Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỳ công nghề nhuộm chàm truyền thống của đồng bào Mông ở Lai Châu

Nguyễn Chanh - 14:00, 16/11/2023

Lên vùng cao Lai Châu, không khó để bắt những chàng trai, cô gái người Mông trong những bộ trang phục truyền thống. Dù là sự tươi tắn, rực rỡ trong họa tiết váy áo của chị em phụ nữ hay sự nền nã của sắc chàm đen đối với trang phục thường nhật của nam, thì trong quá trình tạo ra một bộ trang phục đều phải trải qua kỹ thuật nhuộm chàm rất kỳ công

Hầu như thiếu nữ Mông ở Lai Châu biết thêu thùa và may trang phục từ rất sớm.
Hầu như thiếu nữ Mông ở Lai Châu biết thêu thùa và may trang phục từ rất sớm.

Giữ gìn nghề truyền thống

Bản Pho Lao Chải cách trung tâm xã Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) chưa đến 1km, với 95 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây, bà con vẫn giữ nếp sinh hoạt từ bao đời, đàn ông lên rừng, làm nhà, phụ nữ lên nương, trồng rau, dệt vải, may trang phục. Bà Ma Thị Dủ đã ở tuổi 60, từ khi lên 10 tuổi bà đã được mẹ dạy se sợi, dệt vải, nhuộm chàm. Và đến giờ, bà lại tiếp tục dạy cho cháu mình cách để làm nên một bộ trang phục truyền thống.

Hướng dẫn cô cháu gái Giàng Thị Uyên tỉ mỉ từ cách xem màu nước chàm khi ngâm đạt chuẩn, cách ngâm tấm vải thô để lên màu đều, cách vẽ họa tiết sáp ong trên vải, cách chọn chỉ màu, thêu váy áo. Bà Ma Thị Dủ bảo, phải dạy con gái, cháu gái để các con cháu biết cách làm quần áo. Con gái đi lấy chồng mà không biết se sợi, dệt vải, không biết nhuộm chàm, thêu váy áo thì sẽ bị nhà chồng chê.

Ngày còn trẻ, bà Dủ có tiếng là dệt vải đẹp, nhuộm màu chàm đều, thẫm nên được nhiều trai bản theo đuổi. Bây giờ bà lại tiếp tục dạy các con, các cháu công việc này.

Bà Ma Thị Dủ ở bản Pho Lao Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) nổi tiếng dệt vải, nhuộm chàm đẹp.
Bà Ma Thị Dủ ở bản Pho Lao Chải, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) nổi tiếng dệt vải, nhuộm chàm đẹp.

Ở bản, các bà, các mẹ đều dạy cho con, cháu để nghề truyền thống không bị mai một. Nhất là, trang phục làm vải dệt từ cây lanh mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, phù hợp với công việc lao động của người dân nên từ bao đời, người dân trong bản vẫn ưa thích mặc trang phục truyền thống.

Trong gia đình của đồng bào Mông có sự phân chia công việc, và việc dệt vải, nhuộm chàm, thêu thùa để may trang phục, là công việc của người phụ nữ. Bởi vậy, công việc nhuộm chàm sẽ được các bà, các mẹ truyền lại cho con cháu gái của mình. Đôi bàn tay nhuộm chàm cho tấm vải, cũng chính là nét đẹp riêng vốn có của người phụ nữ trong gia đình.

Tất cả các công đoạn tạo nên một bộ trang phục đều được làm hoàn toàn thủ công, nên công việc đó diễn ra hàng năm trời. Lúc nông nhàn, đồng bào Mông sẽ tranh thủ dệt lanh, quay sợi, làm thuốc nhuộm chàm cho vải, rồi tỉ mỉ trau chuốt từng đường kim mũi chỉ cho những họa tiết hoa văn trên vải. Để có những bộ váy áo rực rỡ trong ngày hội, là cả một quá trình lao động cần mẫn, là sự hội tụ tinh hoa từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông.

Anh Giàng A Sinh, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Lèng cho biết: Cùng với nghề dệt vải từ cây lanh, thì nhuộm chàm cũng trở thành một nghề truyền thống, nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn. Chính quyền xã luôn vận động, khuyến khích người dân bảo tồn và lưu truyền nghề truyền thống của các dân tộc, trong đó có dân tộc Mông.

Bà Dủ dạy cháu thêu hoa văn trên vải để may váy áo.
Bà Dủ dạy cháu thêu hoa văn trên vải để may váy áo.

Thủy chung sắc chàm

Dân tộc Mông là một trong những dân tộc chiếm số đông ở Lai Châu (khoảng 23,51% dân số toàn tỉnh). Cho đến nay, trang phục của họ đa số vẫn được làm thủ công, từ dệt vải (từ cây bông, lanh) đến nhuộm chàm, thêu họa tiết và may thành trang phục. Dù hiện nay, vải dệt công nghiệp đã khá phổ biến, nhưng đồng bào Mông ở Lai Châu vẫn yêu thích phương pháp làm vải truyền thống vì nó gắn bó với đời sống và thói quen sinh hoạt, nhất là các chất liệu đều từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

Để tạo nên những tấm thổ cẩm may trang phục, khăn, túi, việc đầu tiên phụ nữ Mông phải làm là thu hoạch cây lanh trên rừng về, phơi khô rồi khéo léo tước cây lanh lấy vỏ. Những bó vỏ lanh được cuộn chặt rồi cho vào cối giã cho bong hết bột chỉ còn trơ lại sợi dai. Những bó sợi lanh được xe và cuộn lại thành những cuộn lớn.

Sợi lanh qua vài lần luộc nước tro bếp và một lần luộc nước sáp ong thì đã trở nên trắng và mềm hơn, những người phụ nữ Mông bắt đầu ngồi vào khung dệt của mình. Tấm vải được dệt xong còn phải giặt lại nhiều lần cho thật trắng. Sau khi có được tấm vải ưng ý, họ sẽ chuẩn bị cho việc nhuộm chàm.

Phụ nữ Mông ở Lai Châu dạy nghề dệt vải, nhuộm chàm cho con mình từ rất sớm.
Phụ nữ Mông ở Lai Châu dạy nghề dệt vải, nhuộm chàm cho con mình từ rất sớm.

Nguyên liệu để nhuộm vải là cây chàm, là một loại cây mọc trên rừng. Tuy nhiên, để tiện cho việc thu cắt, tại nhiều bản bà con đã mang loại cây này về trồng trên nương. Loại cây này cho màu sắc chàm đẹp mắt và không gây hại hay kích ứng da. Cây chàm sau khi cắt về sẽ được đem rửa sạch, ngâm trong nước từ 3 ngày đến 1 tuần, đến khi mục tạo thành 1 thứ nước sóng sánh màu xanh đen thì sẽ đạt yêu cầu làm màu nhuộm.

Để có được tấm vài có màu chàm đậm, không dễ bạc màu thì quá trình nhuộm sẽ phải diễn ra nhiều lần. Chu trình nhuộm này có thể kéo dài đến hàng tháng trời, và đồng bào Mông thường nhuộm chàm vào những ngày nhiều nắng.

Sau khi lanh dệt thành tấm, rồi nhuộm đạt màu chàm, người phụ nữ Mông sẽ dùng kỹ thuật vô cùng độc đáo để tạo hoa văn, họa tiết cho vải đó là vẽ sáp ong. Sáp ong được đun trên bếp lửa cho nóng chảy, sau đó dùng bút vẽ có cán bằng gỗ, ngòi bằng đồng nhúng vào sáp nóng và vẽ lên vải.

 Các họa tiết kể về đời sống sinh hoạt, hình hoa lá, chim muông như một biểu tượng của sự đa dạng trong văn hóa của đồng bào Mông. Sau khi vẽ xong họa tiết, người phụ nữ Mông sẽ thêu chỉ màu lên các họa tiết để tạo ra một tấm thổ cẩm hoàn chỉnh, độc đáo. Từ tấm vải này, họ sẽ may thành các bộ trang phục cho chồng, con và chính bản thân mình. 

Nếu như trang phục của người đàn ông đơn giản và chủ đạo là màu chàm, với tấm vải lanh nguyên bản, thiên về sự thoải mái cho các hoạt động, thì trang phục của người phụ nữ rực rỡ với họa tiết và gam màu tương phản, bắt mắt.

Thiếu nữ dân tộc Mông ở Lai Châu kiểm tra vải sau khi nhuộm chàm, phơi khô.
Thiếu nữ dân tộc Mông ở Lai Châu kiểm tra vải sau khi nhuộm chàm, phơi khô.

Cho đến ngày nay, trang phục váy áo của phụ nữ Mông đã được làm cách tân, cách điệu, dễ sử dụng và trở thành một món quà với nhiều du khách khi đến với Lai Châu. Điểm nhấn của những sản phẩm, là chất liệu lanh và được làm theo phương pháp thủ công từ xưa truyền lại cho tới ngày nay. Và như thế, nghề nhuộm chàm cũng đã trở thành một nét đẹp truyền thống được lưu giữ, gắn bó và truyền lại cho cháu con qua bao thế kỷ.

Tin cùng chuyên mục
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 19:16, 12/05/2024
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19:14, 12/05/2024
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 19:08, 12/05/2024
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 19:03, 12/05/2024
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.