Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân với văn hóa truyền thống

Ngọc Lê - Ngọc Chí - 05:09, 28/11/2023

Trong công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, các nghệ nhân dân gian chính là những người "giữ lửa", "truyền lửa" tình yêu văn hóa dân tộc cho cộng đồng. Họ có đóng góp to lớn trong việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Nghệ nhân Phạm Vũ Vượng, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn đồng bào đánh cồng, chiêng Mường
Nghệ nhân Phạm Vũ Vượng, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa hướng dẫn đồng bào đánh cồng, chiêng Mường

“Truyền lửa” tình yêu cồng, chiêng Mường

Khi nhắc đến cồng, chiêng của đồng bào Mường ở Thanh Hóa, không thể không nhắc tới nghệ nhân Phạm Vũ Vượng ở xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc. Ông có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm cồng chiêng, cũng như lưu giữ cách đánh cồng, chiêng của người Mường ở xứ Thanh.

Đã gần 80 tuổi song ông Vượng vẫn luôn rực cháy trong mình ngọn lửa đam mê văn hóa cồng, chiêng. Từ khi lên 8 tuổi ông đã được bố truyền dạy đánh cồng, chiêng, 15 tuổi ông đã đánh thành thạo cồng chiêng. Ông Vượng cho biết: Người Mường tin rằng không có âm thanh nào vang xa bằng tiếng cồng, chiêng và lúc sống cũng như lúc mất, tiếng cồng, chiêng luôn trong tâm thức của họ.

Đau đáu trước nguy cơ văn hóa truyền thống dần mai một, ông Vượng đã miệt mài thực hành và “truyền lửa” cho các thế hệ con cháu. Ông đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người để tìm hiểu, sưu tầm những nét tinh hoa nhất về văn hóa cồng, chiêng của người Mường. Ông đã lưu giữ các ghi chép về cồng, chiêng và sưu tập được 18 bộ cồng chiêng.

Để thanh âm cồng, chiêng không bị mất đi, ông vận động người dân tham gia đánh cồng, chiêng. Ai có đam mê và nhu cầu học cồng, chiêng đều được ông Vượng truyền dạy. Ông đã mạnh dạn đề nghị với chính quyền địa phương thành lập câu lạc bộ cồng, chiêng. Hơn 13 năm hoạt động, câu lạc bộ cồng, chiêng xã Quang Trung vẫn được duy trì và thu hút đông đảo người dân tham gia. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa - văn nghệ mà còn là nơi tập luyện, truyền dạy các bài cồng, chiêng cho lớp trẻ.

(CĐ BĐT - CÓ VIDEO - ĐÃ BT)  Những người “giữ lửa” và “truyền lửa văn hóa truyền thống 1

Gần 80 tuổi vẫn miệt mài truyền dạy hát Then

Cộng đồng người Tày tại xã vùng cao Điền Xá, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) không ai là không biết Nghệ nhân Nông Thị Hang, dù đã gần 80 tuổi nhưng bà vẫn tổ chức thực hành, bảo tồn và truyền dạy hát Then.

26 tuổi bà Hang đã thành thục Then nghi lễ và thường xuyên được mời đi Lẩu Then. Khi lập gia đình, bà theo chồng về định cư ở xã Điền Xá, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) và vẫn tiếp tục thực hành nghi lễ Then tại đây. Từ thời điểm đó đến nay, bà trở thành một bà Then có uy tín, thường xuyên đi làm lễ cầu phúc, cầu an cho bà con người Tày trong vùng. Ngoài các bài Then cổ, bà Hang còn sưu tập được vài chục bài Then mới có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước, đổi mới, tinh thần đoàn kết của bà con dân tộc làm phong phú thêm các làn điệu Then.

Để gìn gữ, bảo vệ nét văn hóa, bà Hang đã tập hợp những người yêu thích hát Then chuyền dạy kiến thức và những làn điệu Then cho người dân trong vùng, tổ chức vào các buổi tối tại nhà văn hóa của thôn hoặc ngay tại sân nhà bà. Đến nay bà Hang đã truyền dạy cho vài chục học trò, trong đó những học trò xuất sắc tiếp thu tốt, nay đã biết đàn biết hát. Với những đóng góp của mình, năm 2013 bà được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian.

Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih biểu diễn đàn kơ ní trên sân khấu tại Sydney. Ảnh nhân vật cung cấp.
Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih biểu diễn đàn kơ ní trên sân khấu tại Sydney. Ảnh nhân vật cung cấp.

Đưa nhạc cụ dân tộc ra thế giới

Nghệ nhân ưu tú Rơ Châm Tih, làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai nổi tiếng khắp buôn làng Tây Nguyên với tài chế tác nhạc cụ dân tộc độc đáo cùng niềm đam truyền cảm hứng âm nhạc truyền thống cho cộng đồng.

Đối với đồng bào Gia Rai ở Tây Nguyên, các nhạc cụ làm từ tre, nứa, đá... đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần. Đây còn là những công cụ để kết nối với thần linh trong dịp lễ hội của đồng bào Gia Rai. Từ nhỏ, anh Tih đã gắn liền với nhiều lễ hội văn hóa, lớn lên trong tiếng đàn goong, đàn glơng glơh, sáo Bru. Cứ thế, tình yêu âm nhạc truyền thống lớn dần lên trong anh. Ngày ngày, anh cần mẫn theo già làng học hỏi, anh được chỉ cách sử dụng, chế tác hầu hết các nhạc cụ truyền thống của dân tộc.

Từ tre, nứa…, dưới bàn tay tài hoa, khéo léo của nghệ nhân Rơ Châm Tih đã trở thành nhạc cụ dân tộc nổi tiếng như: đàn T'rưng, đàn Goong, đàn Ting ning,… Không chỉ tạo ra nhạc cụ, anh Tih còn sử dụng được rất nhiều loại nhạc cụ. Tiếng đàn, sáo, nhịp gõ T’rưng… Những nhạc cụ này luôn thu hút niềm đam mê của thanh niên trong làng. Nhiều người tìm đến anh để học cách làm và chơi nhạc cụ dân tộc.

Đặc biệt, nghệ nhân Rơ Châm Tih thường xuyên góp mặt trong đoàn nghệ thuật của Việt Nam đến nhiều nước biểu diễn như: Úc, Phần Lan, Campuchia, Vương quốc Anh… Anh đem âm thanh mộc mạc phát ra từ quả bầu khô, ống lồ ô, tre nứa, khi trong trẻo, nhịp nhàng như tiếng chày giã gạo bên dòng suối róc rách dịu êm của nhạc cụ Tây Nguyên để trình diễn, mê hoặc khán giả.

Sau những lần công diễn, nghệ nhân người Gia Rai này vẫn luôn canh cánh trong lòng về bảo tồn văn hoá dân tộc trước cuộc sống hiện đại. Anh Tih mong muốn con cháu đời sau sẽ tiếp tục giữ được nghề làm nhạc cụ dân tộc, gìn giữ văn hoá. Đồng thời, sẵn lòng chỉ dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa này.

Nghệ nhân Rơ Châm Til (bên trái) đang hướng dẫn một du khách nước ngoài sử dụng nhạc cụ truyền thống Jrai
Nghệ nhân Rơ Châm Til (bên trái) hướng dẫn một du khách nước ngoài sử dụng nhạc cụ truyền thống Jrai

Nhìn nhận đúng vai trò của nghệ nhân dân gian

Hiện nay, cùng với quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, các yếu tố văn hóa của người dân Việt Nam nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng có xu hướng biến đổi, văn hóa dân gian bị mờ nhạt, mất bản sắc, thậm chí không còn lưu giữ được. Ðứng trước những nguy cơ đó, những nghệ nhân sẽ là "sợi dây" níu giữ các yếu tố văn hóa dân gian truyền thống, trao truyền cho thế hệ sau.

Việc nhìn nhận đúng vai trò của nghệ nhân trong bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam nói chung và đồng bào DTTS nói riêng.

Triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 trong đó có nội dung Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận; đã thêm nguồn lực hỗ trợ cho công tác bảo tồn văn hóa; tiếp thêm động lực để động viên, khích lệ các nghệ nhân tiếp tục cống hiến, có những đóng góp cho cộng đồng trong việc bảo tồn, phục dựng văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Những “nhịp cầu” nối ý Đảng

Người có uy tín - Nhóm PV - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS là “hạt nhân” trong các phong trào ở cơ sở, là nhịp “cầu nối” ý Đảng với lòng Dân. Vai trò của Người có uy tín càng được phát huy hơn khi tiếng nói của họ được chuyển tải kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận một số tâm tư, nguyện vọng của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đóng góp tâm huyết để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Thượng Nông, ngày trở về

Thượng Nông, ngày trở về

Xã hội - Lê Na - 1 giờ trước
Tôi là người mắc nợ nhiều lắm, Nà Hang (Tuyên Quang). Dù chỉ một đôi lần đến rồi đi, mà sao kỷ niệm cứ theo tôi, dằng dặc tháng năm trường. Trở lại Thượng Nông lần này, với tôi là tìm về ân nghĩa, nhớ về một thời tuổi trẻ.
Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Tây Nguyên hút khách du lịch nhờ các điểm đến thiên nhiên

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Du lịch Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những đôi chân mê khám phá. Vùng đất đỏ Bazan, vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, sông suối, văn hóa cồng chiêng, những vườn cà phê trĩu quả và ngắm nhìn những chú voi Bản Đôn hiền lành… Đây cũng chính là lý do mà trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, đã thu hút gần 300.000 lượt khách đến 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Nhà máy sản xuất gỗ ván gỗ công nghiệp Vĩnh Phát

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Văn phòng: 123 Phù Đổng, TP.Pleiku, Gia LaiNhà máy : 1147 Trường Chinh, TP.Pleiku, Gia LaiHotline/Zalo: 0935.964.888Website: www.vinhphatgroup.com.vn
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Bạn của nhà nông - Như Ý - 1 giờ trước
Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 1 giờ trước
Cây canh châu còn có tên gọi khác là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà… có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Canh châu là dược liệu được sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở...rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây canh châu mời các bạn tham khảo.
Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Kon Tum: Bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Kon Tum vùng đa dạng và phong phú về bản sắc văn hóa, với 43 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, có 7 DTTS tại chỗ gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, Hrê. Cộng đồng các DTTS tại chỗ trên địa bàn đang sở hữu một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, sinh động…
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.