Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mường Tè (Lai Châu): Nhiều thành quả quan trọng từ thực hiện Quyết tâm thư Đại hội DTTS lần thứ III

Tào Đạt - 05:13, 26/06/2024

Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đời sống đồng bào các dân tộc nơi đây ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn đã có nhiều sự khởi sắc. Kết quả này có được nhờ sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng Nhân dân đã phát huy sức mạnh đoàn kết, thực hiện hiệu quả Quyết tâm tư Đại hội DTTS lần thứ III, năm 2019.

Huyện Mường Tè (Lai Châu) ngày càng đổi thay
Huyện Mường Tè (Lai Châu) ngày càng đổi thay

Nhìn từ kết quả thực hiện chính sách dân tộc 

Mường Tè là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lai Châu, có đường biên giới dài 130,292km tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính xã, thị trấn với dân số trên 49.000 người, có 10 dân tộc anh em cùng chung sống.

Ông Nguyễn Trường Giang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè cho biết, thời gian qua, việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, các chương trình, dự án, các Chương trình mục tiêu quốc gia, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, nhất là các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Trong giai đoạn 2019 - 2024, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư nhiều hơn, qua các nguồn và hình thức đầu tư, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng cơ sở trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn. Nhờ vậy, toàn bộ 13 xã của huyện Mường Tè đều đã có đường ô tô đến trung tâm xã, mặt đường cứng hóa. Tất cả trường học, trạm y tế xã trên địa bàn đều được xây dựng kiên cố; trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia; trên 98% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh…

Trong 5 năm qua, với tổng nguồn vốn đầu tư là 65,92 tỷ đồng, huyện đã triển khai hỗ trợ nhà ở cho 1.497 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Qua đó, góp phần giải quyết cơ bản tình trạng khó khăn về nhà ở đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Các năm từ 2022 - 2024, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), toàn huyện được phân bổ nguồn vốn là 511,338 tỷ đồng (chuyển trả ngân sách tỉnh 43.430 triệu đồng nguồn sự nghiệp), còn lại kinh phí thực hiện là 467.908 triệu đồng. Đến nay, đã giải ngân 214.933 triệu đồng. 

Từ các dự án của Chương trình, kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới; hỗ trợ cho người dân các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng y tế; xóa bỏ tư tưởng tự ti của đồng bào để hòa nhập vào sự phát triển chung; góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS.

Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Mường Tè cơ bản không còn hộ đói nghèo kéo dài, đời sống Nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23 triệu đồng (năm 2019) lên 27,6 triệu đồng (năm 2023). Tỷ trọng các ngành ước đạt: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 33,6%; công nghiệp và xây dựng 54,8%; dịch vụ 11,6%.

Đồng bào Mảng ở bản Nậm Xuống được nhận bò giống từ nguồn ngân sách thực hiện Chương trình MTQG 1719
Đồng bào Mảng ở bản Nậm Xuống được nhận bò giống từ nguồn ngân sách thực hiện Chương trình MTQG 1719

Khởi sắc nơi những nếp nhà

Với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển như: Chương trình 135; Chương trình MTQG 1719; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới… đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS trên toàn huyện.

Vào thời điểm trước năm 2021, gia đình ông Lò A Sang, dân tộc Mảng ở bản Nậm Xuống, xã Vàng San, huyện Mường Tè, vẫn còn là một trong những hộ nghèo của bản, bởi cuộc sống của 4 nhân khẩu trong gia đình vỏn vẹn trông vào ít ruộng nương cấy 1 vụ.

Tuy nhiên, từ sự hỗ trợ của chính quyền, gia đình ông Sang đã mạnh dạn đầu tư nuôi ong, chăn nuôi trâu bò và cải tiến kỹ thuật canh tác lúa nước, mà gia đình đã có nguồn thu nhập khoảng 60 triệu đồng/năm.

"Nhờ chính quyền giúp đỡ, gia đình tôi đã thoát nghèo rồi, không ngờ sau bao năm đói nghèo, giờ gia đình lại có được cuộc sống đầy đủ như vậy", ông Sang phấn khởi nói.

Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn huyện Mường Tè đang phát triển trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, như: Sâm Lai Châu, thảo quả, sa nhân tím, cây cỏ thơm, quả đỏ, tam thất hoang, với tổng diện tích trên 2.500 ha.

Lãnh đạo huyện Mường Tè thăm, kiểm tra vườn sâm Nhân dân bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ
Lãnh đạo huyện Mường Tè thăm, kiểm tra vườn sâm của Nhân dân bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sủ

Năm 2018, anh Pờ Và Hừ - Người có uy tín, Trưởng bản Sín Chải B, xã Pa Vệ Sử quyết định trồng 6.500 cây sâm Lai Châu. Đến năm 2019, nhận thấy cây sinh trưởng phát triển tốt khi trồng tại bản, gia đình anh và 46 hộ đã liên kết để trồng sâm. Hiện nay, diện tích sâm của bà con trong bản Sín Chải B đã đạt 3 ha. Đây cũng là hướng đi khả thi để bà con vươn lên trở thành hộ khá và từng bước làm giàu.

Cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, người dân chủ động tích cực lao động sản xuất sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo, do đó tỷ lệ giảm nghèo của huyện lên tới 12,99%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025, giảm từ 57,23% vào năm 2021 xuống còn 44,24% vào năm 2023.

Dấu ấn nổi bật khác là, Mường tè có 3 xã đạt tiêu chí nông thôn mới là Bum Nưa, Mường Tè, Thu Lũm. Huyện cũng đã có 12 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao...

Tin cùng chuyên mục
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Tin nổi bật trang chủ
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!
Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Sản phẩm - Thị trường - Hương Trà - 19:59, 28/06/2024
Vừa qua, tại Hà Nội, các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia Việt Nam, Hàn Quốc đã chia sẻ và thảo luận các nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam và các sản phẩm từ sâm.
Khu vực Thác Bản Giốc ngập trong biển nước

Khu vực Thác Bản Giốc ngập trong biển nước

Thời sự - Thanh Nguyên - 19:58, 28/06/2024
Do mưa lớn nhiều ngày, nước lũ đổ về, nên khu vực thác Bản Giốc (Cao Bằng) - 1 trong 21 con thác đẹp nhất thế giới ngập trong biển nước đục ngàu.
Bình Gia (Lạng Sơn): Một thí sinh đặc biệt dân tộc Nùng được hỗ trợ hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia

Bình Gia (Lạng Sơn): Một thí sinh đặc biệt dân tộc Nùng được hỗ trợ hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia

Tin tức - Mỹ Loan - 19:46, 28/06/2024
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng nhất trong suốt 12 năm học, là cột mốc quan trọng với học sinh, tất cả các em đều chuẩn bị kiến thức và tâm lý tốt nhất để dự thi. Nhưng cũng có những thí sinh không may gặp những vấn đề về sức khỏe trước ngày thi. Thí sinh Hoàng Thị Loan - Lớp 12a2, Trường THPT Pắc Khuông, huyện Bình Gia, là thí sinh đặc biệt của điểm thi số 14 tại Trường THPT Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu

Bệnh viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp, có thể phát sinh thành dịch và gây tử vong nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trong chuyên mục hôm nay, chúng tôi sẽ chuyển tới quý vị những thông tin cơ bản về Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh.
Quảng Nam: Kiến nghị đầu tư xây dựng đường kết nối vùng Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Kiến nghị đầu tư xây dựng đường kết nối vùng Sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 19:38, 28/06/2024
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ để kiến nghị, đề xuất một số chủ trương về Chương trình phát triển Sâm Ngọc Linh. Trong đó có nội dung đề xuất Chính phủ đầu tư hai tuyến đường kết nối đến vùng Sâm Ngọc Linh, tổng vốn hơn 2.400 tỷ đồng.
Quảng Nam: Bảo đảm cung cấp sữa cho học sinh từ đầu học năm học 2024 - 2025

Quảng Nam: Bảo đảm cung cấp sữa cho học sinh từ đầu học năm học 2024 - 2025

Chính sách dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 19:36, 28/06/2024
UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản yêu cầu Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ sữa trong bữa ăn học đường để tiến hành các hồ sơ mua sắm, thủ tục đấu thầu theo quy định.
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi

Tin tức - Văn Hoa - 19:34, 28/06/2024
Ngày 28/6, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ phát động Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi với chủ đề “Rẻo cao hạnh phúc”.
Đắk Lắk: Đại hội Đại biểu các DTTS Thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đắk Lắk: Đại hội Đại biểu các DTTS Thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:29, 28/06/2024
Ngày 28/6, UBND Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự có Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc Địa phương Phạm Thị Phước An; Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV Nguyễn Thiên Văn; đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành; lãnh đạo Thành phố Buôn Ma Thuột và 150 đại biểu người DTTS tiêu biểu.
Mùa hoa trẩu

Mùa hoa trẩu

Sắc màu 54 - Thùy Giang - 19:24, 28/06/2024
Giá như có chuyến tàu về tuổi thơ, thì chắc chắn tôi sẽ mua bằng được một tấm vé. Chỉ tiếc rằng, thời gian không phải là chuyến tàu khứ hồi, tàu chỉ đi mà không bao giờ quay trở lại… Và tôi, giữa mùa hoa trẩu này, lại nhớ da diết thời thơ ấu của mình.