Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỷ niệm 20 năm Ngày Báo Dân tộc và Phát triển phát hành số báo đầu tiên: Ân tình, động lực vượt khó

NB Hoàng Định - 08:39, 23/10/2022

Chậm chi trả nhuận bút, chậm lương tháng, chậm trả tiền in ấn, thuê nhà làm trụ sở Toà soạn, và “xoành xoạch” chuyển địa điểm. Đó là “đặc thù nghiệt ngã”, những năm 2010-2016 của Báo Dân tộc và Phát triển (DT&PT). Để vượt lên thách thức, hoàn thành nhiệm vụ, Toà soạn chủ trương, và thực hiện phương châm, lấy ân tình làm động lực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên và kỹ thuật viên Báo Dân tộc và Phát triển
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên và kỹ thuật viên Báo Dân tộc và Phát triển

Những năm 2010-2016, báo chí nước ta có sự “nở rộ” về số lượng. Chỉ tính riêng báo chí in, đã có 858 cơ quan báo, 659 cơ quan tạp chí. Mỗi cơ quan báo, tạp chí lại có nhiều ấn phẩm, xuất bản phẩm khác nhau. Trong bối cảnh đó, là một Tờ báo mới ra đời (năm 2002), Báo DT&PT có nhiều cơ hội, nhưng cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức trong chặng đường của mình.

Thuận lợi lớn nhất, là được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, lãnh đạo và sự phối hợp của các vụ, đơn vị chức năng của Uỷ ban Dân tộc. Đặc biệt, ở thời kỳ đó, phải khẳng định sự quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện cho công tác phóng viên của hệ thống cơ quan dân tộc ở các địa phương và sự cổ vũ to lớn của đồng bào các dân tộc, đối tượng công chúng “đặc hữu” của bản báo.

Cho đến nay, cá nhân tôi vẫn cảm nhận, nếu không có cơ quan làm công tác dân tộc ở các địa phương, phóng viên đi cơ sở rất khó có thể phát hiện nhanh, trúng vấn đề, sự kiện trên địa bàn; nhất là khi viết, truyền thông về bản sắc văn hoá cộng đồng các dân tộc. Quá trình làm phóng viên, và sau này là quản lý, điều hành Toà soạn, tôi vô cùng cảm kích, tri ân các anh, chị ở các ban dân tộc tỉnh, thành phố trong cả nước.

Nhà báo Hoàng Xuân Định, nguyên Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển
Nhà báo Hoàng Xuân Định, nguyên Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển

Tôi vẫn rất mong các thế hệ lãnh đạo, phóng viên Toà soạn hãy biết cách quan hệ, khai thác thông tin qua các cơ quan công tác dân tộc. Ở đó, họ là những người nhiệt tâm, chân tình, và đặc biệt, có nhiều người tài giỏi về công tác dân tộc. Chính họ đã và đang phát hiện, tham vấn, đề xuất, bổ sung, xây dựng chính sách dân tộc, chiến lược công tác dân tộc. Đó cũng là “cái kho tri thức” về bản sắc văn hoá dân tộc vô cùng phong phú, tiềm năng, toàn diện và đặc sắc.

Nói đến sự tồn tại của Báo DT&PT, thì điều kiện tiên quyết, cần và đủ, đó là đối tượng công chúng là đồng bào các dân tộc. Đồng bào của chúng ta rất thích đọc chữ ngắn, nội dung phong phú, diễn đạt đơn giản, ai đọc cũng hiểu, có thể bắt chước, dễ làm theo. Bà con cũng rất thích thông tin qua ảnh. Ảnh đẹp, có chiều sâu văn hoá, phác hoạ được chân dung cuộc sống, xã hội, sự cần mẫn, sáng tạo trong lao động, sản xuất, sinh hoạt văn hoá, dân ca, điệu múa, sự hoà nhập với thiên nhiên, cỏ cây, sông suối, núi rừng… Những tác phẩm ảnh, bài viết phản ánh được nét đặc trưng, thần thái của vùng đồng bào, thì bà con muốn đọc, thậm chí là cất trữ lâu dài.

Tuy nhiên, đội ngũ làm báo (phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý…) của Toà soạn ở thời kỳ đó chưa mạnh, chưa đồng đều, tính chuyên nghiệp chưa cao, công tác đào tạo thiếu hệ thống… Do đó, quá trình tác nghiệp của một số phóng viên tỏ ra rất khó khăn, lúng túng. Cũng vì vậy, nhiều bài viết thiếu thông tin, không ấn tượng, thậm chí là nhạt nhoà. Trong khi đó, có những biên tập viên mới vào nghề, kinh nghiệm còn ít, chưa am hiểu sâu sắc bản sắc văn hoá các dân tộc…, nên rất khó nâng tầm tác phẩm gốc.

Đó là những khó khăn, thách thức và trở ngại trước nhất, lớn nhất của Toà soạn.

Khó khăn tiếp theo, ấy là trụ sở của Báo thiếu ổn định. Tôi còn nhớ rõ, từ khi về công tác ở Toà soạn, năm 2005, đến khi chuyển công tác, năm 2016, trong 11 năm, Báo đã 6 lần chuyển trụ sở làm việc (Trần Duy Hưng, Nhân Hoà, Nhân Chính, Đội Cấn, Nguyễn Xiển, Quan Hoa). Sau này Báo còn hai, ba lần chuyển địa điểm nữa, trước khi ổn định ở 349 Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội), như hiện nay.

Nói vậy, bạn đọc dễ hình dung ngay, khó khăn chồng chất với bản báo như thế nào. Một trong những yêu cầu hàng đầu với một tờ báo, đó là sự ổn định nơi làm việc lâu dài; thậm chí là bất biến. Việc Toà soạn cứ thường xuyên thay đổi địa chỉ, tạo nên sự bất tín với công chúng và cộng tác viên, gây nên những biến động lớn trong tư tưởng, tinh thần, tình cảm của phóng viên, biên tập viên và mọi người trong Toà soạn. Bình thường trong cuộc sống, một gia đình phải chuyển chỗ ở đã rất ngại ngùng, khó khăn, phức tạp, nói chi một toà soạn báo. Kèm theo đó, là sự hư hỏng, xuống cấp, thất lạc đồ dùng, phương tiện, thiết bị tác nghiệp. Nhưng cái ảnh hưởng sâu sắc nhất, ấy là vai trò, uy tín, vị thế của bản báo trong công chúng và đồng nghiệp, như trên đã đề cập.

Do là đối tượng công chúng có tính đặc thù cao, nguồn tin phản ánh trên mặt báo cũng hết sức khác biệt - vùng đồng bào dân tộc và miền núi, nên thường thì phóng viên hễ đi công tác là hàng chục, thậm chí là hàng trăm, đến hàng nghìn cây số. Những chuyến đi như vậy, phóng viên rất mệt mỏi và chi phí tốn kém cho Toà soạn. Đó là khó khăn thường nhật của bản báo.

Ông Hoàng Xuân Định, Nguyên Tổng Biên tập (thứ 2 bên phải) và các cán bộ, lãnh đạo Báo chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao trong chuyến công tác tại Hà Giang (ảnh TL)
Nhà báo Hoàng Xuân Định, Nguyên Tổng Biên tập (thứ 2 bên phải) và các cán bộ, lãnh đạo Báo chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao trong chuyến công tác tại Hà Giang (ảnh TL)

Để khắc phục khó khăn đó, sau này chúng tôi đã thuyết phục lãnh đạo Uỷ ban cho mở một số văn phòng thường trú tại Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Tây Bắc và Tp. HCM.

Một khó khăn muôn thủa với Báo, đó là kinh phí hoạt động, chi trả nhuận bút, tiền thuê trụ sở làm việc, in ấn báo, lương tháng cán bộ, viên chức, phóng viên, biên tập viên và hợp đồng lao động. Do đặc thù cấp ngân sách cho hoạt động báo chí theo Chương trình 1637, 975…, thường thì kinh phí chậm quý 1 hằng năm, thậm chí là hết quý 2. Cá biệt, có năm chậm tới 7 tháng (năm 2011). Toà soạn đã phải họp thống nhất vay ngân hàng, kêu gọi cán bộ, đảng viên trong Báo cho vay tiền để trang trải, duy trì hoạt động của Toà soạn.

Trong điều kiện khó khăn ấy, Chi bộ và lãnh đạo Toà soạn đã làm tốt công tác tư tưởng, động viên, cổ vũ, khích lệ anh em làm việc. Nhờ vậy, chất lượng tờ báo vẫn ổn định và được nâng lên. Đặc biệt, anh em phóng viên, biên tập viên, cán bộ, nhân viên và hợp đồng lao động trong Toà soạn vẫn trụ vững, chỉ có 2 phóng viên vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt và chuyển đổi công tác. Chúng tôi, những lãnh đạo Chi bộ và Toà soạn rất lấy làm xúc động và tri ân họ, nhất là với những phóng viên, biên tập viên có năng lực, kinh nghiệm, giỏi nghề.

Bài học kinh nghiệm luôn mới, có tính thời sự với Báo ta, theo tôi, ấy là sự hy sinh, cộng đồng trách nhiệm, tâm huyết, sống thân ái, thực tâm, đồng cảm, sẻ chia… Càng trong lúc khó khăn, chúng ta càng nên khơi gợi, phát huy phẩm hạnh ngời tính nhân văn ấy.

Đó cũng là ước muốn, khát vọng, và đôi điều nhắn nhủ của cá nhân tôi tới anh chị em, đồng nghiệp các thế hệ làm báo trong Toà soạn, nhân kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống Báo DT&PT.

Tin cùng chuyên mục
Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Những năm qua, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới này đang có nhiều khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Tin trong ngày - 25/6/2024

Tin trong ngày - 25/6/2024

Media - BDT - 15 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Các tỉnh miền Bắc đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở, sụt lún. Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, Thanh Hóa ra Công điện khẩn. Khai mạc Trại sáng tác dành cho nhà văn, nhà thơ trẻ DTTS. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 15 giờ trước
Từ bao đời nay, nghi thức đám cưới của người Dao lù gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống.
Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Trồng dưa chuột cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 15 giờ trước
Xã Quyết Tiến là một trong những địa phương có diện tích trồng cây rau màu lớn nhất của huyện Quản Bạ (Hà Giang). Đặc biệt, những năm gần đây, việc liên kết bao tiêu đầu ra sản phẩm nông nghiệp đang giúp người nông dân yên tâm canh tác, tạo nguồn thu nhập ổn định để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, nổi bật là mô hình trồng dưa chuột liên kết.
Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 15 giờ trước
Những năm qua, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới này đang có nhiều khởi sắc.
Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 15 giờ trước
Là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang vừa được công nhận là thôn hoàn thành các tiêu chí xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Vào thời điểm tháng 6 này, khách ghé thăm thôn Tha sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ bởi sắc vàng của cánh đồng lúa chín sát ngay những nếp nhà sàn cổ mộc mạc, được trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày nơi đây.
Tăng cường hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tăng cường hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 25/6, thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Việt Nam, đồng chí Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng Đoàn đại biểu UBDT Việt Nam đã có cuộc Hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao của UBDT Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do ông Biên Ba Trát Xi, Phó Chủ nhiệm UBDT Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm Trưởng đoàn.
Phú Bình (Thái Nguyên): Phấn đấu đến cuối năm 2029 không còn xóm đặc biệt khó khăn

Phú Bình (Thái Nguyên): Phấn đấu đến cuối năm 2029 không còn xóm đặc biệt khó khăn

Tin tức - Hà Anh - 15 giờ trước
Sáng 25/6, huyện Phú Bình đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đại hội có chủ đề: Nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững. Dự Đại hội có đại diện lãnh đạo tỉnh Thái nguyên và 150 đại biểu người DTTS tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Hỗ trợ Bắc Kạn 5.000 lít hóa chất để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Hỗ trợ Bắc Kạn 5.000 lít hóa chất để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Xã hội - Minh Nhật - 15 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định hỗ trợ tỉnh Bắc Kạn 5.000 lít hóa chất để địa phương này triển khai phun tiêu độc, khử trùng, nhằm khoanh vùng, dập dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp.
Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận đạt danh hiệu Danh lục Xanh

Vườn Quốc gia Cát Tiên được công nhận đạt danh hiệu Danh lục Xanh

Sắc màu 54 - Minh Thu - 15 giờ trước
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) vừa chính thức công nhận Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là Khu bảo tồn thứ 72 trên thế giới đạt danh hiệu Danh lục Xanh.
Những ngôi nhà có số nơi núi rừng Tây Giang

Những ngôi nhà có số nơi núi rừng Tây Giang

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 15 giờ trước
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, việc đánh số nhà chỉ có ở thành phố, khu đô thị hay trung tâm huyện lỵ. Tuy nhiên, ở giữa đại ngàn Trường Sơn cũng có những mái nhà của đồng bào Cơ Tu được gắn số chẳng khác gì ở những khu phố thị. Không những chỉ có số nhà, tên chủ hộ cũng được ghi trên biển hiệu để dễ liên hệ. Cứ thế, mô hình này ngày càng được nhân rộng ra nhiều thôn làng ở huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam).
Quan Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Quan Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay nhờ triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16 giờ trước
Sáng 25/6, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo và phát triển bền vững”.