Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Lên “xứ hoa đào” miền Tây xứ Nghệ…

Thanh Hải - 16:02, 02/02/2022

Trong nắng gió, những rừng đào trụi lá, mốc thếch đã lấm tấm cánh hồng quanh những nếp nhà sàn thâm nâu nhuốm màu thời gian, khiến miền biên viễn xứ Nghệ những ngày Xuân, đẹp như một bức tranh. Dù không phải ở Đà Lạt mờ sương, nhưng lòng tôi lại rạo rực khi nghĩ về câu hát “ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa…”.

Những vườn đào nơi miền Tây xứ Nghệ đã bắt đầu bung nở
Những vườn đào nơi miền Tây xứ Nghệ đã bắt đầu bung nở

Bức tranh xuân miền biên viễn

Dưới chân đỉnh Pù Xai Lai Leng, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) nơi sinh sống của đồng bào Mông, được coi là “thủ phủ” của cây đào đá, đào rừng đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Chao ôi, cơ man nào là đào, từ đào mới trồng đến vài ba năm, có loại đã chục năm tuổi. Đào trồng quanh nương, đào nép mình bên nhà sàn, rồi đào ở bìa rừng… Người Mông nơi đây trồng đào bất cứ nơi đâu, nếu họ thấy đất trống và bằng phẳng. Nhẩm tính, hộ trồng nhiều nhất đến hàng nghìn gốc đào còn hộ ít cũng sơ sơ vài chục gốc.

Cây đào ở vùng núi cao này, dường như nhờ sương rét khắc nghiệt, mà trở nên kiên cường hơn, từ những thân cây rêu mốc tưởng như đã chết khô, nhưng khi nắng ấm, xuân sang là cây lại bật chồi, nụ nở. Lấp loáng sau những cành đào nở sớm là san sát những ngôi nhà của người Mông, mái lợp bằng loại gỗ sa mu đã xuống màu thời gian tô điểm cho bức tranh xuân thêm nhiều màu sắc.

Khi chúng tôi hỏi: cây đào của người Mông có từ khi nào?

Già Lầu Giống Dìa nay đã hơn 60 tuổi, ở bản Ka Trên, xã Na Ngoi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cũng không nhớ nổi. Ông cụ bảo, người Mông trồng đào từ đời ông, đời cha, đến con cháu cứ tiếp tục như thế.

Tôi lại hỏi, vùng núi Nghệ An có đào rừng không? Cái này ông Dìa khẳng định: Không có đào rừng tự nhiên mà chỉ có đào rừng do dân trồng.

Nhiều thập kỷ trước, ở xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, đào có mặt ở khắp mọi nơi trên miền biên viễn này. Trong các loại cây, cây đào được người dân địa phương trồng nhiều nhất. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, đến Mường Lống, du khách sẽ được mãn nhãn với những nụ đào chúm chím đọng sương mai rồi bung nở rực rỡ dưới ánh nắng vàng.

Theo người dân bản Pà Khốm xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, cây đào gắn bó mật thiết với đồng bào Mông tự bao đời. Dù không biết nguồn gốc ra sao nhưng bất kỳ ở đâu, cứ có đồng bào Mông sinh sống, làm trang trại là có cây đào. Chủ tịch UBND xã Tri Lễ huyện Quế Phong Vi Văn Cường cũng khẳng định: Xã Tri Lễ có 5 bản đồng bào Mông sinh sống, gồm: Huôi Mới, Pà Khốm, Nậm Tột, Huồi Xái, Mường Lống, thì đều có cây đào trong vườn nhà, trên trang trại. Nhưng, ở bản Huôi Mới và Pà Khốm đào được trồng nhiều hơn cả.

Sắc đào tô điểm cho bức tranh xuân miền biên viễn
Sắc đào tô điểm cho bức tranh xuân miền biên viễn

Mỗi khi đào rụng hết lá, những nụ hoa bắt đầu chớm nở cũng là lúc đánh dấu một năm đã qua, người Mông bắt đầu tổ chức Tết trên khắp các bản làng. Đồng bào Mông cứ men theo những cây đào rừng ra hoa, là đến được nhà người quen, thăm hỏi họ hàng xa gần. Chuyến đi chơi xuân kéo dài đến hàng tháng.

Cuộc sống thêm ấm no

Bao năm qua, những cành hoa ấy đã theo những chuyến xe đò từ miền núi đổ về xuôi mang theo chút hương sắc biên cương. Mỗi chuyến xe đào về xuôi là chục triệu đến hằng trăm triệu đồng, đủ cho bà con miền biên viễn một cái tết no ấm, đủ đầy.

Trong thú chơi ngày Tết, cây đào đá, đào rừng ở miền Tây xứ Nghệ có sức hấp dẫn riêng khó cưỡng. Hoa của đào thường có cánh rộng, màu hồng tươi tắn, hoa nở đều, có nhụy vàng điểm xuyết, lâu rụng và nhìn rất… hoang dại của núi rừng. Cũng phải là dân “chịu chơi” thì mới dám sở hữu một nhành đào đá rêu mốc bạc thếch đương bung nụ đón xuân.

Những ngày cuối năm, dọc theo con đường độc đạo từ ngã ba Khe Kiền chạy qua xã Nậm Càn đến Na Ngoi thuộc huyện Kỳ Sơn, hay vượt dốc Chuối lên vùng Tri Lễ, xã Nậm Nhoóng thuộc huyện Quế Phong đã thấy rất nhiều đào được bà con chặt từ trên rừng, trên nương rẫy về bày bán ở trước nhà và dọc hai bên đường.

Nằm ở độ cao hàng nghìn mét, quanh năm mờ sương với cái rét ngọt ngày đông đã tạo cho thân cây đào nhiều rêu mốc, cổ kính. Đào đá, đào rừng… của người Mông cũng vì thế mà trở nên đắt hàng hơn. Anh Xồng Bá Lẩu, ở bản Puộc Mú 1 xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn cười rõ tươi: Nhà mình trồng đào cũng đã hơn 10 năm rồi. Hơn 850 gốc đào đá, đào rêu mốc, mỗi năm nhà mình thu nhập cũng gần 100 triệu đồng đấy.

Vườn đào của anh Xồng Bá Lầu bản Puộc Mú 1 xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, mỗi năm thu nhập cả 100 triệu đồng.
Vườn đào của anh Xồng Bá Lầu bản Puộc Mú 1 xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, mỗi năm thu nhập cả 100 triệu đồng.

Nhận thấy cây đào có tiềm năng kinh tế, xã Na Ngoi đã vận động dân bản trồng trên các sườn đồi, nương rẫy, vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, chặt cành bán vào dịp cuối năm. Chủ tịch UBND xã Na Ngoi huyện Kỳ Sơn - Mùa Bá Giờ khoe: Toàn xã đã có hàng chục ha đào tại các bản Buộc Mú, Kẻo Bắc, Ka Nọi, Tổng Khư... Từ khi nơi đây trở thành “thủ phủ” của đào rừng, nhiều gia đình ở Na Ngoi đã thoát nghèo nhờ việc bán đào phục người dân chơi Tết.

Đến bản Pà Khốm xã Tri Lễ, chúng tôi mẩn mê với cả những rừng đào… hằng trăm triệu. Có những hộ dân đang sở hữu đến cả nghìn gốc đào như Và Giống Dê, Và Bá Đà… Bí thư chi bộ bản Pà Khốm xã Tri Lễ Xồng Già Pó chia sẻ rằng: Bản ta đang hướng đến làm du lịch sinh thái nên toàn dân quyết nghị bảo tồn các cây đào trong bản. Chỉ những cây đào trồng ở trang trại mới được phép cắt cành bán…

Thiếu nữ Mông dạo bước giữa vườn đào ngày Xuân.
Thiếu nữ Mông dạo bước giữa vườn đào ngày Xuân.

Nơi “cổng trời” Mường Lống (Kỳ Sơn) có những vườn đào, mận cổ thụ rất đẹp. Ông Lê Văn Ngôn, bản Trung Tâm, xã Mường Lống (Kỳ Sơn) chủ một homestay phấn khích: Dịp Tết đến, khách tham quan, du lịch từ Hà Nội, thành phố Vinh, Đà Nẵng... về khá đông. Vườn đào đã trở thành điểm check in lý tưởng để du khách thưởng ngoạn.

Đào từ trên núi xuống, khách từ dưới xuôi lên, không khí ấy khiến cho vùng rẻo cao biên giới những ngày cuối năm trở nên nhộn nhịp, náo nức. Rời miền biên viễn ngày cận tết, tôi cũng muốn “mang về một cành hoa”...

Tin cùng chuyên mục
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 19:16, 12/05/2024
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19:14, 12/05/2024
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 19:08, 12/05/2024
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 19:03, 12/05/2024
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.