Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Văn Phong - 17:56, 06/12/2023

Nhờ phát huy thế mạnh từ cây quế mà tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 20,6% (năm 2022), giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ bán quế.

Bà con DTTS được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quế
Bà con DTTS được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quế

Bình Gia là huyện miền núi, vùng cao, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 75km, có 5 dân tộc chính là: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa cùng sinh sống, người dân huyện Bình Gia chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và làm nương rẫy,

Xã Tân Hòa, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn với gần 90% dân số là đồng bào dân tộc Dao. Nhiều năm trước, mặc dù được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng cuộc sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún nên cái đói, cái nghèo luôn bủa vây.

Để giúp bà con ổn định kinh tế, thoát nghèo, từ nhiều năm trước, chính quyền địa phương đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng phát huy thế mạnh của địa phương, dựa vào đồi rừng. Trong đó, cây quế được lựa chọn là cây trồng chủ lực.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DDTS và miền núi; người dân trên địa bàn xã Tân Hoà đã được Nhà nước hỗ trợ phân bón và giống cây trồng. Bên cạnh đó, từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, đồng bào DTTS còn được vay vốn để để mở rộng quy mô trồng quế. Đến nay, vùng quế Tân Hòa đã có diện tích gần 600ha, độ tuổi quế trung bình từ 1 đến hơn 10 năm, nhiều diện tích đã cho khai thác.

Anh Đặng Hoa Lin, người dân tộc Dao ở thôn Tân Tiến, xã Tân Hòa là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng quế. Cách đây hơn 10 năm trước, được sự vận động, tư vấn của cán bộ xã, anh Đặng Hoa Lin đã mạnh dạn thí điểm trồng quế tại vườn nhà. Sau khi thu được lượng tinh dầu tương đối cao, cây quế sinh trưởng, phát triển tốt, gia đình anh đã đầu tư trồng quế trên toàn bộ diện tích đất rừng được giao. Hiện tại, anh có trên 5ha rừng quế, với hơn 15.000 cây, cho thu nhập ổn định gần trăm triệu đồng mỗi năm.

Gia đình bà Đặng Thị Tàn cách đây 8 năm trước trồng 10 vạn cây quế trên diện tích 15 ha. Sau 5 năm, gia đình bà thu hoạch theo hình thức tỉa được 3 tấn vỏ quế giúp mang về nguồn thu 130 triệu đồng. Trung bình 1ha quế trồng 10 năm sẽ cho thu về 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình bà còn đầu tư làm vườn ươm cây quế phục vụ nhu cầu giống của người dân nên mỗi năm có thêm thu nhập khoảng 200 triệu đồng sau khi bán khoảng 30 vạn cây con.

Hay như tại xã Vĩnh Yên, thời điểm cuối năm 2022, tổng diện tích cây quế lên tới hơn 600ha. Xác định cây quế là một trong những loại cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế, những năm qua, chính quyền xã đã chú trọng tuyên truyền, vận động bà con chăm sóc phát triển cây quế. Hiện nay, trên địa bàn xã có trên 185 hộ trồng cây quế. Nhiều hộ có diện tích trồng quế có tuổi từ 5 đến 6 năm đã cho khai thác, bước đầu thu được từ 40 đến 50 triệu đồng/hộ/vụ.

Nhờ cây quế, đời sống của đồng bào DTTS tại huyện Gia Bình ngày càng được cải thiện
Nhờ cây quế, đời sống của đồng bào DTTS tại huyện Gia Bình ngày càng được cải thiện

Chị Triệu Thị Tuyết ở thôn Vằng Ún, xã Vĩnh Yên hiện có khoảng trên 10 ha quế từ 1 đến 8 năm tuổi. Đến nay, quế đã cho khai thác tỉa, mỗi năm thu hoạch được từ 20 đến 30 triệu đồng. Nhận thấy quế là cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian tới, gia đình chị sẽ trồng mới thêm cây quế trên diện tích đất của gia đình và chăm sóc diện tích quế đã được khai thác.

Tại huyện Bình Gia hiện nay, cây quế không chỉ được trồng tập trung tại xã Vĩnh Yên, Tân Hòa mà còn được trồng tại các xã: Thiện Long, Hòa Bình, Hưng Đạo… Việc các xã tập trung phát triển cây quế giúp tổng diện tích loại cây này trên địa bàn huyện nâng lên khoảng 4.000ha.

Cũng nhờ phần lớn từ quế mà năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia chỉ còn 20,6%, giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là bán quế.

Không chỉ vận động, hỗ trợ người dân chuyển đổi mô hình sản xuất trồng quế, để có được hướng đi lâu dài, tạo sinh kế bền vững cho người dân, thời gian qua, huyện Bình Gia đã tập trung phát triển cây quế thành vùng nguyên liệu tập trung theo chuỗi giá trị.

HTX Quế - Thạch Đen Tân Hòa ra đời năm 2021 là một trong những mô hình kinh tế đầu tiên phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết sản phẩm tại địa phương. Hiện nay, HTX thường xuyên tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, công việc chủ yếu là vào bầu quế, chăm sóc vườm ươm, chăm sóc rừng quế, bóc vỏ quế…

Để phát triển sản xuất, HTX Thạch Đen đã đầu tư máy móc phục vụ sơ chế, chế biến quế, đồng thời tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm để tạo chuỗi liên kết bền vững. Nhờ vậy mà chỉ riêng hoạt động bán giống cũng đã giúp HTX thu về khoảng 400-500 triệu đồng/năm. Hằng tháng, HTX tạo công ăn việc làm từ 5 - 7 lao động. Ngoài lao động thường xuyên thì theo mùa vụ cũng thu hút khoảng 20 - 30 lao động. Với mô hình này thì cũng làm thay đổi cách nghĩ, cách làm với bà con dân tộc, đặc biệt là dân tộc Dao, giúp nhân rộng mô hình đến tất cả các thôn, xã trên địa bàn huyện.

Toàn huyện Bình Gia hiện có trên 98.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 89% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng sản xuất lớn, nguồn lao động dồi dào là lợi thế để địa phương này phát triển lâm nghiệp.

Cây quế không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn phủ xanh đất trống, đồi trọc
Cây quế không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn phủ xanh đất trống, đồi trọc

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây quế, UBND huyện Bình Gia đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đồi rừng, trong đó mũi nhọn là trồng cây quế.

Từ các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, trong đó gần đây nhất mà huyện đang triển khai là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, người dân đã được hỗ trợ phân bón, giống cây trồng với tổng kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng. Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, nhiều hộ được vay vốn ưu đãi để mở rộng quy mô trồng quế.

Theo thống kê của UBND huyện, để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đồi rừng, trồng các loại cây lâm nghiệp, trong đó có cây quế, từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã có 31 dự án vay vốn được phê duyệt, tổng số tiền đã giải ngân là 13.778,2 triệu đồng.

Việc phát triển cây quế không những giúp tận dụng lợi thế của địa phương, người dân về trồng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, tập trung phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm giảm xói mòn, chống sạt lở và bảo vệ nguồn nước mà còn mở ra hướng đi mới cho người dân trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!
Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Sản phẩm - Thị trường - Hương Trà - 19:59, 28/06/2024
Vừa qua, tại Hà Nội, các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc đã chia sẻ và thảo luận các nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam và các sản phẩm từ sâm.
Khu vực Thác Bản Giốc ngập trong biển nước

Khu vực Thác Bản Giốc ngập trong biển nước

Thời sự - Thanh Nguyên - 19:58, 28/06/2024
Do mưa lớn nhiều ngày, nước lũ đổ về, nên khu vực thác Bản Giốc (Cao Bằng) - 1 trong 21 con thác đẹp nhất thế giới ngập trong biển nước đục ngàu.
Bình Gia (Lạng Sơn): Một thí sinh đặc biệt dân tộc Nùng được hỗ trợ hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia

Bình Gia (Lạng Sơn): Một thí sinh đặc biệt dân tộc Nùng được hỗ trợ hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia

Tin tức - Mỹ Loan - 19:46, 28/06/2024
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng nhất trong suốt 12 năm học, là cột mốc quan trọng với học sinh, tất cả các em đều chuẩn bị kiến thức và tâm lý tốt nhất để dự thi. Nhưng cũng có những thí sinh không may gặp những vấn đề về sức khỏe trước ngày thi. Thí sinh Hoàng Thị Loan - Lớp 12a2, Trường THPT Pắc Khuông, huyện Bình Gia, là thí sinh đặc biệt của điểm thi số 14 tại Trường THPT Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp, có thể phát sinh thành dịch và gây tử vong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi sẽ chuyển tới quý vị những thông tin cơ bản về Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh.
Quảng Nam: Kiến nghị đầu tư xây dựng đường kết nối vùng Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Kiến nghị đầu tư xây dựng đường kết nối vùng Sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 19:38, 28/06/2024
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ để kiến nghị, đề xuất một số chủ trương về Chương trình phát triển Sâm Ngọc Linh. Trong đó có nội dung đề xuất Chính phủ đầu tư hai tuyến đường kết nối đến vùng Sâm Ngọc Linh, tổng vốn hơn 2.400 tỷ đồng.
Quảng Nam: Bảo đảm cung cấp sữa cho học sinh từ đầu học năm học 2024 - 2025

Quảng Nam: Bảo đảm cung cấp sữa cho học sinh từ đầu học năm học 2024 - 2025

Chính sách dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 19:36, 28/06/2024
UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản yêu cầu Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ sữa trong bữa ăn học đường để tiến hành các hồ sơ mua sắm, thủ tục đấu thầu theo quy định.
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Tin tức - Văn Hoa - 19:34, 28/06/2024
Ngày 28/6, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi với chủ đề “Rẻo cao hạnh phúc”.
Đắk Lắk: Đại hội Đại biểu các DTTS Thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đắk Lắk: Đại hội Đại biểu các DTTS Thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:29, 28/06/2024
Ngày 28/6, UBND Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự có Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc Địa phương Phạm Thị Phước An; Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành; lãnh đạo Thành phố Buôn Ma Thuột và 150 đại biểu người DTTS tiêu biểu.
Mùa hoa trẩu

Mùa hoa trẩu

Sắc màu 54 - Thùy Giang - 19:24, 28/06/2024
Giá như có chuyến tàu về tuổi thơ, thì chắc chắn tôi sẽ mua bằng được một tấm vé. Chỉ tiếc rằng, thời gian không phải là chuyến tàu khứ hồi, tàu chỉ đi mà không bao giờ quay trở lại… Và tôi, giữa mùa hoa trẩu này, lại nhớ da diết thời thơ ấu của mình.