nhân xã Khâu Tinh cùng xây dựng quê hương
Tuyên Quang tích cực lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, chính sách, tạo động lực thúc đẩy vùng DTTS phát triển.

Huy động các nguồn lực

Nhằm giúp đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có cuộc sống ổn định, những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc được tỉnh Tuyên Quang đặc biệt chú trọng. Theo đó, với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chính sách dân tộc có hiệu quả, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các chương trình, dự án chính sách dân tộc theo kế hoạch của UBND tỉnh, trong đó có kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719. 

Điển hình như năm 2020, thực hiện “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025” theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Tuyên Quang đã được triển khai đầu tư 02 công trình giao thông, hỗ trợ sinh kế phát triển sản xuất trên địa bàn xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình và xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa. Tổng kinh phí thực hiện trên 10 tỷ đồng. 

Đối với Chương trình MTGQ 1719, Tuyên Quang đã thực hiện giải ngân nguồn vốn vay tín dụng trên 33,6 tỷ đồng. Nhờ việc linh hoạt trong triển khai các chương trình, dự án, chính sách cho vùng đồng bào DTTS và miền núi mà cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Điển hình như: Công trình giao thông, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, lớp học, công trình điện, công trình cấp nước sinh hoạt, công trình y tế...; hỗ trợ phát triển sản xuất cho hàng ngàn lượt hộ DTTS, gồm các loại giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ mua máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa, máy tẽ ngô, máy phun thuốc trừ sâu, máy cắt cỏ... Qua đó, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn tại vùng đồng bào DTTS.

Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; trên 99% số thôn, bản, tổ dân phố có đường ô tô đến trung tâm thôn; 100% số xã, trên 99,7% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ DTTS sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh đạt 67%, sử dụng nước sạch đạt 86,8%; hơn 21.000 lao động có việc làm ổn định...  Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm. Thực hành “Then Tày - Nùng - Thái Việt Nam” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; nhiều lễ hội được duy trì và tổ chức quy mô như lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày, lễ hội đình của người Cao Lan…

(Chuyên đề Ban Dtoc Tuyê Quang) Hiệu quả trong lồng ghép công tác dân tộc ở Tuyên Quang 1
Chính sách dân tộc đã đi vào cuộc sống, tạo ra nhiều việc làm, sinh kế cho đồng bào DTTS ở Tuyên Quang

Chính sách phát huy hiệu quả trong cuộc sống

Khau Tinh vốn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Na Hang (Tuyên Quang) với địa hình núi cao, cách trở và ở xa trung tâm huyện. Xã có 364 hộ với 1.707 nhân khẩu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số toàn xã, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, dân tộc Mông sinh sống trên 4 thôn của xã. 

Giai đoạn 2015-2020, thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc, bà con xã Khau Tinh đã được hỗ trợ giống trâu, bò sinh sản, máy sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc được Nhà nước hỗ trợ còn giống, máy móc sản xuất, chính quyền địa phương còn chủ động vận động bà con mở rộng diện tích cây chè San Tuyết lên trên 50 ha; thực hiện thí điểm trồng rau trái vụ... Với cách làm linh hoạt, chủ động này, bước đầu xã Khau Tinh đã hình thành hình thức liên kết trong tổ chức sản xuất giữa hợp tác xã với người dân. Đây là tiền đề quan trọng để xã Khau Tinh phát triển các hình thức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. 

Hiện, Khau Tinh đã có nhiều mô hình sản xuất đem hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Điển hình như, mô hình trồng cây ăn quả của hộ ông Phùng Văn Hồng, dân tộc Mông ở thôn Khau Phiêng; mô hình nuôi trâu sinh sản của hộ ông La Văn Chuyên, dân tộc Tày xã Khau Tinh, mô hình nuôi lợn đen của hộ ông La Văn Phương, mô hình nuôi ngựa của hộ Vi Văn Lượng….

Bằng cách làm linh hoạt, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, chính sách, đến nay Khâu Tinh đã bê tông hóa được 4,8 km đường giao thông nông thôn; xây dựng 03 công trình thủy lợi và cứng hóa 6,133 km kênh, mương; xây lắp 1 công trình đường dây 0,4 Kv; gần 80% hộ có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, đời sống của đồng bào nơi đây đã thực sự được nâng cao cả về chất và lượng.


(Chuyên đề Ban Dtoc Tuyê Quang) Hiệu quả trong lồng ghép công tác dân tộc ở Tuyên Quang 2
Mô hình nuôi trâu sinh sản của các hộ đang được nhân rộng ở xã Khau Tinh, huyện Na Hang (Tuyên Quang)

Có thể thấy, hiệu quả từ việc huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước gắn với các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào DTTS trên địa bàn toàn tỉnh Tuyên Quang. 

Theo ông Ma Quang Hiếu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở kết quả đã đạt được, thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719. Đồng thời, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chính sách, dự án hỗ trợ cho vùng DTTS và miền núi, người nghèo; ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; giải quyết cơ bản về đất ở, đất sản xuất; đẩy mạnh giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo... Qua đó, nâng cao chất lượng mọi mặt đời sống đồng bào DTTS theo hướng hiệu quả, lâu dài, bền vững... 

Tin cùng chuyên mục
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Sức khỏe - Hòa Bình - 1 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong tình hình mới, sau 15 năm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%. Gia Lai xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT, trong đó 98% là người DTTS.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 8 giờ trước
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai:

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 20:21, 28/06/2024
Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!
Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Sản phẩm - Thị trường - Hương Trà - 19:59, 28/06/2024
Vừa qua, tại Hà Nội, các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc đã chia sẻ và thảo luận các nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam và các sản phẩm từ sâm.