Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồn tre Tây Nguyên

Lê Hường - 07:27, 16/05/2022

Trước đây, trong cuộc sống sinh hoạt cũng như lao động sản xuất, các dân tộc Tây Nguyên chủ yếu nương tựa vào tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, núi rừng. Vì thế mà cây tre, nứa gắn liền với đời sống của họ, từ vật dụng sinh hoạt hàng ngày đến những nhạc cụ dân tộc độc đáo làm nên âm thanh đặc trưng của đại ngàn.

Nhiều du khách đến Bảo tàng Đắk Lắk tham quan trưng bày chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên”
Nhiều du khách đến Bảo tàng Đắk Lắk tham quan trưng bày chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên”

Phong phú sản phẩm từ tre nứa

Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã biết sử dụng tre nứa để chế tác vô số loại vật dụng, nhạc cụ dùng trong đời sống sinh hoạt, sản xuất đến tinh thần. Trong đó,  đan lát trở thành nghề thủ công truyền thống, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các DTTS nơi đây. Ngày nay, những vật dụng bằng tre nứa như sàng, mẹt, rổ, đồ bắt cá, gùi và nhạc cụ truyền thống vẫn rất phổ biến trong các buôn, làng Tây Nguyên.

Nhiều năm làm nghề đan lát, nghệ nhân Y Thứ Niê, 73 tuổi buôn Kô Sier, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã đan hàng trăm chiếc gùi, rổ, đồ bắt cá… cho gia đình và bán cho người dân trong buôn.

Nghệ nhân Y Thứ nắm rõ tiêu chuẩn để có sản phẩm tre nứa đẹp, chất lượng. Ông bảo: tháng 7 dương lịch, là thời điểm đàn ông trong buôn lên núi chọn cây tre, nứa, lồ ô... về làm gùi, phục vụ đan lát.

Để sản phẩm bền đẹp phải chọn những cây tre có độ tuổi từ 3 năm trở lên, và chỉ chặt vào những ngày cuối tháng, không có trăng. Bởi cây tre đầu tháng nhiều nước dễ bị mọt. Phải lựa cây tre thẳng đều và dài, thì mới cho ra sợi nan suôn mượt, khi đan không phải nối nhiều đoạn. Đối với cây nứa, phải chọn nứa bánh tẻ, khoảng 12 tháng tuổi trở lên.

Các nghệ nhân đan lát, chế tác nhạc cụ biểu diễn tại Bảo tàng Đắk Lắk
Các nghệ nhân đan lát, chế tác nhạc cụ biểu diễn tại Bảo tàng Đắk Lắk

Ngoài việc chọn nguyên liệu đúng chuẩn thì công đoạn vót, chẻ nan cũng mang yếu tố quyết định để hoàn thiện một sản phẩm đan lát đẹp.

Theo nghệ nhân Y Thứ, chẻ nan mỏng hay dày là phụ thuộc vào sản phẩm sẽ đan. Sau khi chẻ nan, phải chuốt nan sao cho nan có độ mềm, nhẵn và đều, để khi đan các nan khiết vào nhau. Đối với những sợi nan tạo hoa văn được để riêng, vót trước khi đan. Loại nan này được tạo màu bằng cách xát lá rừng lên từng sợi, màu đậm hay nhạt tùy thuộc vào việc xát lá rừng nhiều hay ít. Để gùi bền và chắc thì đế gùi phải chắc. Đế gùi thường được làm bằng các loại gỗ cây cóc rừng, hoặc dùng 4 thanh tre già, chắc siết chặt ở 4 góc để tạo điểm tựa vững chãi, không bị đổ khi được thả xuống

Theo phong tục của người Tây Nguyên, gùi không những là vật dụng để sử dụng sinh hoạt hàng ngày, mà còn là món quà tặng của người chồng tặng cho vợ, người cha cho các cô con gái, ông tặng cháu gái của mình. Đã là con gái Tây Nguyên thì phải biết gùi nước, lương thực và gùi trên lưng tất cả ước mơ, khát vọng mà buôn làng chưa ai dám nghĩ, dám làm.

Đồng bào Tây Nguyên có nhiều loại nhạc cụ bằng tre nứa
Đồng bào Tây Nguyên có nhiều loại nhạc cụ bằng tre nứa

Thổi hồn vào tre, nứa

Không chỉ các vật dụng dùng trong sinh hoạt, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vô cùng khéo léo, khi biến hóa tre nứa thành những nhạc cụ độc đáo, vang tấu những bản hòa âm của núi rừng. Nhạc cụ tre nứa đa dạng, phong phú về số lượng, cấu trúc, đặc sắc về âm thanh, tạo nên vẻ độc đáo riêng có của nền âm nhạc cổ truyền dân tộc.

Nghệ nhân Y Mip Ayun là người chế tác hàng trăm nhạc cụ truyền thống bằng tre nứa
Nghệ nhân Y Mip Ayun là người chế tác hàng trăm nhạc cụ truyền thống bằng tre nứa

Nghệ nhân Y Mip Ayun (SN 1942), phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, là một trong những nghệ nhân gạo cội của đồng bào Ê Đê chế tác nhiều nhạc cụ truyền thống bằng tre nứa.

Ông chia sẻ: Để chế tác những cây đàn truyền thống ưng ý, người chế tác phải biết chọn tre, nứa già mang về phơi khô. Sau đó, gọt, đẽo và thử âm nhiều lần đến khi ưng ý. Người chế tác phải tỉ mỉ trong việc cắt, gọt kỳ công, khéo léo vì nếu cắt thừa hoặc thiếu, thì âm thanh sẽ chênh, phô.

Theo nghệ nhân Y Mip, trong các loại nhạc cụ dân gian từ tre nứa của người Tây Nguyên, phải kể đến là đàn T’rưng. Đây là loại nhạc cụ gần gũi nhất, tiếng đàn T’rưng vang lên trên nương rẫy, không chỉ xua đi cái mệt mỏi lao động, mà xua đuổi thú rừng đến phá cây trồng.

Trong lễ hội, tiếng T’rưng rộn ràng như suối chảy, chim kêu vang rộn khắp buôn làng khiến mọi người say sưa. Hay như chiếc Cing Kram (chiêng tre), một loại nhạc cụ thường xuyên được sử dụng trong các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng được làm từ tre nứa.

Xuất phát từ quan niệm, số lẻ thường mang lại những điều may mắn, một bộ chiêng tre thường có 5, 7 hoặc 9 chiếc, cũng có khi lên đến 19 chiếc hợp thành một dàn chiêng. Khi diễn tấu, người đánh kẹp ống tre vào 2 đùi, đặt thanh tre già nằm ngang phía trên miệng ống, một đầu kê lên đùi, một đầu đỡ bằng lòng bàn tay trái. Tay phải cầm khúc cây làm dùi, gõ vào giữa thanh tre cho âm thanh cộng hưởng ống tre.

Nhiều loại gùi khác nhau của đồng bào Tây Nguyên
Nhiều loại gùi khác nhau của đồng bào Tây Nguyên

Ông Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk cho biết, cư dân ở vùng rừng núi nói chung và Tây Nguyên nói riêng, có những sáng tạo không thể tưởng tượng được. Từ nhu cầu cuộc sống, họ đã sử dụng những vật dụng thân thuộc tạo ra nhiều dụng cụ sản xuất, sinh hoạt và tinh thần. Cho đến nay công tác bảo tồn và phát huy giá trị của nghề chế tác nhạc cụ dân gian và đan lát truyền thống là nhiệm vụ luôn được các ngành quan tâm.

Hiện Bảo tàng Đắk Lắk đang trưng bày chuyên đề “Hồn tre Tây Nguyên”, qua đó muốn nhắc cho các thế hệ trẻ nhớ, quan tâm tới cội nguồn của mình, để cùng nhau góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại. Từ đó, góp phần tạo ra sự phong phú trong đời sống văn hóa.

Tin cùng chuyên mục
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi đã và đang khoác lên diện mạo mới. Tiến độ triển khai Chương trình tiếp tục được đẩy nhanh khi các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, từ đó khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng DTTS và miền núi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thời sự - BDT - 19:05, 07/05/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg ngày 7/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 16:45, 07/05/2024
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Chính sách dân tộc - Nguyệt Anh - 16:26, 07/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 16:00, 07/05/2024
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 15:30, 07/05/2024
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - Tào Đạt - 15:04, 07/05/2024
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã diễn ra vào sáng ngày 7/5/2024, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 14:46, 07/05/2024
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 14:30, 07/05/2024
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 14:10, 07/05/2024
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 14:04, 07/05/2024
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.