Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lửa thiêng cao nguyên

PV - 15:42, 10/08/2020

Lửa có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ngọn lửa trước sân nhà rông quy tụ mọi người trong những đêm hội của cộng đồng với tiếng chiêng, nhịp trống, điệu múa xoang, ché rượu cần... Ngọn lửa chất chứa bao huyền thoại của vùng đất cao nguyên trong những đêm kể khan của già làng, là biểu tượng cho quyền năng thần bí của Vua Lửa (Pơtao Apuih) từng được lưu trong sử sách.

 Đêm hội buôn làng. Ảnh: HÒA CAROL
Đêm hội buôn làng. Ảnh: HÒA CAROL

Người miền núi từ thời xa xưa không chỉ dựa vào lửa trời mà còn “phát minh”, làm ra ngọn lửa bằng nhiều cách để phục vụ cuộc sống của mình. Cách phổ biến nhất mà nhiều tộc người hay làm là lấy một ống tre ngắn có nắp đậy hoặc may cái túi nhỏ bằng da chó. Trong ống hoặc túi da đó có một miếng sắt dẹp nhỏ bằng ngón tay cái, một miếng đá gan gà có màu nâu và là một ít bùi nhùi. Khi cần có lửa, người ta lấy các thứ đó ra, một tay cầm đá có kèm theo bùi nhùi, tay kia cầm thanh sắt đánh mạnh vào đá thì lập tức bén ra nhiều tia lửa. Tia lửa rơi vào bùi nhùi bắt lửa cháy, bà con lấy một ít lá khô nhóm lên, thế là có một bếp lửa. Cách đó đồng bào gọi là làm quẹt lửa. Bí quyết của nó là phải có thanh sắt được luyện thật tốt (loại không đảm bảo chất lượng thì khó có thể đánh ra lửa) và bắt buộc phải có một viên đá gan gà vì đá đen, đá trắng đánh ít ra lửa. Còn bùi nhùi thì đồng bào chặt cây một vài loại cây rừng, cạo lấy lớp vỏ ngoài của nó bỏ vào túi cho khỏi bị ẩm và để dành dùng dần. Đá gan gà chạm mạnh vào thanh sắt tốt thì sẽ phát ra lửa, gặp bùi nhùi là chất mồi tạo nên ngọn lửa-đó thật sự là cái quẹt lửa nguyên thủy, phổ biến của nhiều tộc người.

Cách thứ hai là kéo lửa từ cây tre khô. Người ta vào rừng tìm một cây tre non thật khô, chẻ ống tre ra thành cái máng. Lấy máng tre đó khoét thành một cái lỗ ở giữa rồi để trên mặt đất và lấy ống tre khác chẻ ra làm thành miếng dát mỏng để kéo lửa. Dùng hai bàn chân giữ chặt hai đầu máng tre và hai tay kéo lát tre qua cái máng. Cứ kéo cò cưa qua lại liên tiếp như kéo đàn nhị cho đến khi đứt dây lát tre khô là có lửa để nhóm hút thuốc, nấu ăn. Cách kéo lửa như thế này được làm vào mùa nắng mới dễ cháy, còn mùa mưa thì hơi khó.


Bếp lửa mang lại sự sống cho mỗi gia đình và cho toàn cộng đồng. Lửa cũng là thứ ánh sáng huyền thoại cháy rực trong đêm sâu thẳm của núi rừng, buôn làng. Trong các ngôi nhà dài truyền thống, mỗi bếp lửa tượng trưng cho một gia đình. Càng nhiều gia đình, nhiều thế hệ sống chung trong ngôi nhà dài thì càng nhiều bếp lửa. Mỗi bếp luôn đỏ lửa sáng trưa, chiều tối, khói bếp bay quyện quanh mỗi mái nhà là hình ảnh thân quen, gợi lên một cuộc sống ấm no. Trên bếp lửa ám khói trong mỗi ngôi nhà còn được bố trí kho lúa, các loại hạt giống và ngay dưới đó, gần về phía bếp lửa hơn là một cái giàn thường được dùng để sấy khô các loại thực phẩm như thịt cá nhằm giữ gìn chúng được lâu dài hơn. Thịt gác bếp là món đặc sản được ưa thích của đồng bào miền núi.

Từ xưa, đồng bào các dân tộc dọc Trường Sơn-Tây Nguyên đã rất có ý thức trong việc kiềm chế thần lửa khi đốt rẫy, dọn đất để canh tác luôn phong phú và được mọi người tuân thủ nghiêm ngặt. Khi đốt rẫy, bà con thường làm một cây đuốc bằng tre khô đập dập, nhét vào giữa cây đuốc một cái lông công, rồi dùng mỡ heo hoặc mỡ trâu bò thoa khắp thân cây tre khô, để lúc đốt lửa không bị tắt mà cháy bốc như đuôi con chim công xòe. Người ta đốt từ ngoài rìa đốt vào, từ chỗ thấp nhất lên chỗ cao. Họ phải báo cho nhau biết thời gian đốt rẫy để ai có rẫy gần nhau thì cùng đốt luôn một lúc. Nếu rẫy được đốt gần buôn làng thì cũng báo cho dân biết để canh chừng khỏi bị cháy làng.

Luật tục Jrai nói rõ về “Tội cố ý làm cháy nhà (buôn, làng, rừng)” như sau: “Nếu châm diêm nó sẽ đốt cháy rừng thưa. Nếu thắp đuốc nó sẽ đốt cháy rừng rậm. Nó châm lửa trong rừng thưa. Nó nhóm lửa trong bãi rậm. Nó đốt lửa trong cỏ khô. Lửa sẽ đốt cháy buôn làng, rẫy lúa, rừng khô, thú vật, đồ đạc, tài sản của người khác. Bởi thế, phải đưa nó ra xét xử”. Luật tục M’Nông có những điều luật quy định việc giữ gìn vốn rừng, đặc biệt là nhắc nhở, khuyên răn mọi thành viên trong cộng đồng không được làm cháy rừng và phải có trách nhiệm dập lửa cứu rừng nếu phát hiện rừng bị cháy: “Rừng bị cháy ta phải giúp dập. Nước chảy tràn ta phải giúp chặn. Chòi bị cháy chỉ một người buồn. Nhà bị cháy cả làng phải buồn. Rừng bị cháy mọi người đều buồn”. Luật tục của đồng bào Tây Nguyên xử phạt rất nghiêm khắc đối với các tội như đốt rẫy làm cháy rừng, đốt rẫy mình cháy lan sang rẫy người khác, tội phát hiện cháy rừng mà không ra tay dập tắt, tội làm cháy chòi canh trên rẫy, tội làm cháy nhà, cháy bản làng... Kẻ gây ra hỏa hoạn, làm thiệt hại đến buôn làng, bị xếp vào loại trọng tội, thậm chí ngày xưa bị làm nô lệ để gán nợ cho gia đình bị hại.

Ngọn lửa là biểu tượng thiêng liêng, làm nên văn hóa, duy trì cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bằng vốn hiểu biết, kinh nghiệm trong việc tạo ra lửa, giữ lửa, kiểm soát được ngọn lửa và lối ứng xử, luật tục, tín ngưỡng dân gian phong phú đã phần nào soi rọi những nét văn hóa lý thú, vẫn còn giá trị trong cuộc sống hôm nay tại các buôn làng, phát huy những yếu tố tích cực của tập quán cổ truyền, nhất là trong việc giữ và bảo vệ rừng.

Tin cùng chuyên mục
Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước. Toàn tỉnh có 22 làng Chăm truyền thống, trong đó có 15 làng người Chăm Bàlamôn, còn lại là các làng Chăm Bàni và Islam. Trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn có các chức sắc là những bậc tu hành, hướng dẫn tín đồ thực hành đức tin và các tập tục tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc được xã hội, cộng đồng tôn kính, quý trọng. Họ là bậc trí thức, truyền bá chữ Chăm Akhar Thrah, bảo tồn, gìn giữ các phong tục tập quán, đồng thời là Người có uy tín làm “cầu nối” giữa chính quyền với cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.