Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nậm Cắn – mảnh đất tiền tiêu

Công Minh - Nguyễn Thanh - 16:12, 28/12/2023

Nơi ấy, có cửa khẩu Quốc tế thông thương với nước bạn Lào; có 4 bản biên giới với nhiều đường mòn, lối mở… Nhưng, Nậm Cắn - mảnh đất tiền tiêu của xứ Nghệ vẫn luôn đảm bảo an ninh trật tự bằng những đóng góp không mệt mỏi của đội ngũ già làng, trưởng bản. Nhờ đó, những bản làng của đồng bào Mông, Thái, Khơ mú đang đổi thay từng ngày bằng các mô hình sinh kế hiệu quả…

Bản Noọng Dẻ xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn nhìn từ trên cao - ảnh tư liệu
Bản Noọng Dẻ xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn nhìn từ trên cao - ảnh tư liệu

No ấm những bản làng

Trên quốc lộ 7 ngược lên cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An), hai bên đường là những mái nhà sa mu, pơ mu thâm nâu của đồng bào Mông. Thấp thoáng bên sườn núi còn là những luống cải xanh mướt, là đàn gà cục cục gọi bầy. Nhưng vui nhất là những đàn trâu bò, rồi cả dê… với tiếng lục lạc rộn rã ở mé rừng…

Những hình ảnh no ấm ấy, chúng tôi được Bí thư Đảng ủy xã Nậm Cắn Lang Thanh Lương bồi thêm: xã Nậm Cắn giờ còn xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi rất hiệu quả đấy nhé. Nổi bật là mô hình nuôi trâu bò của ông Vừ Giống Tủa, rồi chăn nuôi dê của ông Moong Phò Ngọc… Hộ nào cũng đến hàng trăm con, ưng lắm.

Không ưng cái bụng sao được khi ở vùng biên thùy Nậm Cắn, đồng bào Mông, Khơ Mú, Thái đã nỗ lực, vượt khó, vươn lên để khai thác tiềm năng, lợi thế vùng đất vào phát triển kinh tế, đẩy đuổi đói nghèo.

Cũng vì mến sự chịu thương, chịu khó ấy, chúng tôi đã băng đường vượt dốc Noọng Dẻ, đến thăm trang trại chăn nuôi dê của ông Moong Phò Ngọc ở bản Khánh Thành. Trang trại nằm sâu dưới tán rừng, phía dưới chân khe Cắn, là một phần diện tích trong số 24ha đất rừng phòng hộ nhà ông Ngọc nhận khoanh nuôi bảo vệ. Thấy bóng dáng ông Ngọc, đàn dê ở đâu cứ thế túa ra, đến hàng trăm con, đòi ăn. Ông Ngọc kể: cũng nhiều bận mất trắng vì rét, vì dịch bệnh rồi đó. Nay, nhà ta mời cán bộ thú y tiêm phòng định kỳ, cho ăn đầy đủ, phòng chống rét mùa đông nên vật nuôi phát triển ổn định.

Trang trại chăn nuôi dê của ông Moong Phò Ngọc ở bản Khánh Thành
Trang trại chăn nuôi dê của ông Moong Phò Ngọc ở bản Khánh Thành

Trong câu chuyện vội vã, chúng tôi được biết thêm, ông Ngọc không chỉ làm trang trại tổng hợp, kết hợp phát triển kinh tế rừng và chăn nuôi, mà còn là người tiên phong trong việc đưa cây ngô lai trồng trên đất Nậm Cắn. Ấy là năm 2008, cây ngô lai bắt đầu có mặt trên vùng đất rẻo cao này với 2ha đầu tiên của ông Ngọc cho sản lượng đạt được từ vụ đầu trên 12 tấn. Sau đấy thì phong trào trồng ngô lai ở xã Nậm Cắn phát triển mạnh và trở thành xã có diện tích ngô nhiều nhất huyện Kỳ Sơn với trên 280ha. Cây ngô lai trở thành cây trồng chủ lực đưa lại nguồn thu rất lớn cho xã Nậm Cắn.

Rồi không chỉ trâu bò, dê… mà cây lạc, vốn quen với vùng miền xuôi cũng đã bén rễ, khẳng định hiệu quả cây trồng trên dãy Trường Sơn. Đã 3 năm cây lạc “nhập cư” vào Nậm Cắn thì cũng là chừng ấy mùa lạc no ấm đến với nhiều bản làng ở xã tiền tiêu này. Chị Moong Thị Soi ở bản Pà Ca, xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) vui vẻ: Từ khi chuyển đổi sang trồng lạc, cùng diện tích đất cho năng suất cao hơn, giá cả cũng cao gấp đôi so với lúa. Nếu thu hoạch đạt năng suất thì năm nay gia đình tôi thu được khoảng hơn 50 triệu đồng.

Từ mấy hộ thử nghiệm ban đầu ở bản Pà Ca- bản làng của người Khơ mú, đến nay, diện tích trồng lạc ở Nậm Cắn cũng ngày càng mở rộng, ước tính khoảng 70ha. Người dân xã Nậm Cắn cho biết, sườn núi nơi đây khá dốc, đất sét pha cát rất thích hợp với cây lạc. Lạc được trồng từ tháng 8, khoảng 3 tháng sau thì cho thu hoạch. Trồng lạc chỉ cần gieo giống rồi làm cỏ, sau đó chờ đến ngày thu hoạch. Sản phẩm được thương lái tìm đến tận bản thể thu mua nên rất phấn khởi.

Những mùa lạc nở hoa trên đỉnh Trường Sơn
Những mùa lạc trên đỉnh Trường Sơn

Trở lại dốc Noọng Dẻ, chúng tôi ghé thăm bản làng người Thái với làng nghề thổ cẩm truyền thống. Nơi đây, đang có khoảng 30 hộ dân tham gia bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống. Sản phẩm dệt thổ cẩm (váy, áo, khăn piêu, túi, ví, thắt lưng) của chị em phụ nữ ở Noọng Dẻ luôn được khách hàng gần xa ưa chuộng bởi chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, tinh tế trong cách trang trí hoa văn và hài hòa trong phối màu... Nghề dệt thổ cẩm nơi đây là nghề phụ, còn với bà con người Thái ở Noọng Dẻ, phát triển kinh tế từ rừng, chăn nuôi… vẫn là nguồn thu nhập chính.

Miên man với những mô hình hay, mang lại hiệu quả ở các bản làng vùng biên Nậm Cắn, chúng tôi càng phấn khởi hơn với những thông tin rất vui từ Bí thư đảng ủy xã Nậm Cắn, Lang Thanh Lương: Cũng nhờ sự năng động, vượt khó mà đời sống người dân biên giới ngày một đổi thay. Thu nhập đang tăng và tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Tính đến cuối năm 2023, thu nhập bình quân của người dân Nậm Cắn là 23 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 5%, từ 49% xuống còn 44%...

Bình yên biên giới

Nậm Cắn xứng đáng với tên gọi là mảnh đất tiền tiêu của huyện biên giới Kỳ Sơn. Không chỉ có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thông thương với Lào, những đường mòn lối mở tự phát…; Nậm Cắn có 6 bản nhưng đến 4 bản nằm giáp biên giới, trong 6 bản đấy, thì có đến 4 bản người Mông, 2 bản người Khơ mú và 1 bản người Thái.

Phụ nữ bản Noọng Dẻ miệt mài bên khung cửi
Phụ nữ bản Noọng Dẻ miệt mài bên khung cửi

Còn địa hình ở Nậm Cắn, là một trong những vùng đất hiểm trở của Kỳ Sơn xa xôi. Toàn xã chỉ có khoảng 1% là diện tích đất bằng thoải canh tác được ruộng nước, có nhiều khe, suối và lèn đá. Trình độ dân trí của người dân còn hạn chế; phương thức canh tác còn lạc hậu, chủ yếu làm nương rẫy phụ thuộc vào thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao...

Khó khăn, thách thức là thế… nhưng Nậm Cắn lại rất bình yên. Nói như Bí thư huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe là “ba yên”: yên dân, yên địa bàn, yên biên giới. Mà đúng thế thật. Trong số 4 bản giáp biên giới, mỗi bản đã xây dựng được 1 tổ tự quản đường biên, cột mốc có sự tham gia của rất nhiều thành phần tại thôn bản như: phụ nữ, dân quân, thanh niên… và đương nhiên là không thể thiếu vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản. Định kỳ mỗi tháng 1 lần, tổ tự quản phối hợp cùng cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự biên giới. Chưa kể, đội ngũ người có uy tín, già làng, trưởng bản đã phát huy rõ vai trò, trách nhiệm trong việc kêu gọi, tuyên truyền, vận động bản làng, con cháu, người thân trong dòng họ gìn giữ an ninh trật tự, an toàn khu vực biên giới.

Cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn cùng các lực lượng địa phương tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc
Cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn cùng các lực lượng địa phương tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc

Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn Nguyễn Văn Anh tâm sự: đồn quản lý hơn 29km đường biên với 9 cột mốc thuộc 2 xã Nậm Cắn và Tà Cạ. Hàng tháng, chúng tôi đều có kế hoạch phối hợp với bà con dân bản tuần tra kiểm soát, kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao cảnh giác, không nghe lời kẻ xâu xúi giục, gìn giữ bình yên khu vực biên giới. Đồng hành cùng bà con biên cương, đồn biên phòng cửa khẩu Nậm Cắn còn cắt cử 55 cán bộ chiến sĩ trực tiếp bám địa bàn giúp các hộ nghèo; xây dựng 3 mô hình giúp dân phát triển kinh tế ở hai xã.

Thực hiện chương trình MTQG 1719, Nậm Cắn đã được đầu tư nhiều hạng mục công trình quan trọng. Đó là đường giao thông liên bản Pa Ca, đường vào khu sản xuất bản Huồi Pốc, đường bê tông nội bản Tiền Tiêu, nhà văn hóa bản Trường Sơn, công trình nước sinh hoạt bản Noọng Dẻ… Sắp tới, những mô hình sinh tế mới từ chương trình MTQG 1719 cũng sẽ được hỗ trợ cho bà con Nậm Cắn như hỗ trợ cây giống và kỹ thuật trồng đào, hỗ trợ giống và kỹ thuật chăn nuôi lợn, trồng cây bo bo…

Những hỗ trợ ấy từ Trung ương sẽ thêm nguồn lực để góp phần làm cho bản làng vùng biên Nậm Cắn ngày càng thêm đổi mới. 

Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Bình Định: Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài

Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 21:40, 13/05/2024
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 21:34, 13/05/2024
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 18:48, 13/05/2024
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 18:38, 13/05/2024
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 18:37, 13/05/2024
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 18:26, 13/05/2024
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 18:21, 13/05/2024
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.