Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nón ngựa miền di sản

Tiêu Dao - 08:12, 27/05/2024

Trải qua mấy trăm năm, những đôi tay gầy guộc của người làng đã cần mẫn tạo nên một di sản. Một di sản bằng sự giữ gìn truyền thống và sáng tạo, mang nét cũ xưa và cả hơi thở hiện đại của thời cuộc vào trong chiếc nón mỏng manh nhẹ nhàng ấy.

Gần 400 năm suy thịnh của nón ngựa, chưa bao giờ người làng ngơi nghỉ một ngày đan nón.
Gần 400 năm suy thịnh của nón ngựa, chưa bao giờ người làng ngơi nghỉ một ngày đan nón.

Người khâu nón giữa làng

Tỉ mẩn từng mũi kim đường chỉ, nhẹ nhàng với từng lớp lá và nan nón, cẩn trọng với từng màu sắc của quai nón, ông lão Đỗ Văn Lan ở cái tuổi ngoài thất thập đã có gần 60 năm cặm cụi như thế. Nghề đan nón ngựa ở làng Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định có những người như ông Lan, cần mẫn đan nón. Từ những chiếc nón ngựa bịt bạc hay đồng được dùng cho giới quý tộc, quan lại khi cưỡi ngựa. Những chiếc nón độc đáo này là sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của người dân xứ Nẫu.

Vừa khâu nón vừa thầm thì như kể chuyện với tiền nhân, ông Lan kể, ngày xưa, những nghệ nhân ở đây làm ra chiếc nón này chủ yếu để phục vụ cho vua, quan đội khi ngồi trên lưng ngựa. Đặc biệt vào thời vua Quang Trung, nón ngựa Phú Gia đã gắn liền với đội quân thần tốc Tây Sơn. Các họa tiết thêu trên mỗi chiếc nón cũng khác nhau, tương ứng với chức vụ, phẩm hàm của người đội nón. 

Mỗi mẫu hoa văn trên nón sẽ thể hiện thứ bậc của người đội nón trong xã hội thời bấy giờ. Chẳng hạn như người có chức vị từ xã trưởng trở lên sẽ đội nón ngựa có chụp chóp bằng đồng hay bạc chạm trổ hình dáng của Long, Lân, Quy, Phụng. Hay như giới thượng lưu, địa chủ sẽ sử dụng các loại nón có mai, cúc, trúc, tùng nhằm biểu trưng cho sự thanh tao, đài các. Ở Phú Gia thời trước, ngày cưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể đội nón đi ngựa còn nhà nghèo cũng cố sắm vài đôi nón ngựa cho cô dâu, chú rể đội trong ngày trọng đại này.

Gắn bó với nghề khi chỉ mới 12 tuổi, nghệ nhân Đỗ Văn Lan được xem là “cao thủ” trong nghề làm nón ngựa xứ này.
Gắn bó với nghề khi chỉ mới 12 tuổi, nghệ nhân Đỗ Văn Lan được xem là “cao thủ” trong nghề làm nón ngựa xứ này.

Gắn bó với nghề khi chỉ mới 12 tuổi, nghệ nhân Đỗ Văn Lan được xem là “cao thủ” trong nghề làm nón ngựa xứ này. Gia đình ông đã trải qua 5 đời làm nghề nón ngựa. Đã 72 tuổi mà ông còn tinh tường lắm. Có vậy ông mới đảm nhiệm được vai trò “người giữ lửa” cho làng nghề nón ngựa Phú Gia đã có gần 400 năm tuổi này. Tương tự như ông Lan, bà Trần Thị Kéo cũng là một nghệ nhân làm nón ngựa ở Phú Gia. Bà đã làm nghề này cùng với cha mẹ từ hồi 15 tuổi tới bây giờ. Hiện nay, bà đã 85 tuổi và tiếp tục truyền nghề cho con cháu.

Trải qua gần 400 năm làm nón ngựa, chưa bao giờ người làng ngơi nghỉ một ngày đan nón. Ở đâu trong làng cũng bắt gặp người đan nón, từ người trẻ tới người già đều biết làm. Có lẽ, hiếm có một làng nghề nào mà người làng phấn khởi đến như thế khi không cần phải đau đáu đi tìm truyền nhân. Làng này, từ nhỏ những đứa trẻ đã học cách làm nón, học cách chế tác nguyên liệu, và cứ thế từng năm từng năm, những bàn tay khéo léo hơn, những ngón tay nhuần nhuyễn hơn, và sức sống của những chiếc nón được từng lớp người thay nhau nuôi lấy, như nuôi sự sống của cả làng. 

Những người như ông Lan, bà Kéo, bà Nguyễn Thị Tâm với kinh nghiệm hơn nửa thế kỉ đan nón, đã nắm giữ được hết bí quyết của nghề, và truyền lại cho lớp sau như thế. “Nghề làm nón này, tuy không vất vả nhưng phải biết được cái tinh anh, phải có đôi tay khéo léo và sự nhiệt thành học hỏi, vậy mới có thể làm được!”, ông Lan bộc bạch khi khoe chiếc nón “gia bảo” là kỷ vật của người mẹ để lại cho ông Lan, cũng chính là những “khuôn mẫu” để ông Lan bắt tay làm những chiếc nón ngựa. Chiếc nón này có tuổi đời hơn một thế kỷ và được sử dụng liên tục 45 năm. Chiếc nón không chỉ đẹp vì đường nét, mà còn vì ánh lên từ đó màu thời gian của đời người.

Khi du lịch phát triển, làng nón Phú Gia cũng sống dậy tạo ra được nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Khi du lịch phát triển, làng nón Phú Gia cũng sống dậy tạo ra được nhiều việc làm cho lao động địa phương.

Sức sống trăm năm

Thịnh suy của một làng nghề truyền thống là điều khó tránh khỏi, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường. Nhưng với Phú Gia, với những người như ông Lan, bà Kéo, bà Tâm và người làng thì những nỗ lực không biết mệt mỏi hàng chục năm trời đã giúp cho làng nghề giữ được và phát triển hơn. Mấy trăm năm qua, người làng Phú Gia vẫn giữ nghề như thế, với từng công đoạn làm nón khắt khe và chặt chẽ. Để làm xong chiếc nón tốn rất nhiều thời gian, tâm sức của người nghệ nhân. Và tất nhiên, giá trị của chiếc nón bao gồm từ rất nhiều thứ từ sự tỉ mỉ, sáng tạo của người nghệ nhân, đến những giá trị lịch sử, văn hoá của nón, và cả những giá trị vật chất là các chóp bạc, đồng…

Chính vì vậy giá bán của nón ngựa cũng cao hơn các loại nón khác. Giá từ vài trăm ngàn đồng tới vài chục triệu đồng một chiếc, cá biệt có những chiếc nón được đặt riêng, làm công phu và thời gian lên tới cả tháng trời, giá trị lên tới hơn 50 triệu đồng.

Khách du lịch về Bình Định thường tìm về làng Phú Gia mua nón ngựa như mua một tác phẩm nghệ thuật độc đáo để làm kỷ niệm. Cũng như nhiều hộ gia đình khác, gia đình ông Lan với 6 thợ là người trong nhà và 14 lao động thuê làm thường xuyên mỗi năm sản xuất khoảng 500 chiếc nón ngựa có giá từ 300 ngàn đồng đến 3 triệu đồng mỗi chiếc. Nón của gia đình ông Lan làm ra chủ yếu cung ứng cho khách hàng trong nước đặt mua để phục vụ khách du lịch.

Nón ngựa Phú Gia thực sự là “kiệt tác”, giữ được vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón lá Việt, gửi gắm vào đó những hình ảnh lộng lẫy, những câu chuyện lịch sử.
Nón ngựa Phú Gia thực sự là “kiệt tác”, giữ được vẻ đẹp truyền thống của chiếc nón lá Việt, gửi gắm vào đó những hình ảnh lộng lẫy, những câu chuyện lịch sử.

Mấy năm gần đây, khi du lịch phát triển, làng nón Phú Gia cũng sống dậy. Nhờ thế, nghề làm nón đã tạo ra được nhiều việc làm cho lao động địa phương khi toàn xã hiện có khoảng 320 hộ với trên 700 lao động làm nón. Doanh thu mỗi năm từ làng nghề chiếm 44% tổng thu nhập của địa phương. Có nhiều hộ làm các nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề làm nón, đã xây dựng được nhà cửa khang trang, nhiều hộ nghèo đã vươn lên ổn định cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, cho biết thời gian qua, chính quyền các cấp đã hỗ trợ bà con lập nhiều dự án vay vốn ưu đãi của nhà nước để mở rộng quy mô sản xuất; tìm cách kết nối với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học để hỗ trợ bà con về ứng dụng kỹ thuật mới, kể cả cách thức bán hàng. Với việc được chọn đầu tư làm làng văn hóa du lịch của tỉnh cùng với việc nghề làm nón ngựa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, người dân có thêm cơ hội lớn, trước tiên là nghề nón. Các cấp chính quyền luôn tìm mọi cách để hút các nguồn vốn, tìm cơ hội quảng bá cho làng nón Phú Gia. Quan trọng hơn, các thế hệ nghệ nhân đã tạo nên sức sống bền bỉ cho làng nghề Phú Gia.

Tin cùng chuyên mục
Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước. Toàn tỉnh có 22 làng Chăm truyền thống, trong đó có 15 làng người Chăm Bàlamôn, còn lại là các làng Chăm Bàni và Islam. Trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn có các chức sắc là những bậc tu hành, hướng dẫn tín đồ thực hành đức tin và các tập tục tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc được xã hội, cộng đồng tôn kính, quý trọng. Họ là bậc trí thức, truyền bá chữ Chăm Akhar Thrah, bảo tồn, gìn giữ các phong tục tập quán, đồng thời là Người có uy tín làm “cầu nối” giữa chính quyền với cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.