Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi nghị quyết bắt nhịp cùng cuộc sống

Ký của Nguyễn Văn Chiến - 11:12, 11/02/2021

Xuân Tân Sửu - chúng tôi trở lại với Kon Tum, đất cao nguyên đang vào mùa khoe sắc của hoa cà phê trắng muốt, của những chồi non cao su xốn xang ngày mới. Nơi đây - miền đất anh hùng, chiếc nôi lớn của nền văn hóa vùng cực Bắc Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Xơ Đăng, Ba Na, Gié Triêng, Ja Rai, Brâu... đã sinh thành, lớn lên, đang tiếp tục kề vai sát cánh cùng cả nước đi lên trong sự nghiệp đổi mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm,làm việc tại Kon Tum, tháng 4/2017. (Ảnh Báo Kon Tum)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Kon Tum, tháng 4/2017. (Ảnh Báo Kon Tum)

Đồng thuận mở hướng đi lên

Trải qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, cuối năm 1991, người dân ở Kon Tum "ra riêng" với khốn khó trăm bề. Cơ sở hạ tầng gần như không có gì, tỷ lệ hộ nghèo đói trên 65%. Tài sản mà đồng bào các dân tộc ở Kon Tum mang theo đáng giá nhất là truyền thống yêu nước, là lòng tin son sắt, thủy chung với Đảng, là bản lĩnh vượt khó và một ý chí quyết tâm thoát nghèo, làm giàu trên vùng đất cách mạng.

Gần 30 năm qua, Kon Tum sôi động tựa một công trường hối hả. Những con đường lớn rộng mở đang phá thế ngõ cụt bao năm. Trước đây, Kon Tum chủ yếu là làm nông nghiệp với cây lúa và nông sản quay vòng trên đất dốc, đồi cao, tự chủ về lương thực còn khó, thì đến Xuân Tân Sửu này, tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp Hòa Bình, Đăk La, Sao Mai, Măng Đen đã có 153 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký trên 8.886 tỷ đồng…

Đặc biệt, năm 2018, 2019 đã thu hút được các nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn TH True Milk… đến nghiên cứu và đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; các tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ; dự án điện gió, điện mặt trời… tại ba vùng kinh tế. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài, đến nay, đã có 363 dự án được cấp phép đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp, trong đó có 334 dự án đang còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký trên 58.683 tỷ đồng.

Còn nhớ những năm đầu tách tỉnh, chắt chiu, cần kiệm cả năm, tổng thu ngân sách trên địa bàn chỉ trên dưới 10 tỷ đồng, chưa đủ để sắm xoong nồi, bàn ghế, dựng những ngôi nhà cấp 4 cho các sở, ngành tạm an cư làm việc. Vậy mà năm 2020 này, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 3.000 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Hòa, tình hình kinh tế - xã hội của Kon Tum tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,7%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra. Có 27/30 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra đều đạt và vượt (trong đó có 11/14 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt). Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 14.782 tỷ đồng, tăng 9,96%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 37,35 triệu đồng lên 41,28 triệu đồng. Đến tháng 8/2020, Kon Tum có thêm 6 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 24 xã…

Được mùa cà phê ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
Được mùa cà phê ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

Trái ngọt từ ý Đảng, lòng Dân

Chúng tôi đã gặp những đại biểu tiêu biểu, đại diện các thôn, làng về dự Đại hội các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ III. Từ vị tướng của dân tộc Gié Triêng Đinh Hồng Đe đã ngoài bảy mươi tuổi; đến bà Y Hếp, thôn Đăk Tang, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi, ông A Khuất, làng Đăk Mút, xã Đăk Ma, huyện Đăk Hà, bà Y Liên, thôn Mô Tả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông.... đều có chung cảm nhận rằng, nông thôn Kon Tum đã đổi thay nhanh quá, cuộc sống mới đã lan tỏa đến từng nhà. Cho dù ở tít tắp vùng sâu, người dân đã không còn chỉ lo cho "cái bụng" mà còn hướng đến của ăn, của để, mặc đẹp, ăn ngon.

Mừng vui hơn cả là trên mỗi thôn, làng, từ Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Tu Mơ Rông, Sa Thầy, Kon Plông, Đăk Hà, Kon Rẫy.... đã thấy một thế trận lòng dân - quốc phòng, an ninh bền vững. Đó là thành quả của một hệ thống chính trị vững vàng từ tỉnh đến các buôn làng, là nhân tố để ổn định và phát triển.

Ông A Ku, Phó Bí thư Đảng ủy xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi cây trồng, ở làng Pu Tá quê ông, đã có trên 40 hộ trồng được cây sâm dây Ngọc Linh từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, đời sống bà con dân tộc Xơ Đăng trong xã ngày càng được cải thiện.

Còn tại xã vùng cao Đăk Tăng, huyện Kon Plông, không ai nghĩ rằng mới ngoài hai mươi tuổi, chàng trai A Nga với tấm bằng cử nhân Luật, trở về quê hương để khởi nghiệp từ đồng đất của buôn làng với việc chăm sóc, bảo vệ đất rừng và trồng cây ăn quả, vươn lên lập nghiệp. Hay như ông A Grin, dân tộc Gia Rai, ở làng Lung, xã Ya Xia, huyện biên giới Sa Thầy luôn gương mẫu, đi đầu dìu dắt bà con trong làng vươn lên, không cam chịu nghèo khó để thoát nghèo, làm giàu trên quê hương của mình...

Đến Kon Tum hôm nay, chứng kiến những kỳ tích trên chặng đường mới, đã minh chứng cho sự chỉ lối, soi đường của Nghị quyết đúng quy luật, hợp lòng dân của Đảng; biết dựa vào dân, bắt nhịp hơi thở cuộc sống của Nhân dân, cùng chung sức đứng lên, bước tiếp trong tâm thế vững vàng để kiến thiết, dựng xây vùng đất ngã ba biên giới thân yêu.

Xuân Tân Sửu - trở về với Kon Tum, trên khắp buôn làng Kon Tum xanh thẳm lại rộn tiếng cồng chiêng, một âm thanh đã trở thành sức mạnh, niềm tin, vang vọng bài ca Kết đoàn trong dựng xây, kiến thiết và phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 10 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 10 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 10 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 10 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 10 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 10 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 11 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 11 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).