Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội thảo khoa học bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, công chức Vương quốc Campuchia

Hồng Phúc - 17:20, 27/06/2024

Ngày 27/6, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã diễn ra Hội thảo khoa học bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và công chức Vương quốc Campuchia giai đoạn 2025 - 2030. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà - Trưởng Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án “Bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ Lào và Campuchia” chủ trì Hội thảo.

TIN THỜI SỰ Hội thảo khoa học bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, công chức vương quốc Campuchia
Quang cảnh hội thảo

Dự Hội thảo còn có: Bí thư thứ Nhất Đại sứ quán Lào Anousome Onsavata; các đại biểu đến từ Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Cục Dân vận - Bộ Quốc phòng, Cục AO2 - Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Học viện Dân tộc, Học viện Phụ nữ…

Vấn đề bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và công chức Vương quốc Campuchia là một trong những nội dung quan trọng thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong tình hình mới. Quan điểm của Nghị quyết 10/NQ-CP về chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ rõ: “Tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa và thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách liên quan đến công tác dân tộc”.

Đề án “Bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ Lào và Campuchia” trong Quyết định số 1657/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu cung cấp những hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa các dân tộc Việt Nam, tiếng Việt… cho cán bộ trong hệ thống chính trị hai nước. Từ đó giúp cán bộ nước bạn nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, công tác dân tộc, chính sách dân tộc… để vận dụng vào thực tiễn công tác, nâng cao năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thông qua công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc, góp phần củng cố tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; tình hữu nghị hợp tác toàn diện với Vương quốc Campuchia.

Báo cáo tại Hội thảo cho thấy, lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị của hai nước Lào, Campuchia trong giai đoạn 2016 - 2023 đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Lào, Campuchia. Các bộ, ngành, địa phương đã đào tạo, bồi dưỡng cho nước bạn Lào trên 33.215 lượt cán bộ thuộc các ngành/lĩnh vực và Campuchia trên 11.621 lượt cán bộ các ngành/lĩnh vực; riêng Campuchia chủ yếu là lực lượng Công an và Thanh tra. 

Đặc biệt thông qua Nghị định thư giữa hai Chính phủ, Việt Nam đã hỗ trợ đào tạo giúp Lào trên 12.000 nhân sự thuộc các trình độ, ngành nghề, cấp bậc quan trọng, cung cấp cho Lào đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi, chủ chốt trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ của hai nước đã được đào tạo, bồi dưỡng tại Việt Nam đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiều học viên sau khi học tập, bồi dưỡng tại Việt Nam, trở về nước công tác đã trở thành những cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực quan trọng từ Trung ương đến địa phương, góp phần giữ vững ổn định chính trị đất nước.

TIN THỜI SỰ Hội thảo khoa học bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, công chức vương quốc Campuchia 1
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà - Trưởng Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án phát biểu tại Hội thảo

Mặc dù đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chia sẻ kiến thức nghiệp vụ, kiến thức công tác dân tộc cho lực lượng cán bộ, công chức, viên chức của nước bạn Lào, Campuchia vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Tại Hội thảo, các đại biểu đã phản ánh một số khó khăn trong bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức dân tộc cho cán bộ Lào, Campuchia giai đoạn 2016 - 2023 như địa lý và không gian cách xa, mặt khác còn phụ thuộc vào quy định luật pháp quốc tế, do vậy, trong quá trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ 2 nước gặp nhiều khó khăn trong phối kết hợp chiêu sinh cũng như các điều kiện phục vụ khác...

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu chia sẻ những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ hai nước; góp ý dự thảo Đề án cần sửa đổi, bổ sung một số danh mục, làm rõ một số nội dung cụ thể về bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ hai nước bạn Lào và Campuchia.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà - Trưởng Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án trân trọng cảm ơn, tiếp thu các ý kiến quý báu của các đại biểu, nhà khoa học. Thứ trưởng yêu cầu, về cấu trúc Đề án tiếp tục nghiên cứu, tham khảo thêm để làm rõ một số nội dung, sắp xếp khoa học các danh mục nhằm đưa nội dung Đề án sát hơn, thiết thực hơn, phù hợp với mong muốn đào tạo của nước bạn để trình Chính phủ đúng thời gian, bảo đảm chất lượng và tính khả thi. Xây dựng hiệu quả Đề án sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với Lào và Campuchia; bảo đảm ổn định an ninh, chính trị và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Ngày 29/6, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi "Thiết kế bảng ảnh tuyên truyền nội dung bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" và phát động nhiều phong trào thi đua chuyên đề trong toàn lực lượng, thiết thực hướng tới chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng BĐBP tỉnh giai đoạn 2019-2024. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP tỉnh Kiên Giang chủ trì các sự kiện.
Tin nổi bật trang chủ
Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Sắc màu 54 - PV - 2 phút trước
Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Pháp luật - Mỹ Dung - 15 phút trước
Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”, có 4 địa bàn cấp huyện đạt “Huyện sạch ma túy”.
Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Sự kiện - Bình luận - Khánh Thư - 1 giờ trước
Trong tuần làm việc cuối cùng (từ ngày 24 - 29/6/2024) của kỳ họp thứ 7, bên cạnh biểu quyết thông qua một số luật, nghị quyết quan trọng thì Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết chung kỳ họp, trong đó có nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719. Nội dung điều chỉnh đã được thảo luận, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề liên quan đến mở rộng đối tượng đầu tư của Chương trình MTQG 1719 cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Trẻ dưới 14 tuổi sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử riêng từ ngày 01/7/2024

Trẻ dưới 14 tuổi sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử riêng từ ngày 01/7/2024

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Điểm đáng chú ý tại Nghị định này là việc trẻ dưới 14 tuổi sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử riêng từ ngày 01/7/2024.
Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Trong giai đoạn 2019-2024, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đã thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Một trong những điểm nhấn trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là huyện đã sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là tạo sinh kế và ổn định nhà ở cho người dân.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Trang địa phương - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 29/6, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi "Thiết kế bảng ảnh tuyên truyền nội dung bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" và phát động nhiều phong trào thi đua chuyên đề trong toàn lực lượng, thiết thực hướng tới chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng BĐBP tỉnh giai đoạn 2019-2024. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP tỉnh Kiên Giang chủ trì các sự kiện.
Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Trang địa phương - Như Tâm - Hoàng Quân - 1 giờ trước
Công an tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 của Bộ Công an “Về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo” giai đoạn 2014-2024. Tham dự Hội nghị có Đại tá Lê Văn Quý, Tỉnh uỷ viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, đại diện lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành và Người có uy tín, chức sắc, chức việc thuộc các thành phần tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - TS. Lý Thị Thu - 1 giờ trước
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Điểm hẹn của hòa bình

Điểm hẹn của hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 2 giờ trước
Quảng Trị sẽ tổ chức Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên vào tháng 7 tới. Với một vùng đất từng bị chia cắt và hứng chịu thảm họa bởi chiến tranh… thì đó sẽ mãi mãi là thông điệp đầy ý nghĩa về một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Lễ hội Vì hòa bình còn là một điểm hẹn của hòa bình; điểm đến của du lịch hòa bình.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Nếu phải nói một câu khái quát nhất cho kết quả sau 5 năm Đại hội Đại biểu DTTS các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung giai đoạn 2019 - 2024, thì có thể đó là việc giảm nghèo qua từng năm; thậm chí, nhiều vùng có kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng.