Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mùa Lễ hội 2018: Cần ngăn chặn những hình ảnh phản cảm

PV - 08:31, 27/02/2018

Sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, nhiều lễ hội lớn ở miền Bắc như Lễ hội chùa Hương (Hà Nội), Lễ hội Đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), Hội chùa Bái Đính (Ninh Bình)… đã chính thức khai hội. Năm nay, nhờ sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, các lễ hội đã bớt những hình ảnh tiêu cực, dần trở lại các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Tuy nhiên, ở một số lễ hội vẫn rơi rớt những hình ảnh phản cảm cần được chấn chỉnh ngay.

Chen chân xin “nước thánh”

Vào những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân chen chân vãn cảnh và xin “nước thánh” tại đền Phủ Na (còn gọi là Na Sơn Động Phủ) nằm dưới chân núi Nưa thuộc xã Xuân Du (huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa).

Theo quan niệm của dân gian, Na Sơn Động Phủ vốn là đỉnh núi cao nhất nằm trong dãy ngàn Nưa, dãy núi có 1 trong 3 huyệt đạo thiêng nhất nước Nam gồm núi Đá Chông (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội), núi Bà Đen (xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) và núi Nưa ở Thanh Hóa. Từ trên đỉnh núi cao này có một mạch nước ngầm luôn tuôn trào trong vắt, mát rượi chảy xuống núi từ phía sau đền Thượng. Không biết từ bao giờ, nguồn nước này đã được người dân và du khách cho là “nước thánh” có thể mang may mắn, tài lộc đến cho mình nên ai đến đây cũng mong muốn xin được một ít để uống hoặc rửa mặt cầu may.

Theo quan niệm, nguồn nước này trong mát, tinh khiết, nếu rửa mặt và dùng để uống có thể chữa được bệnh hiểm nghèo, cầu may mắn, bình an, tài lộc Theo quan niệm, nguồn nước này trong mát, tinh khiết, nếu rửa mặt và dùng để uống có thể chữa được bệnh hiểm nghèo, cầu may mắn, bình an, tài lộc

 

Mặc dù mấy năm gần đây, Ban quản lý di tích đã xây tường ngăn, lắp đường ống và đặt một số vòi nước để du khách tới đây dễ dàng xin được “lộc”. Tuy nhiên, nhiều người đã không tuân thủ quy định của ban quản lý mà cố tình kéo đến khu vực mó nước (vũng nước nhỏ) để xin bằng được một ít “nước thánh” nên cảnh tượng chen chúc, xô đẩy nhau vẫn còn xảy ra.

Đây cũng là cảnh tượng chung ở nhiều điểm di tích, khi ban tổ chức đã quy hoạch khu vực “phát lộc” thuận lợi để người dân tiếp cận. Nhưng nhiều người vẫn cố tình không tuân thủ và tìm cách chen lấn tận nơi. Hành động này vừa gây phản cảm, vừa gây mất an toàn nên người dân cần nâng cao ý thức từ bỏ các hành vi này.

“Nóng” chuyện chọi trâu

Một trong những vấn đề được quan tâm trong mùa Lễ hội 2018 là việc tổ chức Lễ hội chọi trâu ở một số địa phương như Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Trước mong muốn được tổ chức Lễ hội chọi trâu của các địa phương này, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Trịnh Thị Thủy cho rằng, câu chuyện về chọi trâu đã là vấn đề “nóng” từ nhiều năm và Bộ VH-TT-DL yêu cầu các địa phương có biện pháp tuyên truyền vận động, đồng thời có quan điểm rõ ràng không tiếp tục tổ chức các lễ hội như vậy.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không khuyến khích tổ chức các Lễ hội chọi trâu. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không khuyến khích tổ chức các Lễ hội chọi trâu.

 

Theo bà Thủy, Lễ hội chọi trâu ở một số nơi không gắn với bất cứ di sản văn hóa cụ thể nào. Việc tổ chức lễ hội thường được giao cho doanh nghiệp như một hình thức kinh doanh. Ở một số nơi, Lễ hội chọi trâu gây phản cảm khi ngay sau sới chọi trâu là cảnh bán thịt trâu, thậm chí biến cả thư viện, trường học, trụ sở chính quyền địa phương làm nơi xẻ thịt trâu để bán. Đó là hiện tượng, hình thức phản cảm nhất mà loại hình lễ hội này thể hiện.

Ngoài ra, lễ hội chọi trâu ở nhiều nơi đều có bán vé thu tiền, vi phạm quy định tổ chức lễ hội. Đó là chưa kể đến lễ hội chọi trâu cũng làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực, biến tướng như cá cược, gây bất ổn trên địa bàn. Chính vì thế trong mùa Lễ hội năm 2018, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng yêu cầu, các địa phương cần kiên quyết xử lý, không để tái diễn tình trạng này.

Được biết, trước đó bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, đã có công văn gửi Sở VH-TT-DL Vĩnh Phúc đề nghị tiến hành kiểm tra, rà soát công tác tổ chức Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô bảo đảm đúng theo hồ sơ đã được phục dựng và cấp phép.

Cục Văn hóa cơ sở yêu cầu, các hoạt động của lễ hội chọi trâu phải do ban tổ chức trực tiếp chỉ đạo, tổ chức và thực hiện theo quy định tại điều lệ (quy chế) tổ chức hội chọi trâu; không giao cho các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức chọi trâu, vận động, tuyên truyền chủ trâu không giết mổ trâu chọi để bán.

Ngoài ra, Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu cũng không được bán vé, thu tiền tham dự lễ hội. Ngoài ra, Cục Văn hóa cơ sở cũng có công văn gửi Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ yêu cầu siết chặt công tác tổ chức, cấm bán vé đối với Hội Chọi trâu xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) với những nội dung tương tự.

THIÊN ĐỨC

Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 2 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 2 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 2 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Những ngày tới, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Du lịch - Minh Nhật - 20:08, 01/05/2024
Kỳ nghỉ lễ được điều chỉnh kéo dài 5 ngày đã mang đến cơ hội vàng cho các điểm đến, dịch vụ du lịch ở nhiều địa phương, tạo doanh thu và góp phần phục hồi hậu đại dịch cho ngành công nghiệp không khói.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.