Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kết tinh thành những trái ngọt

Quý Hồng - 14:47, 30/10/2019

Để thắp sáng những ước mơ trên con đường học chữ, các em học sinh người DTTS ở các trường học vùng cao, miền núi phải cố gắng, nỗ lực rất lớn ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường. Và sự kiên trì, chăm chỉ rèn luyện học tập của các em đã kết tinh thành những trái ngọt. Tạ Thị Tâm, dân tộc Lô Lô (Sơn La) và Tao Văn Phùm, dân tộc Lự (Lai Châu) là hai gương mặt tiêu biểu như vậy.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến trao Bằng khen cho các em học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến trao Bằng khen cho các em học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018.

Nỗ lực vượt khó của cô gái dân tộc Lô Lô

Tạ Thị Tâm, sinh năm 2001, dân tộc Lô Lô ở bản Tường Chung, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La là một trong những sinh viên DTTS rất ít người sẽ được tuyên dương trong “Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019” nhờ những cố gắng nỗ lực của mình trong việc học tập. Hiện, em đang là sinh viên năm thứ nhất, ngành Sư phạm Mầm non, Đại học Tây Bắc.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố em bị tai biến phải nằm một chỗ, chỉ có mẹ em là lao động chính trong nhà. Năm nay mẹ em đã 58 tuổi, chỉ làm nghề nông, lại thường xuyên ốm đau nên thu nhập hằng tháng không được là bao. Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của bố mẹ, ngay từ nhỏ, Tạ Thị Tâm đã có ý thức vượt khó, vươn lên trong học tập. Trong suốt 12 năm học, em đều đạt học sinh khá giỏi của trường.

Chia sẻ về bí quyết học tập, Tâm cho biết: Trên lớp em luôn chăm chú nghe cô giáo giảng bài rồi về nhà đọc lại để nhớ hơn. Ngoài việc chăm chỉ học bài trên lớp, trước khi học bài mới, em đã tìm hiểu các tài liệu để nắm được diễn biến, kết quả và ý nghĩa của từng sự kiện.

Đặc biệt ngay từ những ngày mới nhập học vào ngành Sư phạm Mầm non, Đại học Tây Bắc, Tâm đã thể hiện rõ ý chí nghị lực vươn lên khi em luôn có ý thức tự học tập, rèn luyện. Em đã tự đi làm thêm, phụ giúp cho mẹ để lo tiền học hành cho bản thân.

Kết tinh thành những trái ngọt 1

Khi được hỏi lý do vì sao lại chọn ngành Sư phạm Mầm non, Tâm cho biết vì yêu trẻ con, yêu những ánh mắt hồn nhiên, những câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, nên em đã quyết định trở thành giáo viên mầm non. Để thực hiện ước mơ của mình, trong Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019, Tâm đã quyết định đăng ký vào khoa Sư phạm Mầm non, Đại học Tây Bắc.

Chia sẻ về dự định trong tương lai, Tâm cho biết: Em sẽ nỗ lực hơn nữa để đạt thành tích tốt trong học tập, không ngừng trau dồi kiến thức để khi ra trường có thể trở về quê hương để công tác giúp đỡ các trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn như em. Đồng thời, cố gắng phấn đấu trở thành một giáo viên dạy giỏi có thể cống hiến cho quê hương và có điều kiện để chăm lo cho bố mẹ.

Ước mơ trở thành kỹ sư của chàng trai dân tộc Lự

Tao Văn Phùm, sinh năm 2001 tại bản Nà Tăm 1, xã Nậm Tăm (Sìn Hồ, Lai Châu) là một trong những người con ưu tú của dân tộc Lự. Là anh cả trong gia đình có 3 anh em, bố mẹ quanh năm gắn bó với ruộng đồng. Thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ, lại thương các em nên từ ngày đi học, Phùm đã là một cậu học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn. Trong thời gian học phổ thông, năm nào Phùm cũng đạt thành tích khá giỏi.

Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng ngọn lửa khao khát về tri thức của Phùm chưa bao giờ hết cháy. Em đã tích cực học hỏi, tìm tòi và yêu thích những tri thức mới, đặc biệt là về khoa học công nghệ.

Kết tinh thành những trái ngọt 2

Phùm cho biết từ nhỏ, vì thường xuyên theo bố mẹ ra đồng, em đã yêu thích ngắm nhìn những chiếc máy cày, máy bừa. Từ đó đã nhen nhóm trong em tình yêu với máy móc. Chính vì thế, em đã quyết định thi vào Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Hiện, em đang theo học tại lớp ô tô 6, khoa Công nghệ ô tô (Đại học Công nghiệp Hà Nội. Phùm chia sẻ: “Khi biết tin bản thân đỗ đại học, em rất vui, hơn thế nữa được học ở khoa Công nghệ ô tô sẽ giúp em hoàn thành ước mơ của mình từ bấy lâu nay”.

Được biết, mặc dù mới là sinh viên năm nhất, nhưng Phùm vẫn luôn ý thức được sự quan trọng của việc cần cù, chịu khó. Ngoài thời gian trên giảng đường, em thường xuyên đến thư viện đọc thêm sách báo, tài liệu. Cùng với đó, Phùm còn tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường như văn hóa, văn nghệ và hiến máu nhân đạo…

Nói về những dự định trong tương lai của mình, Phùm chia sẻ: “Trong thời gian tới, em sẽ tích cực học tập, rèn luyện để không phụ lòng bố mẹ, thầy cô. Ngoài ra, việc tích lũy kiến thức cũng giúp em hoàn thiện ước mơ của mình là trở thành một kỹ sư ô tô”.

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 22 phút trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 1 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 2 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.
Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Theo báo cáo nhanh từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 25 với đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 11 người bị thương.
Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Từ ngày 27/4, du khách khi tới 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) không được mang đồ nhựa dùng 1 lần. Người dân và du khách sẽ được hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.