Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh truyền nhiễm

PV - 23:38, 18/06/2023

Một số bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng tại một số địa phương trong cả nước, đặc biệt tại tỉnh Điện Biên đã ghi nhận hơn 10 người mắc bệnh than.

Theo dõi, điều trị người mắc bệnh than tại Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. (Ảnh LÊ LAN)
Theo dõi, điều trị người mắc bệnh than tại Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. (Ảnh LÊ LAN)

Để ngăn chặn kịp thời các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch kịp thời và hiệu quả.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 85 nghìn ca mắc Covid-19 mới, trung bình mỗi tháng ghi nhận khoảng 17.000 ca mắc (giảm 8,5 lần so với năm 2021, giảm 48 lần so với năm 2022), trong đó có 20 ca tử vong (tỷ lệ tử vong chết/mắc, giảm xuống còn 0,02%).

Cả nước cũng ghi nhận 32.925 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh.

Bệnh tay chân miệng ghi nhận gần 8.900 trường hợp mắc; so với trung bình 5 năm gần đây, số mắc chưa có dấu hiệu tăng cao đột biến nhưng có xu hướng tăng cao trong các tuần gần đây và đã có 3 ca tử vong trong tháng 5/2023.

Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ nam (chiếm 60%); độ tuổi mắc bệnh chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 98,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1 - 5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 84%) và dưới 1 tuổi (chiếm 18%)...

Đáng chú ý, trong tháng 5/2023, trên địa bàn huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than thể da, với 13 trường hợp mắc tại các xã Mường Báng, Xá Nhè.

Qua điều tra và xét nghiệm đã phát hiện ra vi khuẩn than trong mẫu thịt trâu, bò ốm chết và mẫu đất thu thập tại các hộ gia đình giết mổ trâu, bò ốm và những hộ gia đình có người nghi mắc bệnh than tại khu vực ổ dịch.

Các trường hợp mắc này đều liên quan việc tham gia giết mổ và sử dụng thịt của trâu, bò ốm chết do bệnh than. Hiện tất cả các trường hợp mắc bệnh đang được theo dõi, điều trị tại các cơ sở y tế và chưa có trường hợp tử vong.

Ngoài ra, 119 người có liên quan ổ dịch (người tham gia giết mổ, ăn thịt trâu, bò ốm chết) đã được lập danh sách, theo dõi sức khỏe và hiện tại sức khỏe ổn định. Tiền sử dịch tễ cho thấy, các ca bệnh mới này đều được ghi nhận ở những xã đã từng xuất hiện ổ dịch than trước đây.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội Khổng Minh Tuấn, bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi-rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi-rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi-rút đường ruột tuýp 71 (EV71) và Coxsackie A16 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Bệnh thường gặp ở trẻ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Nhận định tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, đối với Covid-19, số ca mắc, số ca tử vong đã giảm mạnh so với năm 2021, 2022, tác nhân gây bệnh là vi-rút SARS-CoV-2 đã được xác định, thực tế thời điểm này dịch bệnh vẫn được kiểm soát tại nước ta, qua xem xét, đánh giá cho thấy bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống truyền nhiễm.

Bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu; bệnh lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận cao vào tháng 9 - 11 hằng năm, nhất là đầu năm học mới. Bệnh lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là người lành mang trùng cao nên dịch lây lan rất phức tạp.

Bệnh than, vẫn là bệnh lưu hành trên đàn gia súc và trên người ở một số tỉnh miền núi phía bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang… là những khu vực có địa hình đồi núi hiểm trở, hạn chế các hoạt động giám sát và phòng chống dịch.

Mầm bệnh tồn tại bền vững và lâu dài trong môi trường như đất, nước dẫn đến nguy cơ tiếp tục lây lan cho đàn gia súc và từ đó làm gia tăng nguy cơ lây sang người.

Giai đoạn 2016 - 2022, trung bình toàn quốc ghi nhận 7 ca/năm và không có ca tử vong. Đối với các bệnh truyền nhiễm khác ổn định, không ghi nhận ổ dịch tập trung; không ghi nhận trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm...

Để chủ động và ngăn chặn kịp thời các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh Covid-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết, than... Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố bố trí kinh phí, bảo đảm nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Tổ chức triển khai các hoạt động giám sát, chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm.

Ngành Y tế triển khai hiệu quả kế hoạch tiêm vắc-xin năm 2023; thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung bảo đảm độ bao phủ vắc-xin; thúc đẩy công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, nhất là tiêm chủng cho nhóm nguy cơ cao và trẻ em.

Các đơn vị y tế trực thuộc Bộ Y tế, các địa phương thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế; rà soát các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, tổ chức tập huấn về giám sát và xử lý ổ dịch, chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, nhất là bệnh than.

Các đơn vị y tế chủ động lực lượng thú y về giám sát và điều tra, xử lý ổ dịch trên người và động vật. Bộ sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong nước và quốc tế; thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình để có điều chỉnh các phương án phòng chống dịch kịp thời, phù hợp.

Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 1 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 1 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.