Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mưu sinh trên núi thiêng Yên Tử

Mỹ Dung - 09:12, 12/03/2024

Từ tháng giêng đến tháng 3 hằng năm là mùa măng trúc mọc, cũng là lúc bà con người Dao sinh sống quanh chân núi Yên Tử, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) gian nan trèo đèo, vượt thác hái măng rừng. Ngoài gánh mưu sinh thì những người dân nơi đây cũng kịp thời phát hiện báo cho lực lượng chức năng ngăn chặn nhiều vụ xâm hại hệ động, thực vật góp phần quan trọng để rừng thiêng Yên Tử ngày càng xanh.

Ngay từ 1 giờ sáng, những người Dao chân núi Yên Tử đã trèo núi cao để hái măng kịp đem về bán cho du khách đi hành hương
Ngay từ 1 giờ sáng, những người Dao ở chân núi Yên Tử đã trèo núi cao để hái măng kịp đem về bán cho du khách đi hành hương

Gian nan gánh mưu sinh

Núi Yên Tử - không gian linh thiêng ngự giữa thiên nhiên hùng vĩ, được bao bọc bởi bạt ngàn rừng trúc, nên người xưa đặt tên là Trúc Lâm Yên Tử. Đây đã và đang là địa điểm thu hút hàng chục vạn du khách, phật tử về hành hương, lễ phật. Và cứ đúng hẹn lại lên, từ tháng giêng đến tháng 3 hằng năm là mùa măng trúc mọc bạt ngàn, cũng là lúc những người Dao sinh sống quanh chân núi Yên Tử lên rừng mưu sinh.

Theo chia sẻ của nhiều người dân nơi đây, thông thường khoảng 1 giờ sáng mọi người đã dậy và leo bộ lên những cánh rừng trúc để hái măng. Đi từ sáng sớm như vậy để kịp có sản phẩm về bán cho du khách hành hương mang về làm quà. Ở khu vực thấp thì không có nhiều măng, nên phải lên những dãy núi cao, qua bao vực sâu, thác ghềnh mới tới được địa điểm có nhiều măng để lấy và phải đối diện với rắn, rết, côn trùng độc…

Chị Trương Thị Lê, dân tộc Dao, một người dân của xã Thượng Yên Công chia sẻ, nhà chị có ba con nhỏ, vợ làm nông, chồng làm công nhân khai thác than. Do không có việc làm, chủ yếu dựa vào thu nhập của chồng, nên cứ vào mùa măng rừng, cũng chính là lễ hội Xuân Yên Tử là cơ hội rất lớn trong năm để chị Lê kiếm thêm thu nhập.

“Dù rất vất vả, nhưng mỗi tháng vào mùa măng, nếu đi rừng đều, em cũng kiếm được gần chục triệu đồng. Đây là khoản thu nhập rất lớn đối với nhà em", chị Lê kể.

Cứ vào mùa măng rừng cũng chính là lễ hội Xuân Yên Tử giúp cho nhiều người dân khu vực kiếm thêm thu nhập
Cứ vào mùa măng rừng cũng chính là lễ hội Xuân Yên Tử giúp cho nhiều người dân sinh sống quanh khu vực kiếm thêm thu nhập

Khi thu hoạch măng về, người dân đem bán rải rác cho du khách đi hành hương với các mức giá khác nhau. Chị Đặng Thị Hải, người dân tộc Dao ở thôn Khe Sú 1, xã Thượng Yên Công, chia sẻ: "Giá măng khu vực chùa Đồng là 70 nghìn đồng/kg loại chưa bóc vỏ. Còn loại đã bóc vỏ thì giá 100 nghìn đồng/kg. Càng đi xuống phía chân núi thì giá măng lại càng cao hơn. Nếu may mắn, mỗi ngày tôi cũng kiếm được từ 350-400 nghìn đồng từ việc bán măng rừng.”.

Góp phần bảo vệ non thiêng Yên Tử

Theo số liệu của Ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử tổng hợp từ các nhà động, thực vật khảo sát, nghiên cứu, rừng quốc gia Yên Tử có 5 ngành thực vật với 830 loài, trong đó có 38 loài thực vật đặc hữu quý hiếm (Lim xanh, táu mật, lát hoa, la hán tùng, kim giao...); Hệ động vật cũng đa dạng và phong phú với 151 loài động vật ở cạn có xương sống, trong đó có một số loài được xếp vào Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ (Voọc mũi hếch, sóc bay...) có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch.

Đặc biệt, rừng quốc gia Yên Tử còn có một số loại cây có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Năm 2016, rừng quốc gia Yên Tử đã công bố 144 cây đủ tiêu chí cây di sản quốc gia như: Xích tùng, thông nhựa khổng lồ, mai vàng Yên Tử, đại cổ thụ... đây là những loại cây không chỉ nổi bật với sự hấp dẫn đặc biệt về giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh, mà còn nổi bật với tuổi đời từ 300-700 năm tuổi.

Ông Trương Văn Đôn, thôn Khe Sú 2, xã Thượng Yên Công, người có nhiều năm mưu sinh từ việc khai thác lâm sản phụ trong rừng Yên Tử nhớ lại, mấy chục năm trước, tình trạng khai thác than trái phép, đốt phá rừng để làm nương; săn bắn thú rừng trái phép vẫn diễn ra ở Yên Tử. Từ khi cơ quan chức năng phối hợp với địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ rừng thiêng cho di tích, bà con trong xã lên rừng chỉ hái măng, lấy cây thuốc thôi. Hễ ai có hành động xâm hại đều bị tố giác ngay.

Có lần đi rừng, thấy một nhóm người "nhăm nhe" mấy cây gỗ quý ở khu vực sườn đông của núi Yên Tử, những người đi lấy măng bảo nhau mấy ngày liền cứ quanh quẩn lấy thuốc ở quanh đó để cảnh giới. Thấy dân cảnh giác, nhóm người lạ đành bỏ đi.

"Chỉ tính riêng việc lấy măng rừng đã làm cho cuộc sống bao gia đình bớt khó khăn hơn. Rừng cho chúng tôi cuộc sống thì chúng tôi phải trách nhiệm tham gia bảo vệ rừng", ông Đôn chia sẻ thêm.

Trao đổi với lãnh đạo Ban Quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử được biết, với lực lượng chuyên trách ít nhưng rừng Yên Tử lại rộng mênh mông, tiếp giáp với nhiều điểm dân cư. Chính vì thế, nếu không có sự hỗ trợ của người dân, nhất là những người thường xuyên sống dựa vào khai thác lâm sản phụ thì nguy cơ rừng bị xâm hại sẽ thường trực hiện hữu...

"Bằng sự hỗ trợ của người dân đã giúp cho lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ xâm hại hệ động, thực vật của Yên Tử. Bà con đang góp phần quan trọng để rừng thiêng Yên Tử ngày càng xanh", ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử nhấn mạnh.


Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 9 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 9 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 9 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).