Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Làng một quả thận" ở Afghanistan

Nguyệt Anh (T/h) - 14:50, 18/03/2022

Shenshayba Bazaar, một ngôi làng nằm gần thành phố Herat, được biết tới với tên gọi "làng một quả thận" của Afghanistan do số lượng lớn cư dân tại đây đã bán đi một bên thận của họ để trang trải cuộc sống qua ngày.

Ngày càng có nhiều người Afghanistan sẵn sàng bán nội tạng của mình để cứu gia đình khỏi chết đói. Ảnh: Wakil KOHSAR AFP
Ngày càng có nhiều người Afghanistan sẵn sàng bán nội tạng của mình để cứu gia đình khỏi chết đói. Ảnh: Wakil KOHSAR AFP

Đất nước Afghanistan có rất nhiều vấn đề nổi cộm sau khi Taliban lên nắm quyền vào năm ngoái. Nền kinh tế của quốc gia này vốn đã èo uột, nay lại càng khó khăn hơn. Nhiều gia đình rơi vào cảnh chật vật lo từng miếng ăn mỗi ngày. Theo con số thống kê, kể từ khi Taliban tiếp quản Afghanistan, hơn 24 triệu người dân tương đương với 59 % dân số nước này đang đứng trước nguy cơ đói kém, nửa triệu người đã mất việc làm.

Tại làng Shenshayba Bazaar gần thành phố Herat, người dân ở đây đã phải bán cả quả thận để trả nợ và mua thực phẩm. Ngôi làng "một quả thận" Shenshayba Bazaar ra đời như vậy. Tại đây rất đông người dân chấp nhận bán nội tạng của mình trên thị trường chợ đen.

"Tôi không muốn bán, nhưng chẳng còn lựa chọn nào khác. Tôi buộc phải làm như thế vì các con. Giờ tôi ân hận lắm vì chẳng làm được việc bình thường được nữa. Thậm chí, tôi đau nhiều, không thể nhấc được những vật nặng nữa", anh Nooruddin, một người cha 32 tuổi, ngậm ngùi chia sẻ.

Việc mua bán nội tạng người là hành vi bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng tại Afghanistan, việc này không được kiểm soát. Miễn là người hiến tặng có xác nhận đồng ý bằng văn bản với các bác sĩ. Sau khi nội tạng được mang ra khỏi cơ thể và đi đâu, như thế nào, không ai biết rõ. Thậm chí các bác sĩ cũng thừa nhận họ không điều tra những việc này, bởi "đó không phải là việc của họ".

Nghèo đói khiến người dân ở làng Shenshayba Bazaar phải bán thận. Ảnh: CGTN
Nghèo đói khiến người dân ở làng Shenshayba Bazaar phải bán thận. Ảnh: CGTN

Không ai biết chính xác bao nhiêu quả thận đã được bán tại Afghanistan, nhưng hồ sơ cho thấy hàng trăm ca phẫu thuật cắt bỏ thận được thực hiện chỉ riêng tại thành phố Herat trong vài năm qua. Khi cuộc sống người dân càng khó khăn hơn, số lượng ca phẫu thuật bán tạng lại tăng thêm.

"Tôi đã bán quả thận của mình với giá khoảng 2.900 USD và buộc phải làm điều đó vì chồng thất nghiệp và gia đình mắc nợ. Các con tôi đang lang thang ăn xin trên đường. Nếu không bán thận, tôi buộc phải bán một đứa con của mình", người phụ nữ có tên Aziza xót xa chia sẻ.

"Làng một quả thận" Shenshayba Bazaar khiến nhiều người nhớ về một ngôi làng khác tại Nepal cũng từng được truyền thông thế giới gọi với cái tên tương tự. Đó là làng Hokse, nơi hầu như người dân địa phương đều đã bán đi một quả thận của mình để đắp đổi cuộc sống qua ngày.

Tin cùng chuyên mục
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Thời sự - Minh Thu - 1 phút trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 1 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 2 giờ trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sóc Trăng: Xây dựng mô hình thí điểm “Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu”

Khoa học - Công nghệ - P.V - 2 giờ trước
Xã Tân Hưng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) là địa điểm được khảo sát và lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình Làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu “Phát triển mô hình làng nông nghiệp thuận thiên thích ứng với BĐKH vùng đồng bào DTTS và miền núi”, do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, Ủy ban Dân tộc là cơ quan quản lý.