Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lạng Sơn: Dạy tiếng DTTS cho đội ngũ giáo viên

NGHĨA HIỆP - 11:29, 07/10/2019

Thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc “dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên”, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh tổ chức truyền dạy tiếng DTTS cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn. Nhờ vậy, khoảng cách ngôn ngữ giữa thầy và trò được thu hẹp lại, mối liên kết giữa nhà trường với phụ huynh học sinh cũng trở nên gần gũi hơn.

Tiết học Giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số tại Trường THPT&THCS DTNT huyện Lộc Bình.
Tiết học Giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số tại Trường THPT&THCS DTNT huyện Lộc Bình.

Tỉnh Lạng Sơn có trên 83% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), phần lớn là đồng bào dân tộc Nùng, Tày, Dao, Hoa, Sán Chay và Mông. Việc xây dựng đội ngũ giáo viên, thông thạo tiếng DTTS tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Giáo dục nghề nghiệp, từ lâu đã là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển giáo dục tại địa phương.

Ngay từ năm 2015, các lớp dạy-học tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã bắt đầu được tổ chức, thực hiện. Thông qua các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về tiếng DTTS cho giáo viên vùng DTTS, miền núi và vùng có đông đồng bào DTTS nhưng chưa học tiếng DTTS để rút ngắn khoảng cách về ngôn ngữ, thuận tiện hơn trong học tập, công tác, sinh hoạt.

Bà Nguyễn Tú Oanh, Hiệu trưởng Trường THPT và THCS Dân tộc nội trú cho biết: “Những năm đầu tôi mới chuyển về Trường DTNT huyện Lộc Bình, việc giao tiếp với học sinh và trao đổi với phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi cần nhờ đến phiên dịch, vì thế tôi quyết tâm tham gia lớp học tiếng dân tộc để nâng cao kiến thức bản thân cũng như thu hẹp khoảng cách giữa giáo viên-học sinh, nhà trường-gia đình”.

Việc học ngôn ngữ dân tộc không chỉ giúp giáo viên thuận lợi giao tiếp hằng ngày với học sinh, mà còn giúp các thầy cô hiểu thêm về văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc anh em khác trên địa bàn. Ông Lương Văn Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường THPT&THCS DTNT huyện Lộc Bình cho biết: “Nhà trường thường xuyên tổ chức tiết học phổ biến, giáo dục pháp luật cho các em học sinh, trong tiết học giáo viên thường đan xen, những câu chuyện, câu ca dao, tục ngữ bằng tiếng dân tộc do thầy, cô tự sưu tầm để các em dễ hình dung, hiểu nội dung bài và nắm chắc kiến thức tốt hơn”.

Việc các thầy cô giáo nói tiếng dân tộc còn có ý nghĩa rất lớn đối với hơn 400 em học sinh trường DTNT huyện Lộc Bình nói riêng và học sinh các trường DTNT toàn tỉnh nói chung. Em Lương Văn Phản, dân tộc Dao, học sinh lớp 6 cho biết: “Đầu năm học 2019 em xuống nhập trường, do mới xa nhà và chưa quen với môi trường mới nên em rất lo sợ. Tuy nhiên, thầy cô giáo trong trường đã dùng tiếng dân tộc để giao tiếp với em, giúp em cảm thấy được gần gũi và thân thuộc hơn, nhờ vậy em cũng mạnh dạn hơn trong sinh hoạt và học tập”.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện mỗi trung tâm giáo dục thường xuyên-giáo dục nghề nghiệp có tối thiểu 2 giáo viên đủ điều kiện tham gia giảng dạy tiếng DTTS. Mỗi năm, tối thiểu mỗi trung tâm mở được từ 1-2 lớp dạy tiếng DTTS cho 30-40 người. Giai đoạn 2017-2019, đã có trên 3.000 giáo viên của hơn 700 cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được tham gia học, bồi dưỡng tiếng DTTS và được cấp chứng chỉ của Bộ GD&ĐT. 

Ngoài việc dạy và học tiếng DTTS ở các trung tâm, Sở GD&ĐT tổ chức dạy học tiếng DTTS cho các cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú. Theo đó, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên 11/11 trường phổ thông dân tộc nội trú đều biết ít nhất 1 tiếng DTTS. Từ đó, ngoài việc dạy-học văn hóa bằng tiếng phổ thông, học sinh của các trường này còn được cán bộ, giáo viên quan tâm, phổ biến giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc, lồng ghép dạy tiếng DTTS trong các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ… qua đó rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ, giữ gìn văn hóa dân tộc và nâng cao chất lượng giáo dục.

Năm 2019 là năm thứ 7, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.

Đây là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam; Đồng thời, biểu dương, khích lệ tinh thần nhằm tạo ra động lực giúp các em tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2019 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 11 tại Thủ đô Hà Nội. Lễ Tuyên dương năm nay sẽ có nhiều điểm mới trong khâu chọn lọc đối tượng, cách thức tổ chức cũng như nội dung chương trình.

Để cập nhật thông tin liên quan đến Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2019, mời bạn đọc truy cập vào mục Giáo dục Banner Lễ Tuyên dương của Báo theo địa chỉ baodantoc.vn hoặc baodantoc.com.vn

Tin nổi bật trang chủ
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 1 giờ trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Công an Tp. Lào Cai phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, kiểm tra và thu giữ lô hàng hơn 500 máy và phụ kiện thuốc lá điện tử trên địa bàn phường Kim Tân, Tp. Lào Cai.
Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Kon Tum vừa lập biên bản vi phạm và tạm giữ phương tiện đối với một trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe dịch vụ chạy xe hộ cho người uống rượu, bia.
Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Sáng 13/5, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS năm 2024 và nghiệp vụ thống kê xã hội, môi trường.
Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
UBND huyện Nam Đông đã ban hành Quyết định số 571/QĐ-UBND công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện giai đoạn 2024 - 2028.