Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hòa nhịp trong hành trình xây dựng nông thôn mới

Hoàng Quý - 13:35, 29/01/2020

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn được ví như những cánh én lạc lõng trên hành trình bay tới mùa Xuân. Nhưng với nỗ lực vượt lên chính mình, không để bị bỏ lại phía sau, những địa phương ấy đã “bay nhanh hơn” để về đích nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới đã giúp người dân thay đổi tư duy, chủ động vươn lên phát triển kinh tế.
Xây dựng nông thôn mới đã giúp người dân thay đổi tư duy, chủ động vươn lên phát triển kinh tế

Ai cũng biết Cao Bằng là tỉnh thuộc diện nghèo nhất cả nước. Cả tỉnh có 13 đơn vị hành chính thì có đến 5 huyện nằm trong danh sách 56 huyện nghèo nhất cả nước. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chưa thu hút được nhiều dự án có năng lực sản xuất lớn nên thu ngân sách hằng năm của Cao Bằng rất thấp.

Khó khăn không đếm hết, nhưng Cao Bằng không để mình bị bỏ lại phía sau quá xa trên hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Chỉ nhìn vào con số 15 nghìn tỷ đồng mà tỉnh đã huy động được nêu trong báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (2010 - 2020) là một minh chứng cho nỗ lực đó của tỉnh.

Có đến những địa bàn khó khăn nhất của tỉnh mới thấy hết được điều này. Như Đình Minh, một xã chỉ cách trung tâm huyện Trùng Khánh khoảng 3km; sau nhiều năm gắn bó với danh sách “xã đặc biệt khó khăn”, bước sang giai đoạn 2016-2020, Đình Minh trở thành xã khu vực II. Đến giữa năm 2018, Đình Minh vẫn chỉ mới đạt 15/19 tiêu chí xây dựng NTM; trong những tiêu chí chưa đạt, cùng với tiêu chí cơ sở hạ tầng thì tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo cao vẫn còn là một thách thức.

Nhưng đến tháng 4/2019, xã Đình Minh đã được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là xã đạt chuẩn NTM của huyện Trùng Khánh. Trong rất nhiều chỉ số thì việc xã đạt thu nhập bình quân 30,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 10,78%... đã nói lên rằng, Đình Minh đã nỗ lực để vượt lên chính mình “bay” nhanh hơn để cùng hòa chung nhịp vỗ cánh của cả đàn chim trên hành trình xây dựng NTM.

Ông Hoàng Văn Khê, Phó Chủ tịch UBND xã Đình Minh, chia sẻ rằng, đạt chuẩn NTM là một bước tiến lớn đánh dấu sự nỗ lực vươn lên của người dân. Đây là năm đầu tiên người dân xã Đình Minh đón một năm mới trong niềm vui “về đích” NTM.

Bởi thế, không khí vui tươi chuẩn bị đón Tết Canh Tý hiện diện khắp các bản xa, xóm gần của xã Đình Minh. Diện mạo NTM hiện diện trên từng tuyến đường liên thôn, liên bản; trong từng nóc nhà của đồng bào các dân tộc ở Đình Minh.

Chúng tôi về thôn Khưa Nâu-Phia Sách, hiện là thôn đặc biệt khó khăn duy nhất của xã Đình Minh. Ông Lô Văn Anh, Trưởng thôn Khưa Nâu - Phia Sách, dẫn chúng tôi đi trên tuyến đường liên xã qua thôn. Ông bảo, trước đây, con đường này xuống cấp, nhiều ổ gà vận chuyển hàng hóa, đi lại khó khăn. Được Nhà nước đầu tư, người dân trong thôn đã hiến đất và đóng góp ngày công lao động để làm mới tuyến đường.

Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trên cả nước ngày càng khởi sắc.
Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn trên cả nước ngày càng khởi sắc.

“Tết này, các gia đình trong thôn vui hơn, bởi đường sá đi lại thuận lợi, gia đình nào cũng sửa sang nhà cửa, trồng thêm hoa trước nhà để tô điểm cho quê hương thêm sắc Xuân, chuẩn bị đón Tết”, ông Anh phấn khởi nói.

Cũng như xã Đình Minh của tỉnh Cao Bằng, nhiều địa phương khó khăn ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã và đang mải miết “vỗ nhanh đôi cánh” để không bị tụt lại phía sau trên hành trình xây dựng NTM. Như xã Yên Phong (Bắc Mê, Hà Giang) sau hơn 7 năm thực hiện xây dựng NTM, xã đã được UBND tỉnh Hà Giang công nhận đạt chuẩn NTM vào đầu năm 2019. Được biết, Yên Phong vốn là một xã vùng III, có xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, khi bắt đầu xây dựng NTM, xã chỉ có 5/19 tiêu chí.

Ông Triệu Xuân Đào, Chủ tịch UBND xã Yên Phong, cho biết, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu xây dựng NTM, nhưng với tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm của chính quyền và Nhân dân trong xã đã nỗ lực trong thực hiện xây dựng NTM. Đến nay những tuyến đường liên thôn được bê tông hóa, hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố, kết cấu hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục được cải thiện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng lên…

Là địa bàn “trũng” nhất, xuất phát điểm thấp nhất nên không quá ngạc nhiên, sau 10 năm xây dựng NTM, 2.280 xã thuộc 14 tỉnh miền núi phía Bắc mới chỉ có 603 xã đạt chuẩn, đạt 26,45% tổng số xã toàn khu vực. Dự kiến, trước thềm năm mới 2020, các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM lên thành 28,0% tổng số xã, hoàn thành sớm hơn 1 năm so mục tiêu được giao tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Và như vậy, chào năm mới 2020, người dân các tỉnh miền núi phía Bắc thêm phấn khởi khi sẽ có thêm nhiều cánh én hòa chung nhịp để gọi Xuân về.

Tin cùng chuyên mục
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Minh Thu - 1 phút trước
Với nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), thời giạn qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 3 phút trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 5 phút trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 7 phút trước
Sáng 17/5, UBND xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng. Đây là làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Minh Nhật - 10 phút trước
Với chủ đề “Theo dấu chân Người”, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, góp phần thực hiện đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại không gian của Làng trong tháng 5.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 14 phút trước
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 17 phút trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.
Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Tin tức - Hoàng Quý - 19 phút trước
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của UBDT năm 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Giáo dục - Hoàng Minh - 21 phút trước
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 26 phút trước
Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.