Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Kết quả bước đầu thay đổi quy trình xả lũ thủy điện

Phạm Việt Thắng - CĐ - 16:10, 25/10/2021

Cứ đến mùa mưa lũ, bà con ở vùng hạ du của các hồ thủy điện, thủy lợi lại lo ngay ngáy không yên. Lũ chồng lũ đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trước thực tế đó, tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Cả, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa cho vùng hạ du.

Năm 2018, cùng với mưa to là việc các nhà máy thủy điện xả lũ đã gây ngập nghiêm trọng cho vùng hạ du ở Nghệ An, thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng
Năm 2018, cùng với mưa to là việc các nhà máy thủy điện xả lũ đã gây ngập nghiêm trọng cho vùng hạ du ở Nghệ An, thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng

Thiệt hại nặng nề

Đợt mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3, số 4 vào tháng 7 và 8/2018 đã khiến cho tỉnh Nghệ An bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 là 831,70 tỷ đồng; do ảnh hưởng bão số 4 là 786,55 đồng; đợt mưa lũ từ ngày 28 - 31/8 là 139,439 tỷ đồng. Tổng số thiệt hại do mưa lũ năm 2018 đã ngót nghét 1/7 tổng số thu ngân sách của tỉnh này - 2.000 tỷ đồng.

Cuộc kiểm tra kéo dài 1 tháng của tỉnh, đối với tác động của các nhà máy thủy điện trên địa bàn về việc điều tiết, ngăn lũ đã chỉ ra rằng: Việc triển khai xây dựng nhiều thủy điện trên lưu vực sông Cả, đã làm ảnh hưởng lớn đến dòng chảy của sông, gia tăng thiệt hại do mưa lũ. Phần lớn thời gian trong năm lưu lượng nước sông Cả quá thấp, nên không khơi thông được dòng chảy, dẫn đến mùa lũ nước rút chậm hơn, thời gian ngập kéo dài hơn. Nước thượng nguồn các hồ thủy điện dâng cao hơn, nhanh hơn làm tăng lũ, tăng thiệt hại. Một số đập công suất xả lũ tối đa nhỏ hơn lưu lượng lũ đổ về, làm nước thượng nguồn các hồ thủy điện dâng nhanh quá cao trình, gây thiệt hại cho người dân sinh sống trong khu vực này.

Ngoài ra, chính các đập thủy điện làm co hẹp dòng chảy, tạo cao trình chênh lệch lớn giữa thượng lưu và hạ lưu của đập, dẫn đến khi xả lũ tạo thành lưu tốc nước quá lớn, làm sạt lở nhiều hơn cho vùng hạ du, làm tăng thiệt hại cho người dân (nhất là khu vực gần thân đập) trong đợt mưa lũ. 

Công tác quan trắc, dự báo nước thượng nguồn của các nhà máy thủy điện còn hạn chế, dẫn đến việc xả lũ không chủ động, lưu lượng xả liên tục thay đổi trong thời gian ngắn, làm cho lũ vùng hạ du liên tục thay đổi lớn (lũ lúc lên, lúc xuống bất thường) gây khó khăn cho công tác phòng, chống lũ…

Tài sản của người dân bị thiệt hại trong trận lũ 2018 ở Nghệ An
Tài sản của người dân bị thiệt hại trong trận lũ 2018 ở Nghệ An

Thay đổi quy trình

Theo ông Trần Tuấn Khanh, Cán bộ Phòng Phòng chống thiên tai (Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An), hiện toàn tỉnh có 21 nhà máy thủy điện đang vận hành, hoạt động trên 2 lưu vực: Sông Cả (19 nhà máy) và sông Mã (2 nhà máy). Trong đó, có 2 nhà máy thủy điện lớn, điều tiết năm là Nhà máy Thủy điện Hủa Na và Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ. Đây là 2 nhà máy thủy điện có vai trò quan trọng, quyết định trong vận hành điều tiết nước trong cả mùa lũ và mùa kiệt.

Sau các trận lũ năm 2018, nhận thấy một số bất cập trong quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả, tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy trình. Kết quả là tháng 11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1605/QĐ-TTg về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Cả.

Theo ông Khanh, quy trình này có nhiều điểm mới, phù hợp hơn so với thực tế. Nếu quy trình cũ chỉ có 3 nhà máy thủy điện là Bản Vẽ, Khe Bố và Chi Khê, thì quy trình mới đã bổ sung thêm các nhà máy khác: Nậm Mô, Nậm Nơn, Bản Ang, Nhạn Hạc A, Châu Thắng, Bản Mồng và cả 2 công trình ở tỉnh Hà Tĩnh là Thủy điện Hố Hô và Thủy lợi Ngàn Trươi.

“Tinh thần chỉ đạo của tỉnh là phải giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản do thiên tai gây ra. Ngoài tuân thủ nghiêm Quy trình 1605 của Thủ tướng Chính phủ, trong quyền hạn của mình, trong trường hợp khẩn cấp, Chủ tịch UBND tỉnh có quyền điều hành xả lũ đối với các hồ chứa. Để ra quyết định chính xác, điểm mới là thành lập Tổ tư vấn đặc biệt nhằm tham mưu kịp thời, chính xác cho Chủ tịch UBND tỉnh trong tình huống khẩn cấp”.

Ông Hoàng Nghĩa HiếuPhó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Theo quy trình mới, ngoài Thủy điện Bản Vẽ, thì Thủy điện Nậm Nơn sẽ không được để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra, với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn, hoặc bằng 5.000 năm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Và ngoài Thủy điện Khe Bố, Chi Khê, thì hồ thủy lợi Bản Mồng và Ngàn Trươi không được để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm. Đối với các công trình Nậm Mô, Bản Ang, Nhạn Hạc A, Châu Thắng và Hố Hô, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm. (Dựa trên các số liệu thuỷ văn thực đo trong quá khứ, người ta sử dụng phương pháp ngoại suy để tính ra tần suất xuất hiện các trận lũ. Ví dụ tần suất 0,02% tương ứng với 5000 năm).

Tăng khả năng cắt lũ, giảm lũ cho hạ du

Ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết, từ khi Thủ tưởng Chính phủ ban hành Quyết định 1605/QĐ-TTg đến nay, trên lưu vực sông Cả chưa xảy ra lũ lớn như năm 2018, nên chưa thể so sánh, đánh giá được mực độ giảm thiệt hại so với trước đây. Tuy nhiên, vẫn có thể đánh giá khả năng cắt, giảm lũ cho hạ du của hồ chứa Thủy điện Bản Vẽ theo Quy trình 1605/QĐ-TTg so với quy trình cũ trước đây.

Cụ thể, trong giai đoạn trước ngày 1/9 hằng năm, mực nước cao nhất trước lũ của hồ Thủy điện Bản Vẽ là 192,5 m. Khi dự báo có lũ về hồ, Quy trình 1605 cho phép hạ thấp mực nước xuống 191,5 m để tăng dung tích phòng lũ cho hạ du.

Đối với giai đoạn từ sau ngày 1/9, quy trình cũ cho phép hồ Thủy điện Bản Vẽ tích nước lên đến mực nước dâng bình thường (tích nước đầy hồ). Khi đó, nếu xuất hiện lũ về hồ thì khả năng cắt, giảm lũ cho hạ du sẽ bị giảm đáng kể. Quy trình 1605 quy định việc tích nước diễn ra chậm hơn và giới hạn mực nước lớn nhất được phép tích theo thời gian, không cho phép tích nước đầy hồ ngay như quy trình cũ. Ngoài ra, khi dự báo có lũ về hồ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh được phép ban hành lệnh hạ mực nước hồ để đón lũ, do đó hồ Thủy điện Bản Vẽ vẫn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cắt, giảm lũ cho hạ du.

Vì vậy, có thể nói Quyết định 1605/QĐ-TTg đã làm hồ Thủy điện Bản Vẽ tăng khả năng cắt, giảm lũ cho hạ du, do đó sẽ làm giảm thiệt hại cho hạ du khi có lũ xảy ra.

Bên cạnh đó, Quy trình 1605/QĐ-TTg cập nhật đầy đủ các nhà máy trên hệ thống sông Cả; thay đổi trạm kiểm soát lũ (từ Trạm thủy văn Nam Đàn lên Trạm thủy văn Con Cuông) để rút ngắn thời gian chỉ đạo, điều hành sẽ kịp thời và nâng cao độ chính xác trong chỉ đạo điều hành các hồ chứa theo quy trình liên hồ.

Các giải pháp thực hiện

- Tăng cường công tác quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo lũ làm cơ sở để chỉ đạo, điều hành hồ chứa điều tiết lũ.

- Công tác chỉ đạo, điều hành và vận hành các hồ chứa điều tiết lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa phải kịp thời, nhịp nhàng và hiệu quả.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng của người dân trong việc thực hiện ứng phó khi có thông báo xả lũ.

- Thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác việc vận hành hồ chứa điều tiết lũ đến các cấp chính quyền và người dân.

- Không để người dân xây dựng nhà cửa, công trình kiên cố tại các vị trí xung yếu, có thể bị sạt lở hoặc bị ngập khi hồ chứa điều tiết lũ.

- Tăng cường công tác diễn tập ứng phó khi hồ chứa điều tiết lũ cho người dân vùng hạ du.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền địa phương và các chủ hồ đập.

(Nguồn: Sở Công Thương Nghệ An)

Tin cùng chuyên mục
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người tiên phong trồng chè cành ở Phước Lộc

Người có uy tín - Thảo Linh - 2 giờ trước
Gần cả cuộc đời gắn bó với quê hương, bà Ka Hiên, dân tộc Mạ, ở thôn Phước Dũng, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều công lao, đóng góp, tạo động lực giúp đồng bào các dân tộc ở địa phương vươn lên xóa cái đói, đuổi cái nghèo.
Những “cây cao bóng cả”

Những “cây cao bóng cả”

Người có uy tín - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Vững chãi như cây Kơ Nia trước mưa gió, già làng, Người có uy tín luôn che chở, dẫn dắt dân làng trên Cao nguyên Gia Lai vượt mọi khó khăn, vững bước theo Đảng, theo Bác Hồ, vì một Tây Nguyên hôm qua anh hùng, hôm nay giàu đẹp.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khảo sát công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy rừng tại Kon Tum

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đi khảo sát và làm việc với Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 9 giờ trước
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 10 giờ trước
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 11 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 17:35, 04/05/2024
Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.